Cuộc sống vốn quá nghiêm khắc cho những điều dễ dãi, chỉ vì nuông chiều bản thân mà dẫn đến bao nhiêu hệ lụy vì cái văn hóa lùn người Việt.
Bạn tự hào sinh ra và lớn lên ở một đất nước kiên cường, chiến thắng bao kẻ ngoại xâm cường quốc trên thế giới. Tôi cũng vậy, tôi tự hào sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, tôi tự hào về dòng máu, nhân cách và con người Việt xưa đã từng có 'Phong Kiến'.
Tôi tự hòa về một thời kỳ đã xa, chứ không phải cái thời kỳ cận đại này, thời kỳ mà văn hóa người Việt đang dần mất đi, dần thay thế vào đó bao nhiêu thứ 'tạp hóa' lai căng mà đến chính những người sinh ra và lớn lên, đã gắn bó với nó bao nhiêu thế hệ cũng đã quên mất mình là ai.
Văn hóa người Việt và cái tôi quá lớn |
Và cái tôi nói đến hôm nay chính là "văn hóa người Việt và cái tôi quá lớn"
Thật dễ dàng để bắt gặp những điều ấy, cái văn hóa lùn hàng ngày trên phố, từ nhà ra ngõ, từ nơi này đến nơi khác như những điều hiển nhiên.
Tôi không trách người đã làm nên lỗi lầm, tôi trách người đã không mang được những sửa chữa cho những lỗi lầm ấy đừng tái phạm.
Để rõ hơn tôi đưa bạn đến một câu chuyện nhỏ mà nhân viên của tôi đã từng gặp phải, và tôi bất lực với văn hóa lùn của người ấy.
1. Chỗ ngồi vô thưởng và cái kết mất việc
Trong công ty tôi, có một cậu nhân viên người vùng cao, cậu là sinh viên năm cuối một trường Đại Học ở Hà Nội đang làm thêm ở công ty. Những điều khoản của một công ty Nhật thì các bạn đã biết, nó rất ngặt nghèo và quy tắc. Có đôi lần tôi thấy cậu ấy ngồi lên bực để Hoa lối cầu thang trong giờ làm việc nói chuyện, tôi nhắc khéo, đừng ngồi đó em, khách nhìn thấy không hay chút nào. Tôi tưởng rằng cậu sẽ nghe lời và không tái phạm nữa.
Gần một tháng trôi qua tôi cũng không hay qua đó, không biết cậu còn ngồi đó hay không. Đến một ngày đẹp trời, đang họp với sếp, anh đồng nghiệp nói với tôi, sếp vừa thấy cậu H đang ngồi trên chỗ abc nói chuyện, vậy là cậu ấy bị cho nghỉ việc tức khắc. Cơ hội với cậu đã mất, mà còn để lại một hình tượng không đẹp trong mắt sếp "người Việt luôn vậy mà" đó là câu mà sếp tôi luôn nhắc đi nhắc lại mỗi lần ai đó phạm lỗi.
Lúc đầu tôi cũng thấy tức vì sếp khinh người Việt nam quá, lâu dần tôi mới thấy, thực sự văn hóa của người Nhật rất quy chuẩn và có đạo đức. Và tôi tin, đúng là người Việt luôn vậy mà.
2. Hút thuốc vất tàn và cái văn hóa ra vào vô phép
Điều thứ 2 tôi nhắc đến là văn hóa hút thuốc, tôi không phủ nhận tác dụng của thuốc, và tôi cũng không phụ nhận những điều hệ lụy mà thuốc gây ra cho bao người. Thuốc lá có mặt tốt và mặt xấu, vì những lúc rất mệt tôi cũng phải đốt một điếu thuốc để giảm mệt và căng thẳng.
Nhưng tôi nói đến ở đây là cái văn hóa dụi tàn thuốc không thể vô ý thức hơn của người Việt, tôi đi trăm nghìn chỗ, chỉ cần nhìn thấy người hút thuốc, bất kể ở đâu, thì việc sau khi kết thúc của họ là cái ném tàn vô tội vạ, không cần biết mình đang đứng ở đâu, có ảnh hưởng gì hay không....vv
Dần dần nó hình thành một thói quen, một ý thức lùn của đại bộ phận người Việt.
Và với người Nhật thì sao? tôi làm nghề dịch vụ nên thường xuyên tiếp khách và gặp khách Nhật.
Một lần anh giám đốc mà tôi gặp đang vội lên taxi vì taxi đã đến đợi anh ở cổng "người Nhật không muốn để người đối diện chờ lâu" và trên tay anh đang cầm điếu thuộc hút dở, anh nhìn quanh không có chỗ nào để bỏ tàn thuốc, tôi vội đưa tay ra ngỏ ý cầm hộ, nhưng không, anh liền lôi trong túi ra một cái ví da, tôi không rõ đó là ví da gì, nhưng anh đã bỏ cái tàn thuốc vào đó, rồi đúc lại và lên taxi.
Tôi không kịp định hình vì nó làm tôi quá ngạc nhiên, cứ há hốc mồm. Tôi thực sự nể, rất nể tác phong và thái độ của anh.
Từ những việc rất nhỏ đời thường tôi mới nhận ra, mọ thứ với họ là ý thức, đã ngấm và từng thớ thịt, dù việc nhỏ cũng không bao giờ bỏ qua, cũng không bao giờ làm cho qua loa, qua quýt.
Không như đại bộ phận người Việt mình chỉ chạy theo cái cao siêu to tát, mà cái nhỏ nhoi đánh giá nên nhân phẩm và ý thức thì lại bỏ qua một cách dễ dãi.
Hãy tự có ý thức cho mình từ những hành động tốt của người khác, chứ đừng nhìn và tặc lưỡi cho qua....vv Vì văn hóa của một người chính là văn hóa của một gia đình và hơn thế nữa.
3. Cái tôi quá lớn
Tôi không phủ nhận cái tôi của mỗi người vì điều đó làm nên nhân cách con người, không có nó cuộc sống sẽ không còn thú vị nữa. Thế nhưng điều đang lên án lại chính là nhân cách, và cái tôi quá tự phụ của đại bộ phận người Viêt nam ta.
Bạn sẽ hiển nhiên cãi cho bằng được trong cuộc tranh luận nào đó, chỉ để lấy lại cái háo thắng vô vị, mà không biết mình chỉ tô thêm phần xấu xí trong mắt người khác.
Hay tôi vẫn thấy vài bạn nhân viên có tý năng lực trong công ty luôn tự cho mình là tài giỏi, khi sai phạm là xị mặt xuống rồi cãi sếp. Sếp thì không thái độ lắm, nhưng sau đó sếp nói với tôi rằng, gọi anh quản lý của cậu đó vào đây. Kết quả không đuổi việc cậu ý ngay, nhưng sếp đã tự thấy rằng cậu ấy không phù hợp với văn hóa công ty.
Sếp đã nói với anh quản lý của cậu ta rằng, anh cho em nói chuyện lại với cậu ấy, nếu cậu ấy xác định làm ở đây thì nên thay đổi tư tưởng và suy nghĩ....vv còn nếu tái phạm thì tự cậu biết nên làm gì rồi.
Cãi, nó sẽ không mang lại lợi lộc gì cho bạn, mà chỉ mang đến cho bạn toàn những rắc rối vô thưởng nhiều phạt mà thôi.
Hãy biết đúng sai và biết chừng mức, đừng nâng cái tôi của mình quá lên như cái tôi của cả dân tộc vì bạn chẳng đủ tự cho mình cái quyền làm cái tôi ấy đâu.
David Nguyễn