Chợt nhớ đến những ngày lầm lũi đi tìm “chân lý sống”, bắt gặp vài đứa bạn đến từ Anh, Mỹ, Singapore hay Nhật Bản. Có đứa đôi mươi, đầy sức sống, nhưng lúc nào cũng làm việc bằng cái đầu lạnh và trái tim thật nóng.
Chúng nó là những thanh niên thích làm hơn thích nói, hai mươi tuổi đã sở hữu công ty riêng, thấy tôi có ý ngưỡng mộ (dù lớn tuổi hơn tụi nó nhiều), có đứa gạt tay khiêm tốn: “có gì đâu anh ơi. Ở đất nước em, mở công ty dễ như ăn cháo. Cứ mở laptop lên, đăng ký vài thứ là thành… giám đốc. Có đứa 18 tuổi đã làm giám đốc, có ma mới quan tâm nó chức to cỡ nào hay khoe khoang tới đâu. Nhìn vào cái người ta làm thì ghi nhận, vậy thôi”.
Chúng nó là những thanh niên thích làm hơn thích nói, hai mươi tuổi đã sở hữu công ty riêng, thấy tôi có ý ngưỡng mộ (dù lớn tuổi hơn tụi nó nhiều), có đứa gạt tay khiêm tốn: “có gì đâu anh ơi. Ở đất nước em, mở công ty dễ như ăn cháo. Cứ mở laptop lên, đăng ký vài thứ là thành… giám đốc. Có đứa 18 tuổi đã làm giám đốc, có ma mới quan tâm nó chức to cỡ nào hay khoe khoang tới đâu. Nhìn vào cái người ta làm thì ghi nhận, vậy thôi”.
Tỉnh dậy đi những thanh niên ngủ mơ |
Thế nên, không phải vì nó làm giám đốc của một học viện đào tạo âm nhạc cho thanh niên, hay đang làm chủ một doanh nghiệp cung cấp hoa tươi… với doanh thu hàng trăm ngàn USD một năm (mà nó bảo là chưa có gì đáng kể) mà tôi ngưỡng mộ nó, mà vì nó biết mình biết ta, biết khiêm tốn và không ngừng học hỏi, nhất là không bao giờ bị mắc phải cái bệnh khẩu hiệu và giáo điều vốn thường thấy ở không ít thanh niên Việt Nam – giỏi kêu ca, ngại làm, ngại va chạm, toàn quyết tâm bằng miệng. Thế nên lắm khi, có đứa sinh viên Việt Nam nói với tôi rằng “tôi muốn làm Bill Gates của Việt Nam (hay những ông trùm tương tự), tôi phẩy tay nói về mà ngủ đi, mơ chắc còn khó, đừng nói tào lao”.
Không biết tôi có quá nhạy cảm không, nhưng không biết từ đâu (giáo dục, nề nếp sống xã hội…) thanh niên hiện ngày càng lâm vào nhiều “bệnh”.
Bệnh thứ nhất là bệnh tự cao.
Thay vì tuyên bố “tôi có thể làm được…”, họ thường sẽ tuyên bố “chỉ có tôi mới có thể làm được”. Ngay cả khi họ bảo “tôi có thể” thì trong tay của họ cũng chẳng có bất kỳ một cái gì thuyết phục được một đứa trẻ lên ba tin lời họ nói.
“Bệnh” thứ hai là bệnh thích kêu ca.
Họ kêu ca và đổ lỗi cho mọi thứ, mọi nơi, mọi lúc và bất kỳ điều gì họ không đạt được vì sự hèn nhát và yếu đuối. Họ thất nghiệp, bằng sự bất lực và biếng nhác, và rồi chẳng biết làm gì hơn ngoài việc đổ lỗi cho nền giáo dục – thứ mà chính bản thân họ nhiều khi cũng không sẵn sàng thay đổi. Họ lương thấp, bởi tay nghề non kém cùng tư duy cũ rich khi làm việc, lại bất lực và chỉ còn cách đổ lỗi cho nền kinh tế đang gặp nhiều yếu kém và chậm phát triển. Ngay cả khi hỏi họ sao thích đổ lỗi vậy, dường như họ cũng không ngần ngại trả lời rằng tại vì… định mệnh, chứ họ nào muốn thế.
“Bệnh” thứ ba mà nhiều thanh niên hay gặp là bệnh tự ru ngủ mình.
Họ điên cuồng với thuật ngữ “thu nhập thụ động”, để rồi tin rằng không cần lao động cũng có thể có tiền. Xin hỏi, ngoài những đồng tiền bất chính như cướp giật, tham nhũng, hối lộ hay buôn lậu mà truyền thông Việt Nam đưa tin mỗi ngày, thì có cái nghề nào mà người ta không phải bỏ công sức và thời gian, chất xám và tâm huyết để có? Ngay như việc bán hàng đa cấp, một người đa cấp đúng chất đa cấp cũng phải bán hàng bằng cái tâm, sự khéo léo và lương thiện; phải bỏ thời gian và tâm sức để có được khách hàng bền vững; thế lấy đâu ra “thu nhập thụ động” mỗi tháng vài ba triệu cho những “ông trẻ” còn chưa ra trường, quan hệ chưa có, uy tín chưa đầy, chỉ biết nói phét và lố bịch?
Huân/ Góc chia sẻ