Thứ Năm

Cách xử lý khi bị rắn độc cắn

Tôi xin chia sẻ cách xử lý khi bị rắn cắn để các bạn có cơ hội giúp đỡ người khác.

Sau khi bị rắn cắn nhanh chóng dùng dây garo ngay phía trên vết cắn khoảng 5-10cm nhằm mục đích hạn chế nọc độc rắn chạy về tim. Dùng tay nặn máu vết cắn. Lấy nhựa quả đu đủ xanh thấm ướt vào miếng bông gạc hoặc vải đắp vào vết rắn cắn và băng lại. Sau đó giã nát quả đu đủ xanh hoà vào nước rồi lọc lấy 1 cốc nước uống nhiều lần. Nọc độc được trung hoà cả từ ngoài vào và trong ra. 

Dây garo cứ 15 phút tháo ra và garo lại phía trên chỗ garo cũ khoảng 15-20cm. Khi thấy tình trạng cơ thể ổn định thì có thể bỏ dây garo sau 1 giờ. Trong trường hợp không có đu đủ xanh hãy thay bằng phèn chua (phèn phi, khô phàn) cũng có tác dụng như nhau và cách làm tương tự nghiền thành bột hoà nước đặc đắp vết cắn và pha loãng để uống. Trường hợp xử lý khi bị rắn cắn muộn hơn thì chúng ta vẫn làm như trên và nhanh chóng đưa người bị nạn đi cấp cứu tại bệnh viện.

Khi bản thân hoặc người thân bị rắn cắn, chúng ta rất dễ mất bình tĩnh, đừng để phí thời gian vì lúc đó từng giây từng phút cũng có thể đổi lấy mạng sống của một ai đó. Sau khi tìm hiểu thật kĩ thông tin, mình xin phép được tóm gọn lại để mọi người có thể ghi nhớ cho đúng và đơn giản:
 
chữa bị rắn độc cắn
 - Nếu bị nhóm rắn hổ cắn:

Bước 1: Băng ép (garô), phải nhanh chóng buộc garô ở phía trên vết cắn 3-5cm. Garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như dây thun, dây chuối, dây nilông... Chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô.

Bước 2: Tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iốt 2%...

Bước 3: Rạch rộng vết cắn hình chữ thập (+). Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt dây thần kinh, mạch máu và dây chằng.

Bước 4: Nặn máu tại chỗ rắn cắn.

Bước 5: Dùng thuốc đơn giản rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.

- Nếu bị nhóm rắn lục cắn:
Việc cần làm là giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Do đó không cần garô, rạch rộng, nặn máu. Lý do là garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Mọi người lưu ý nhé, không phải rắn nào cắn cũng garô đâu, coi chừng nguy hiểm. Nhiều trường hợp bị rắn lục cắn mà băng ga rô khiến tay bị hoại tử đó.
Đối với nạn nhân bị rắn cắn:
- Đừng mất bình tĩnh, càng mất bình tĩnh càng khiến cho tim đập nhanh hơn dẫn tới việc nọc độc lan ra nhanh hơn.
- Nằm yên bất động, cố gắng trấn an bản thân.
- Đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc.

Nếu nạn nhân bị nhóm rắn hổ cắn, thời gian bị cắn đến tử vong nhanh nhất khoảng 90 phút, còn các loài rắn khác chậm hơn. Do đó cách xử lý khi bị rắn cắn ổn nhất là cần phải chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu hồi sức trước thời gian đó. Tránh đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân.

Nguồn webtretho