Hơn hai năm trước, trên máy bay đi Singapore, Tony có ngồi cạnh một cậu thanh niên có gương mặt sáng bừng của sự thông tuệ, ánh mắt sáng của ý chí, tác phong cử chỉ đều hết sức lanh lẹ. Cậu bắt chuyện trước, hỏi chú đi công tác hay đi du lịch. Tony nói là đi công tác, còn bạn. Cậu ấy mới kể là cháu đi Singapore đợt này là phỏng vấn việc làm.
Tony ngạc nhiên lắm, mới hỏi ngọn ngành. Cậu ấy nói là tốt nghiệp xong một trường trong nước, tìm việc ở Việt Nam khó quá vì kinh tế đang suy thoái, ngành cậu học ít công ty tuyển, nên cậu tìm việc ở nước ngoài, chủ yếu các nước lân bang để dễ đi lại. Cậu vô các website trung tâm việc làm, đọc các mục cần người trên các báo, rồi thậm chí post C.V (đăng sơ yếu lý lịch) của mình cho các trung tâm săn đầu người của Thái, Sing, Hàn, Hồng Công, Cambodia, Lào….Cậu nói may mắn đã mỉm cười, một công ty ở Sing sau khi qua skype online interview (phỏng vấn qua internet), họ muốn cậu qua để gặp ban giám đốc trước khi quyết định. Thế là cậu lên đường, đây là lần đầu tiên xuất ngoại và cũng là lần đầu tiên đi máy bay.
Tony trong lòng thấy ngưỡng mộ. Tuổi trẻ cần như vậy. Dám đi, dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân. Mới ngỏ lời hỏi cháu có muốn chú giúp gì không, chẳng hạn như đường sá đi lại. Cậu ấy nói cậu tìm kiếm hết rồi, xuống hầm sân bay Changi ra sao, đi chuyến tàu ngầm về ga nào cháu đều đọc kỹ và in ra hết. Còn công ty đó, cháu cũng đã nghiên cứu rất kỹ mọi thông tin của họ. Tony mới hỏi thôi bây giờ chú giả bộ phỏng vấn cháu vài câu nhé. Câu nào thấy cậu ấy cũng trả lời lưu loát và tự tin. Nhưng duy chỉ một câu Tony hỏi, ” giờ thì chúng tôi đã phỏng vấn xong, bạn có câu hỏi gì cần hỏi không?”. Lúc này thì cậu lúng túng, dạ nói cái này thật sự là cháu chưa nghĩ tới. Tony mới nói là người nước ngoài hay hỏi câu này để đánh giá khả năng đặt câu hỏi của ứng viên. Mình mà hỏi thông tin về công ty họ là rớt đài vì không chịu nghiên cứu trước. Hay hỏi một câu vu vơ, họ sẽ nghĩ mình nông cạn. Hay hỏi nhiều quá, họ cũng thấy khó chịu. Mình chỉ chọn một câu hỏi thôi, nhưng thật đắt vào.
Cậu ấy suy nghĩ một lúc lâu rồi nói chú giúp cháu. Tony mới kể cho cậu ấy nghe về câu chuyện của mình. Đó là lần phỏng vấn việc làm ở một công ty mà Tony ưa thích, lúc cũng vừa tốt nghiệp. Vì đã chuẩn bị kỹ mọi thứ, nên họ hỏi cái gì mình cũng trả lời được. Nhưng tới câu này thì Tony lúng túng, vì học ở Việt Nam, quen kiểu trả bài, thầy hỏi thì nói, không hỏi thì thôi, không có khả năng hỏi ngược lại. Suy nghĩ mất mấy phút, Tony mới nhìn thẳng vào mắt của anh trưởng phòng kinh doanh và chị phụ trách nhân sự, nói rõ là em đã cố gắng hết sức cho lần phỏng vấn này, và cho công việc này. Em có thể có một đề nghị là nếu anh chị thấy em chưa phù hợp, thì giới thiệu giúp em vô phòng ban khác, hay các công ty khác. Anh chị ra trường đi làm lâu năm, có nhiều mối quan hệ, anh chị có thể giúp em được không. Em chỉ có sức lao động của thanh niên trẻ tuổi, em có thể làm việc ngay và bất cứ nơi đâu, em có hoài bão và em có sự thật lòng. Có được không ạ? Lúc đó anh trưởng phòng bắt đầu lúng túng, còn chị nhân sự vui vẻ nói được em, chị thích cách nói rõ ràng của em. Vừa về nhà, Tony viết ngay một lá thư cảm ơn anh chị ấy đã dành thời gian phỏng vấn mình. Và tuần sau, Tony nhận được thư mời vô làm việc. Sau này chị ấy kể là lúc đó, tụi chị thấy có sự chân thành trong câu trả lời của em, trong mắt em, nên đồng ý nhận vào. Em đi bán sức lao động, và bọn chị là người mua, kỹ năng bán hàng của em rất tốt. Giới thiệu sản phẩm tốt, giá cả phải chăng, ngoại quan đẹp, bảo hành rõ ràng, giao hàng ngay.
Vậy đó. Mình phải có sự chuẩn bị chu đáo khi đi tìm việc. Nhỡ may mình chưa phù hợp thì họ cũng tiến cử (recommend ) mình cho bạn bè người quen của họ. Trong bất cứ tình huống nào, mình cũng có sẵn một vài câu hỏi ngược lại, nhưng phải tuỳ tình huống phỏng vấn lúc đó nữa, không được rập khuôn bắt chước. Và phải chân thành, mọi lời nói đều xuất phát từ trái tim mình. Cái gì từ trái tim sẽ đến với trái tim, dù chỉ là một ánh mắt thiết tha. Cậu sinh viên nghe nói thế, cám ơn Tony. Lúc đó chỉ cho cậu ấy cái email yahoo mà giờ quên mất password (mật mã) để vào. Nên không rõ cậu ấy thế nào bây giờ. Nhưng tin chắc, dù làm gì, cậu ấy cũng sẽ thành công.
