Tiền tài như phấn thổ
Nghĩa trọng tợ thiên kim
Con le le mấy thuở chết chìm
Người tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi ?
Khi còn nhỏ, tôi thường nghe mẹ hát như vậy. Phấn thổ tức là bụi đất. Cứ theo câu “trọng nghĩa khinh tài” mà giải, tiền bạc quả thật đáng xem thường.
Thời gian qua đi, tôi lớn lên và nhìn thấy cuộc đời dường như không giống câu ca dao mẹ hát. Chúng ta vẫn được dạy rằng đồng tiền dễ làm tha hoá con người… rằng hãy tránh xa những người xem đồng tiền là trọng. Nhưng tôi chưa từng thấy ai kiếm tiền bằng trí lực của mình một cách chính đáng mà không xem trọng đồng tiền, dù họ giàu hay nghèo. Người ta nói đồng tiền là nguồn gốc của tội lỗi… Nhưng nếu đúng như vậy thì tại sao nhà thờ và nhà chùa vẫn tiếp nhận nó như một thứ lễ vật mà ta vẫn thấy ?
Tiền tài như phấn thổ nhân nghĩa tựa thiên kim! |
Chúng ta thường có cái nhìn ngưỡng mộ khi nghe ai đó nói rằng ” Tôi không quan tâm đến tiền bạc”, nhưng rồi tôi đọc được câu này của Oscar Wilde: ” Khi còn trẻ, tôi thường nghĩ rằng tiền bạc là thứ quan trọng nhất trong đời sống, bây giờ khi tôi già, tôi biết là đúng như vậy”.
Tôi đã sống qua nhiều năm tháng mới nhận ra bản chất của đồng tiền, và tôi ước gì khi tôi mới mười bảy tuổi, có ai đó đã nói cho tôi biết ý nghĩa đích thực của tiền, thứ mà chúng ta sẽ chạm đến mỗi ngày trong suốt cuộc đời, thậm chí có thể nhiều gấp hàng chục lần chúng ta chạm vào bàn tay ai đó mà ta thương yêu.
Tôi đã sống qua nhiều năm tháng mới nhận ra bản chất của đồng tiền, và tôi ước gì khi tôi mới mười bảy tuổi, có ai đó đã nói cho tôi biết ý nghĩa đích thực của tiền, thứ mà chúng ta sẽ chạm đến mỗi ngày trong suốt cuộc đời, thậm chí có thể nhiều gấp hàng chục lần chúng ta chạm vào bàn tay ai đó mà ta thương yêu.
Tôi thực sự ưa thích cách nhìn về đồng tiền của nhân vật Francisco de Anconia trong tiểu thuyết Atlas Shrungged (Ayn Rand). Nhà tư bản công nghiệp này nói rằng: “Tiền bạc đòi hỏi anh nhận ra rằng con người phải làm việc để đạt được lợi ích chứ không phải để chịu tổn hại…Những người thật sự ham mê tiền bạc nỗ lực làm việc để kiếm được tiền, và họ biết rằng mình xứng đáng có được nó”.
Phải chăng chúng ta nên trả lại cho tiền khuôn mặt giản dị của nó: một công cụ dùng để trao đổi các giá trị tương xứng. Đừng khoác cho nó uy lực mà nó không có, cũng đừng gán cho nó tội lỗi mà nó không phạm. Cái làm con người sa ngã không phải là sức mạnh của đồng tiền, mà là những tham vọng không chính đáng của chính bản thân chúng ta: có được những thứ không phải của mình, sở hữu những thứ vượt quá công sức của mình, danh tiếng mà mình không xứng đáng, vật chất mà mình chưa đủ tiền mua…
Mẹ tôi dạy rằng hãy luôn xài ít hơn số tiền mình kiếm được. Trong khi phần đông chúng ta thường xài nhiều hơn số tiền mình làm ra…Một người bạn của tôi tâm sự rằng đôi khi cô thấy mình là kẻ ngốc, vì sung sướng nhét một đống credit card trong ví để rồi mua những thứ mình không cần, bằng số tiền mình không có (mà vay qua credit card), cốt chỉ để lấy le với những người mình không quen. Sau đó è cổ ra cày để trả nợ. Có phải là vô nghĩa hay không ? Đó cũng là sự khác nhau giữa Credit Card (xài trước trả sau) và Debit Card (có bao nhiêu chỉ xài được bấy nhiêu). Tôi nhớ cái kinh nghiệm đau thương của cô, quyết định làm Debit Card thay vì Credit. Có nhiều xài nhiều, có ít xài ít, không có thì đi window shopping cho vui vậy thôi. Ngân hàng chắc buồn nhưng tôi thì ngủ yên.
