Điều này đặc biệt đúng khi bạn muốn tiếp cận với một lối sống lành mạnh và khoa học. Mong muốn có một cuộc sống như mơ, một độc giả đã gửi thắc mắc đến cho Quora: Kỹ năng sống nào hữu ích nhất nhưng lại khó học nhất?
Chúng tôi đã liệt kê ra một vài điều như sau:
1. Quản lý thời gian
Quản lý thời gian hiệu quả được đánh giá là kỹ năng quan trọng nhất đối với một người lao động chuyên nghiệp. Chẳng có một quy chuẩn nào cả, bạn buộc phải tự tìm ra cách sắp xếp quỹ thời gian phù hợp với bản thân nhất và nghiêm khắc thực hiện nó, cô Alina Grzegorzewska cho hay."Quản lý quỹ thời gian thật sự khó khăn đối với tôi", cô ấy nói: "Lập thời gian biểu không chỉ đơn giản là ôm đồm tất cả những dự định trước đó, mà ta nên tập ra một list các danh sách cần làm, lên lịch cho nó và đảm bảo rằng mọi công việc đều được hoàn thành đúng hạn".
Quản lý thời gian hiệu quả giúp cho công việc của bạn tiến triển theo cấp số nhân đấy nhé. |
2. Đồng cảm
"Bằng cấp, trí thông minh hay ngay cả tiền bạc cũng chẳng có nghĩa lý gì nếu bạn chẳng hề mảy may đoái hoài đến thế giới của những người xung quanh mình, khi đó, bạn chỉ là một phần tử sinh học trong xã hội, chứ hoàn toàn chẳng thuộc về cộng đồng loài người". Kamia Taylor đã viết."Đồng cảm là hạt giống nhỏ trong tâm hồn mỗi người, tiếc là nó đã bị thổi bay trong cuộc sống bận rộn này rồi", ông Jane Wurdwand, chủ một doanh nghiệp chia sẻ:"Đồng cảm - là khả năng thấu hiểu được cảm xúc của người khác - một khả năng cần thiết cho bất cứ nhân viên kinh doanh hay người làm dịch vụ nào. Trong hoạt động nhóm, khả năng này thúc đẩy con người tích cực cố gắng hơn nữa. Lòng cảm thông giúp người lao động làm việc tích cực hơn, cố gắng vì mục tiêu chung chứ không chỉ vì đồng lương hàng tháng nữa"3. Quản lý giấc ngủ
Rất khó để có thể tuân thủ nghiêm ngặt giờ đi ngủ, đôi khi bạn đang mải mê với bộ phim gay cấn hay một cuốn truyện hấp dẫn, vậy là bạn sẵn sàng bỏ qua giấc ngủ. Tuy nhiên, theo hàng loạt các nghiên cứu đã từng được công bố trước đây, một giấc ngủ đúng giờ sẽ giúp đồng hồ sinh học của bạn chạy chính xác hơn, và nâng cao chất lượng của giấc ngủ.Ngủ cũng phải học! |
4. Tư duy tích cực
"Sau cùng thì, ai nghĩ gì về bạn chẳng đáng bận tâm chút nào" Shobhit Singhal đã từng viế:t"Những gì bạn nghĩ mới trực tiếp tác động lên chính bạn, tất nhiên là sẽ mất thời gian để có thể có được sự tự tin, tin vào chính mình, ngay cả khi chẳng còn ai tin bạn nữa".Trái ngược với tư duy tích cực là tư duy tiêu cực, được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự tự ti không đáng có, Besty Myers, Giám đốc sáng lập của Trung tâm cho phụ nữ và doanh nghiệp tại Đại học Bentley giải thích.
5. Tính nhất quán
Cho dù mục tiêu của bạn là gì đi chăng nữa: một bài tập hàng ngày, luyện thi LSATs hay theo đuổi một dự án quan trọng, thì theo như ông Khaleel Syed đã chia sẻ, tính kiên trì, nhất quán chính là yếu tố đưa bạn đến gần với mục tiêu của mình.Con người thường dễ dàng thỏa mãn khi họ đạt được một mục tiêu trước mắt, tuy nhiên, để duy trì thành công đó, họ thậm chí phải lao động chăm chỉ hơn nữa, vất vả hơn nhiều lần và tiếp tục theo đuổi mục tiêu lớn hơn.
