Liên quan đến chủ đề nóng gần đây ‘vấn đề thu hút nhân tài về
nước’
Thì ông Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng trả lời với đại
biểu một câu thế này: Hai con tôi đi du học cũng không về nước?
Theo ông Thăng, thời gian vừa qua, đã có nhiều chính sách
thu hút nhân tài như khuyến kích về lương, phụ cấp, chính sách vay vốn,… nhưng
sau khi thu hút về rồi, chính sách sử dụng cũng còn nhiều vấn đề.
“Việc thu hút, sử dụng ra làm sao, môi trường làm việc thế
nào, đây là một vấn đề,” ông Thăng nhấn mạnh.
Vậy chính sách thu hút nhân tài chưa bền vững, là người giữ
cương vị cao ở đảng và nhà nước, có tiếng nói, lẽ ra phải làm gương cho người
khác. Đằng này ông lại trả lời một cách đúng đắn theo kiểu thô nhưng thật, cần
gì phải giấu.
Hóa ra đến con ông Thứ Trưởng cũng ở lại nước ngoài thì về
Việt Nam làm gì trong khi mình chẳng có ai đứng sau để trống lưng.
Ở môi trường làm việc Việt nam đâu có đơn giản, nó khốc liệt
chẳng kém gì chiến tranh, chỉ cần sơ hở một tý thôi là đã có kẻ cơ hội nhẩy vào
nói sấu và đâm sau lưng rồi.
Công ty tôi cái phòng hành chính bé tý tẹo, hơn chục nhân
viên với nhau thôi mà cũng chia phe chia cánh, cũng cẩn trọng từng tý. Sơ hở là
sẽ đươc đem ra trù dập trong cuộc họp hoặc hợp tác làm việc sẽ được cho một
mình một góc.
Nói với sếp thì sếp có tác động, nhưng đâu cũng đóng dó. Làm
theo ý sếp thì nhân viên đồng nghiệp nó cho đi one, làm theo sếp thì đến lượt
dưới nó nó cho hít khói. Chẳng biết nên thế nào, nếu không có ai quen biết,
không có mỗi quan hệ tốt thì chắc chắn tự lực cánh sinh sẽ rất khổ và chẳng mấy
chốc sẽ lật đổ cả gốc lẫn dễ.
Điều mà tưởng chừng đơn giản êm đềm khi bên ngoài nhìn vào
thì nội tâm nó lại là nhưng cuộc chiến đầy căng go. Tính toán so đo từng ly từng
tý, cơ hội và trù dập lẫn nhau như những kẻ thù truyền kiếp.
Để tôi nói sự thật tôi chứng kiến ở công ty tôi.
Chẳng là công ty mới
tuyển dụng được đội ngũ leader mới cho phòng kinh doanh, tất cả trông có vẻ khá
ổn và nhiều kỳ vọng với sếp. Tháng đầu mọi việc êm xuôi, sếp dẫn nhân viên
phòng kd đi ăn uống ngon lành. Tháng thứ hai bắt đầu có vẫn đề, anh trưởng
phòng kinh doanh và phó phòng ở một phe đối lập, hai kẻ móc túi của sếp rất nhiều
tiền (theo tin đồng trong công ty) đã lên kế hoạch trù dập anh bạn mới.
Anh ta là một người
năng động và có năng lực, theo nhận định cá nhân tôi. Làm việc sau 2 tháng mà
thấy rất hiệu quả, khá ổn định ở bộ phận anh phụ trách, và được sếp chú ý. Khi
này hai anh bắt đầu lo lắng với vấn đề của họ.
Một kế hoạch tinh vi
được đưa ra, các nhân viên lễ tân ở các đại lý được chạy xô sang các đại lý
khác làm việc, theo kiểu trao đổi.
Được một tuần, đại lý
mà cậu ấy phụ trách sảy ra vấn đề mất đồ của khách hàng, món đồ trị giá cả
nghìn USD. Tìm kiếm, lục soát mọi thứ, từ nhân viên giao nhận đến kho, đến nhà
máy đều không tìm được.
Kết quả đền, và bổ đầu
đại lý cùng nhân viên xưởng, giao nhận phải chịu. Một mức đền bù khá lớn với mức
lương của họ. Trong khí người trưởng phòng kia và phó phòng kia lại không hề mất
một đồng nào, mà theo tôi nhận xét, địa bàn mà họ quản lý như vậy đáng lẽ họ
nên tự nhận khuyết điểm do điều hành kém thì họ lại vuỗi ngay. Thật không có một
chút trách nhiệm nào với tổ chức cơ quan…vv
Cuối cùng kết cục, cậu
ấy xin nghỉ việc vì không chịu được áp lực từ hai cấp trên. Đồng thời kéo theo
là hai ông ấy cũng được sếp tổng cho nghỉ không rõ lý do.
Câu chuyện trên kể ra cho bạn thấy vấn nạn chiến tranh phòng
bạn và phe cánh luôn thường trực trong mọi địa điểm dù to, dù nhỏ.
Vậy nên nhân tài có đất dụng hay không mới là quan trọng, chứ
cho họ về người đứng đầu không biết sử dụng, lại bất tài thì thật là nguy hiểm
lắm lắm.
David Nguyễn