Trong bài hát This is the Life của Al Yankovic có một câu rất hay “So if money can’t buy happiness, I guess I’ll have to rent it” (Nếu tiền không thể mua được hạnh phúc, chắc tôi phải thuê thôi). Nhưng tôi tin rằng cái gì người có bán là tiền có thể mua được. Chắc chắn như vậy. “Tiền không mua được hạnh phúc” chẳng phải vì tiền không có đủ sức mạnh mà là vì không ai bán hạnh phúc. Giả sử tôi có đủ tiền để trả cho hạnh phúc của bạn, và nếu bạn thực sự hạnh phúc, bạn có bán nó cho tôi không ? Người ta dám bán cả các ngôi sao trên trời nhưng tôi tin không ai bán hạnh phúc nếu như họ có nó. Ngoại trừ trong các quảng cáo: tôi thấy trên internet người ta bán một căn nhà vách đất ở miền nông thôn nước Pháp với lời rao “Chúng tôi bán hạnh phúc, và bạn được miễn phí ngôi nhà”.
Thật tài tình, chúng ta gần như phát điên lên vì shopping. Áo quần, xe cộ, đồ hi-tech…Nhưng vấn đề nằm ở chỗ đôi khi ta không biết chắc mình đang mua cái gì. Có khi nào bạn trả tiền cho một chiếc mũ bảo hiểm và nghĩ rằng mình đã mua được sự an toàn tuyệt đối không ? Chúng ta vẫn nghe nhắc rằng “Tiền có thể mua được ngôi nhà nhưng không mua được gia đình. Mua được thuốc men nhưng không mua được sức khoẻ. Mua được sách nhưng không mua được tri thức. Mua được chức tước nhưng không mua được sự kính trọng…” Đó là những lời thực sự đáng ghi nhớ.
Một người quen của tôi có một cái bình sứ do tổ tiên để lại, vẫn dùng để cắm hoa trên bàn thờ. Một hôm có người hỏi mua, anh mừng quá bán luôn. Sau anh mới biết cái bình đáng giá gấp ba mươi lần số tiền anh được trả. Quả đắng ấy anh nuốt mãi không trôi.
Điều tương tự cũng có thể xảy ra với những giá trị khác. Giả sử người ta có thể mua bán tình yêu, tình bạn, danh dự…Hãy cho tôi biết đổi tình bạn lấy một cái nhà là lợi hay thiệt ? Nếu đổi tình yêu lấy danh tiếng ? Hay hạnh phúc gia đình lấy địa vị xã hội ? Đổi mối tình chân thật lấy một bóng sắc thoáng qua ? Đổi sự tôn trọng lấy những lời tung hô vô vị ? Đổi sự chính trực của mình để lấy vài trăm triệu đồng thì khôn ngoan hay là không ? Hạnh phúc của người yêu ta với hạnh phúc của người ta yêu, bên nào nhẹ hơn, bên nào thì nặng ? Câu trả lời có thể khác nhau với mỗi người, nhưng có một sự thật là việc đánh giá sai giá trị của “món hàng” không những khiến ta bị thiệt hại mà còn khiến người khác nhìn ta như một kẻ thiếu khôn ngoan. Nhiều bi kịch xảy ra chỉ vì người ta đánh giá sai các giá trị khi đổi chác, những tiếc nuối xót xa hối hận dày vò cũng bắt đầu từ đó. Vậy thì hãy chắc chắn rằng mình đánh giá đúng giá trị của những gì chúng ta muốn mua, hoặc bán. Để sau một cuộc đổi chác, thứ có được vẫn tương xứng với những gì mà ta đã trao đi.
Phạm Lữ Ân
Phải chăng chúng ta nên trả lại cho tiền khuôn mặt giản dị của nó: một công cụ dùng để trao đổi các giá trị tương xứng. Đừng khoác cho nó uy lực mà nó không có, cũng đừng gán cho nó tội lỗi mà nó không phạm. Cái làm con người sa ngã không phải là sức mạnh của đồng tiền, mà là những tham vọng không chính đáng của chính bản thân chúng ta: có được những thứ không phải của mình, sở hữu những thứ vượt quá công sức của mình, danh tiếng mà mình không xứng đáng, vật chất mà mình chưa đủ tiền mua…
Mẹ tôi dạy rằng hãy luôn xài ít hơn số tiền mình kiếm được. Trong khi phần đông chúng ta thường xài nhiều hơn số tiền mình làm ra…Một người bạn của tôi tâm sự rằng đôi khi cô thấy mình là kẻ ngốc, vì sung sướng nhét một đống credit card trong ví để rồi mua những thứ mình không cần, bằng số tiền mình không có (mà vay qua credit card), cốt chỉ để lấy le với những người mình không quen. Sau đó è cổ ra cày để trả nợ. Có phải là vô nghĩa hay không ? Đó cũng là sự khác nhau giữa Credit Card (xài trước trả sau) và Debit Card (có bao nhiêu chỉ xài được bấy nhiêu). Tôi nhớ cái kinh nghiệm đau thương của cô, quyết định làm Debit Card thay vì Credit. Có nhiều xài nhiều, có ít xài ít, không có thì đi window shopping cho vui vậy thôi. Ngân hàng chắc buồn nhưng tôi thì ngủ yên.