6. Yêu cầu giúp đỡ.
"Tôi đã từng được chia sẻ trong một buổi phỏng vấn xin việc như thế này: Anh không thể làm được công việc này nếu anh không chịu cầu xin sự giúp đỡ của mọi người xung quanh đâu" Cô Louise Christy viết: "Tất nhiên là tôi hứa hẹn rằng sẽ yêu cầu sự giúp đỡ khi cần để có được công việc. Tuy nhiên sau này tôi được biết, người từng đảm nhận vị trí này đã gây ra một sai lầm không thể tha thứ được chỉ vì không chịu chia sẻ khó khăn của mình với người xung quanh khi công việc trở nên quá tải".Cô giải thích rằng nhận ra được khi nào bản thân cần sự giúp đỡ và mạnh dạn yêu cầu mọi người cùng giải quyết với mình thực ra lại rất khó khăn, vì chẳng ai muốn để lại ấn tượng như một người vô dụng, kém năng lực trong mắt các bạn đồng nghiệp cả.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu từ trường Doanh Nghiệp Harvard gần đây, yêu cầu được giúp đỡ thật ra lại chẳng khiến bạn trở nên kém khả năng chút nào. Theo các chuyên gia, khi bạn xin lời khuyên của mọi người, bạn phần nào hiểu thêm về khả năng của họ. Hiểu rõ về mọi người lúc nào cũng tốt phải không nào?
7. Im lặng đúng lúc
"Nhiều khi bạn chỉ muốn dành ra cả buổi làm việc chỉ để kêu ca về những thứ bất công xảy đến với mình" Roshna Nazir bắt đầu câu chuyện: "Thật ra những điều đó chẳng cần phải chia sẻ với ai hết, bạn nên thôi đi thì hơn"."Có những thứ nên giữ cho riêng mình thì hơn, chẳng ai trong số chúng ta đáng phải chịu những cảm xúc tiêu cực tức giận, buồn chán, kích động hay bực bội từ người khác. Những lúc như vậy, bạn muốn có người chia sẻ, tôi hiểu, nhưng thể nào bạn cũng sẽ có lúc hối hận vì những gì mình thốt ra trong lúc bực bội đó" - Anwesha Jana viết.
Im lặng ngay cả khi bạn muốn la hét chính là một kỹ năng đáng để luyện tập, và tất nhiên đó là kỹ năng khó nhất.
Muốn trở thành người biết lắng nghe? Học cách im lặng trước đã! |
8. Lắng nghe
"Chúng ta tiếp nhận quá nhiều thông tin mỗi ngày: những tin nhắn khẩn, cuộc gọi quan trọng. Ý tôi là, liệu rằng bộ não của chúng ta có thể xử lý được ngần ấy thông tin không" - Bà Nicole Lipkin, tác giả của cuốn sách "Tại sao thủ lĩnh lại thức khuya" đã từng chia sẻ với chúng tôi.Một cách đơn giản khiếp việc tiếp nhận thông tin trở nên có hiệu quả chính là lặp lại thông tin đó với một người thứ ba. "Tốt nhất là cả người nghe, người nói và người được lặp lại thông tin đều hiểu rõ vấn đề".
9. Không lo chuyện bao đồng
Aarushi Ruddra đặc biệt nhấn mạnh:"Có khi phải mất cả đời người để thực hành ấy chứ".Xía mũi vào chuyện của người khác chỉ tốn thời gian và chả mang lại lợi lộc gì cho bạn cả, bạn đâu phải là người quyết định cái này đúng cái kia sai cơ chứ?
10. Làm chủ suy nghĩ
Mark Givert đã từng nói: "Để làm được những gì bạn muốn làm bạn thực sự cần điều khiển suy nghĩ của mình"."Khó khăn chính là chúng ta ngày hôm nay là sản phẩm của quá khứ, và mọi suy nghĩ của chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi những gì đã xảy ra. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, không phải những gì đã xảy ra đều lặp lại trong tương lai đâu".
Blog cảm xúc / Tham khảo Businessinsider