Xã hội này luôn không có công bằng, nếu có bất lực mà chưa ai cứu giúp thì bạn hãy cố gắng vượt qua. Đừng nhìn những thành quả, những giúp đỡ của người khác dành cho một số phận nào đó mà sinh lòng đố kỵ ghen ghét.
Gần
đây cộng đồng mạng lại xôn xao vụ người đàn ông
lấy 3 ổ bánh mì. Họ nói ông tham lam, họ nói như vậy
là ích kỷ, họ nói như thế là không có ý thức...vv
Tôi
không biết ông ấy là người thế nào, nhưng xem qua clip
thì có lẽ gia cảnh cũng chẳng được khá giả cho kham
gì.
Cái
áo rộng thùng thình, cái xe máy tàu cà tàng và cái thân
hình gầy guộc. Vậy mà vì 3 ổ bánh mì mà người ta
mang ông ra đánh giá nhân cách, như vậy có quá đáng quá
không?
Nếu
đã làm việc thiện thì dù làm cho ai, cho người nào, đó
cũng là việc thiện, chứ không thể nói cho người giàu,
người có lao động, người có gia đình là việc không
thiện.
Phật
đã từng dạy, làm việc thiện là việc ở tâm, con không
thể đem nó ra so đo tính đếm thiệt hơn được. Cái tâm
phải lớn mới nên làm từ thiện, cái tâm mà nhỏ thì
con đừng làm. Nếu làm sẽ mang họa vào người, thiệt
chẳng đã cái đức của con đâu.
3 ổ bánh mỳ và cái tâm, cái tầm của một con người! |
Cái
gì cũng có giới hạn của nó, một khi họ lấy của anh
một ổ bánh mì, thì ở một nơi nào đó, một chỗ nào
đó, họ cũng sẽ giúp đỡ những người gặp khó khăn
như họ thôi mà.
Mình
từng chứng kiến rất nhiều người như vậy, có khi hôm
nay mình đem cho họ chút tiền thì ngày mai họ lại mua
cho một đứa trẻ nào đó mà họ nghĩ nó nghèo hơn mình,
một món quà nho nhỏ, chỉ đơn giản ở đời này, sẻ
chia là điều rất đáng quý.
Họ
cũng là con người, nhất là người nghèo, họ có cái sĩ
hiện của họ, lòng tự tôn và nhân cách rất lớn. Họ
luôn tự ý thức với bản thân mình, đói cho sạch, rách
cho thơm.
Mình
nghèo rồi không thể để cho người ta làm nhục cả cái
nhân cách của mình nữa.
Ai là người ích
kỷ?
Dựa
trên một khía cạnh nào đó mà ta bình luận, thì người
phát tâm ổ bánh mì là người có tấm lòng bao dung rộng
lượng. Nhân cách, cái tâm của họ rất lớn. Không chỉ
đơn giản là mua cái hòm rồi răm chục ổ bánh mì bỏ
vào đấy là xong.
Ở
đó còn cả những nghị lực, những đắn đo mà trước
khi phát tâm họ phải vượt qua, vượt qua mọi lời dị
nghị, vượt qua bản ngã của chính mình. Vượt qua cả
những ý kiến trái chiều mà có khi trong chính gia đình
họ đang có.
Vì ở
xã hội này muốn làm từ thiện cũng khó lắm, nhất là
tự bản thân mình đứng ra, mình sẽ là người đứng
mũi chịu sào, bao lời dị nghị, những cái bĩu môi, dè
bỉu, sĩ diện hão chấu về phía mình. Chỉ nghĩ đến
thôi cũng khiến tinh thần suy sụp lắm.
3 ổ bánh mỳ và cái tâm, cái tầm của một con người! |
Mình
cũng đã từng như vậy nên mình hiểu, mình hiểu cái cảm
giác bị xâu xé, bị đưa đẩy, bị miệt thị, bị ghen
ghét, ganh đua.
Rồi
đầy người giàu hơn, đầy người có thu nhập khá hơn
mà họ còn chẳng làm, mày làm có phải bị điên, rồ,
thần kinh, hay sĩ diện hão không....vv những điều đó
bủa vậy thật khiến mình chỉ muốn dừng lại.
Vì
vậy chỉ mong, những người không làm từ thiện đừng
buông lời đánh giá, miệt thị. Bởi mỗi một nhân sét
tiêu cực của các bạn là một con dao thọc xâu vô vết
cắt đang rỉ máu của họ đấy.
Xã
hội này luôn không có công bằng, nếu có bất lực
mà chưa ai cứu giúp thì bạn hãy cố gắng vượt qua.
Đừng nhìn những thành quả, những giúp đỡ của người
khác dành cho một số phận nào đó mà sinh lòng đố kỵ
ghen ghét.
Phúc
ở tại tâm mà, nếu cái tâm bạn hướng thiện, cái tâm
bạn trong sáng, luôn lạc quan, thì cái phúc của bạn cũng
sẽ dần được cải thiện mà thôi. Không cái gì là mãi
mãi, bởi đức nhân thắng số.
Còn
bạn chưa từng làm, hay chỉ dăm ba điều thiện thì bạn
cần cố gắng hơn nữa. Cứ làm đi rồi bạn sẽ thấy
hạnh phúc, đừng comment bình luận mang ý đối nghịch
với những tình cảm mà họ dành cho người khác, để
rồi nhận lấy những hậu quả không mong muốn cho cái
tâm của mình.
Notes:
Theo phật dạy, người có đức thực sự, không phải là
người đem cái đức ấy đi cho người khác, cũng không
hẳn là người đi làm từ thiện nhiều mà cái đức nó
rộng hơn.
Người
có tâm, có đức là người biết vun vén cho gia đình,
biết hiếu thảo với bố mẹ ông bà, biết quan tâm chăm
sóc những người quanh mình, rồi đến những số phận
khó khăn hơn mình mới là người có tâm, có đức thực
sự.
Còn
không chỉ là cái đức tạm bợ, nó nhanh đến rồi cũng
nhanh đi, như một người biết được dăm ba điều nổi,
còn cái gốc lại chỉ là vài ba bộ dễ nhỏ, không chịu
nổi một cơn bão lớn.
Mr
Trường