Trong bài hát This is the Life của Al Yankovic có một câu rất hay “So if money can’t buy happiness, I guess I’ll have to rent it” (Nếu tiền không thể mua được hạnh phúc, chắc tôi phải thuê thôi). Nhưng tôi tin rằng cái gì người có bán là tiền có thể mua được. Chắc chắn như vậy. “Tiền không mua được hạnh phúc” chẳng phải vì tiền không có đủ sức mạnh mà là vì không ai bán hạnh phúc. Giả sử tôi có đủ tiền để trả cho hạnh phúc của bạn, và nếu bạn thực sự hạnh phúc, bạn có bán nó cho tôi không ? Người ta dám bán cả các ngôi sao trên trời nhưng tôi tin không ai bán hạnh phúc nếu như họ có nó. Ngoại trừ trong các quảng cáo: tôi thấy trên internet người ta bán một căn nhà vách đất ở miền nông thôn nước Pháp với lời rao “Chúng tôi bán hạnh phúc, và bạn được miễn phí ngôi nhà”.
Thật tài tình, chúng ta gần như phát điên lên vì shopping. Áo quần, xe cộ, đồ hi-tech…Nhưng vấn đề nằm ở chỗ đôi khi ta không biết chắc mình đang mua cái gì. Có khi nào bạn trả tiền cho một chiếc mũ bảo hiểm và nghĩ rằng mình đã mua được sự an toàn tuyệt đối không ? Chúng ta vẫn nghe nhắc rằng “Tiền có thể mua được ngôi nhà nhưng không mua được gia đình. Mua được thuốc men nhưng không mua được sức khoẻ. Mua được sách nhưng không mua được tri thức. Mua được chức tước nhưng không mua được sự kính trọng…” Đó là những lời thực sự đáng ghi nhớ.
Một người quen của tôi có một cái bình sứ do tổ tiên để lại, vẫn dùng để cắm hoa trên bàn thờ. Một hôm có người hỏi mua, anh mừng quá bán luôn. Sau anh mới biết cái bình đáng giá gấp ba mươi lần số tiền anh được trả. Quả đắng ấy anh nuốt mãi không trôi.
Điều tương tự cũng có thể xảy ra với những giá trị khác. Giả sử người ta có thể mua bán tình yêu, tình bạn, danh dự…Hãy cho tôi biết đổi tình bạn lấy một cái nhà là lợi hay thiệt ? Nếu đổi tình yêu lấy danh tiếng ? Hay hạnh phúc gia đình lấy địa vị xã hội ? Đổi mối tình chân thật lấy một bóng sắc thoáng qua ? Đổi sự tôn trọng lấy những lời tung hô vô vị ? Đổi sự chính trực của mình để lấy vài trăm triệu đồng thì khôn ngoan hay là không ? Hạnh phúc của người yêu ta với hạnh phúc của người ta yêu, bên nào nhẹ hơn, bên nào thì nặng ? Câu trả lời có thể khác nhau với mỗi người, nhưng có một sự thật là việc đánh giá sai giá trị của “món hàng” không những khiến ta bị thiệt hại mà còn khiến người khác nhìn ta như một kẻ thiếu khôn ngoan. Nhiều bi kịch xảy ra chỉ vì người ta đánh giá sai các giá trị khi đổi chác, những tiếc nuối xót xa hối hận dày vò cũng bắt đầu từ đó. Vậy thì hãy chắc chắn rằng mình đánh giá đúng giá trị của những gì chúng ta muốn mua, hoặc bán. Để sau một cuộc đổi chác, thứ có được vẫn tương xứng với những gì mà ta đã trao đi.
Tiền tài như phấn thổ
Tôi hỏi mẹ sao cứ hát hoài câu đó, vì tôi không thể coi đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình như bụi đất được. Mẹ tôi trả lời rằng câu hát ấy không có ý nói tiền là thứ đáng coi khinh. Nó chỉ nhắc ta nhớ rằng: đồng tiên có thể bị mất giá, nên những gì tiền mua được cũng có thể bị mất giá. Những tờ tiền có thể tan thành bụi đất, và những thứ mua được bằng tiền cũng vậy.Phạm Lữ Ân