Tony kể lại câu chuyện này để nhắc các bạn trẻ là, nếu tìm việc trong nước khó quá thì tìm kiếm các cơ hội việc làm ở nước khác. Cứ vô google, gõ “Job and recruitment in Singapore” hay nước nào mình muốn, cứ nộp hồ sơ, cứ tự tin xách giỏ lên đường, tích luỹ tiền và vốn sống. Tiếng Anh không nhất thiết phải cực kỳ giỏi đâu, cứ giao tiếp, nghề dạy nghề, tự đào tạo, rồi ổn hết cả thôi, miễn là người ta nhận mình vô làm là được. Sợ gì ai. Ai xài xể, nói tôi là con củadượng Tony, không phải người vừa đâu nhé.
Và nhất nhất sau này, dù làm gì, cũng phải chuẩn bị thật kỹ, tiếng Anh gọi là phải “ well-prepared”, thì mọi thứ đều hanh thông thuận lợi. Biển rộng trời cao, cứ vẫy vùng.
Trích Tony Buổi Sáng
Biển rộng trời cao, con vẫy vùng… |
Cậu ấy suy nghĩ một lúc lâu rồi nói chú giúp cháu. Tony mới kể cho cậu ấy nghe về câu chuyện của mình. Đó là lần phỏng vấn việc làm ở một công ty mà Tony ưa thích, lúc cũng vừa tốt nghiệp. Vì đã chuẩn bị kỹ mọi thứ, nên họ hỏi cái gì mình cũng trả lời được. Nhưng tới câu này thì Tony lúng túng, vì học ở Việt Nam, quen kiểu trả bài, thầy hỏi thì nói, không hỏi thì thôi, không có khả năng hỏi ngược lại. Suy nghĩ mất mấy phút, Tony mới nhìn thẳng vào mắt của anh trưởng phòng kinh doanh và chị phụ trách nhân sự, nói rõ là em đã cố gắng hết sức cho lần phỏng vấn này, và cho công việc này. Em có thể có một đề nghị là nếu anh chị thấy em chưa phù hợp, thì giới thiệu giúp em vô phòng ban khác, hay các công ty khác. Anh chị ra trường đi làm lâu năm, có nhiều mối quan hệ, anh chị có thể giúp em được không. Em chỉ có sức lao động của thanh niên trẻ tuổi, em có thể làm việc ngay và bất cứ nơi đâu, em có hoài bão và em có sự thật lòng. Có được không ạ? Lúc đó anh trưởng phòng bắt đầu lúng túng, còn chị nhân sự vui vẻ nói được em, chị thích cách nói rõ ràng của em. Vừa về nhà, Tony viết ngay một lá thư cảm ơn anh chị ấy đã dành thời gian phỏng vấn mình. Và tuần sau, Tony nhận được thư mời vô làm việc. Sau này chị ấy kể là lúc đó, tụi chị thấy có sự chân thành trong câu trả lời của em, trong mắt em, nên đồng ý nhận vào. Em đi bán sức lao động, và bọn chị là người mua, kỹ năng bán hàng của em rất tốt. Giới thiệu sản phẩm tốt, giá cả phải chăng, ngoại quan đẹp, bảo hành rõ ràng, giao hàng ngay.
Vậy đó. Mình phải có sự chuẩn bị chu đáo khi đi tìm việc. Nhỡ may mình chưa phù hợp thì họ cũng tiến cử (recommend ) mình cho bạn bè người quen của họ. Trong bất cứ tình huống nào, mình cũng có sẵn một vài câu hỏi ngược lại, nhưng phải tuỳ tình huống phỏng vấn lúc đó nữa, không được rập khuôn bắt chước. Và phải chân thành, mọi lời nói đều xuất phát từ trái tim mình. Cái gì từ trái tim sẽ đến với trái tim, dù chỉ là một ánh mắt thiết tha. Cậu sinh viên nghe nói thế, cám ơn Tony. Lúc đó chỉ cho cậu ấy cái email yahoo mà giờ quên mất password (mật mã) để vào. Nên không rõ cậu ấy thế nào bây giờ. Nhưng tin chắc, dù làm gì, cậu ấy cũng sẽ thành công.
Tony kể lại câu chuyện này để nhắc các bạn trẻ là, nếu tìm việc trong nước khó quá thì tìm kiếm các cơ hội việc làm ở nước khác. Cứ vô google, gõ “Job and recruitment in Singapore” hay nước nào mình muốn, cứ nộp hồ sơ, cứ tự tin xách giỏ lên đường, tích luỹ tiền và vốn sống. Tiếng Anh không nhất thiết phải cực kỳ giỏi đâu, cứ giao tiếp, nghề dạy nghề, tự đào tạo, rồi ổn hết cả thôi, miễn là người ta nhận mình vô làm là được. Sợ gì ai. Ai xài xể, nói tôi là con củadượng Tony, không phải người vừa đâu nhé.
Và nhất nhất sau này, dù làm gì, cũng phải chuẩn bị thật kỹ, tiếng Anh gọi là phải “ well-prepared”, thì mọi thứ đều hanh thông thuận lợi. Biển rộng trời cao, cứ vẫy vùng.
Trích Tony Buổi Sáng