Thứ Sáu

Dịch bệnh Zika - 'tội ác' của các tập đoàn công nghệ sinh học quốc tế?

Các tài liệu cho thấy dường như Brazil là vật thí nghiệm và đang phải trả giá đắt cho việc nhập khẩu muỗi biến đổi gen, từ lời quảng cáo rằng nó diệt trừ muỗi gây sốt xuất huyết.

Hôm 1/2, Tổ chức Y tế Thế giới WHO triệu tập Ủy ban Khẩn cấp giải quyết các vấn đề liên quan đến việc virus Zika bùng phát tại châu Mỹ và có nguy cơ trở thành đại dịch toàn cầu.





Việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự bùng phát này rất quan trọng để tìm ra giải pháp để kiềm chế nó, như WHO đã nêu ra trong thông cáo chung ngày 28/1 vừa qua.


Brazil hiện đang được coi là tâm điểm của dịch bệnh gây ra bởi , điều này cũng trùng khớp với ít nhất 4000 báo cáo về các trường hợp trẻ sơ sinh bị dị tật đầu nhỏ.

Vấn đề được lật lại: Nguyên nhân nào đã khiến cho loại virus tưởng chừng chỉ là một vấn đề nhỏ (80% người có virus không gặp triệu chứng gì) lại trở thành mối nguy lớn toàn cầu?

Tại sao tháng 5/2015 Brazil mới chỉ ghi nhận trường hợp trẻ sơ sinh bị tật đầu nhỏ đầu tiên, mà nay theo ước tính đã tăng lên vài nghìn? Và nhiều sự lo ngại tập trung vào loài MUỖI BIẾN ĐỔI GEN, do một công ty của Anh có trụ sở tại Mỹ sản xuất và... "thí nghiệm" tại Brazil!

Muỗi biến đổi gen và sự trùng hợp khó tin

Các nhà khoa học đang xem xét các nguyên nhân bùng phát dịch bệnh liên quan đến virus Zika, trong đó một nghi vấn lớn được đặt ra là sự liên quan mật thiết tới việc phát tán muỗi biến đổi gen tại Brazil.

Giống muỗi biến đổi gen có tên OX513A được sản xuất bởi Oxitec, một công ty sinh học của Anh có trụ sở tại Maryland, Hoa Kỳ.

Tháng 7/2015, sau 1 thời gian ngắn thả muỗi biến đổi gen vào tự nhiên tại vùng Juazeiro, Brazil, Oxitec tự hào tuyên bố đã thành công trong việc loại trừ loài muỗi Aedes Aegypti () - tác nhân gây dịch sốt xuất huyết và virus Zika, bằng cách giảm sự sinh sản của chúng lên tới 90%!

Điều này thoạt nghe hiển nhiên ai cũng nghĩ là một thành công đáng kinh ngạc của Oxitec.

Thế nhưng, cùng thời điểm này, virus Zika bắt đầu bùng phát tới mức không thể kiểm soát được. Và khi xem lại bản đồ phát tán muỗi biến đổi gen và bản đồ vị trí bùng phát dịch Zika, người ta phát hiện một sự tương đồng lớn.

Từ những dữ kiện trên, không ít nhà khoa học đặt ra giả thuyết có mối liên hệ giữa việc phát tán muỗi biến đổi gen vào môi trường và sự bùng phát của virus Zika tại Brazil.

Bên cạnh đó, các tài liệu cáo buộc Oxitec cẩu thả trong nghiên cứu và phát tán muỗi OX513A đã bị lãng quên từ những năm 2010, nay được lật lại và công bố rộng rãi.

Những cảnh báo bị bỏ qua

Tháng 7/2012, Oxitec lần đầu công bố họ hoàn thành và đưa vào hoạt động trang trại nuôi muỗi biến đổi gen quy mô lớn tại Brazil, với mục tiêu làm giảm thiểu tỉ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết.

Điểm nổi bật nhất của loại muỗi biến đổi gen này, theo công bố, là khi chúng giao phối với muỗi Aedes Aegypti sẽ tạo ra lứa F1 chết trước khi trưởng thành. Từ đó, góp phần tiêu diệt loài muỗi gây bệnh.

Thật ra khi công bố kế hoạch của mình, Oxitec đã lờ đi một nghiên cứu với kết quả rất đáng chú ý vào tháng 9/2010 của tiến sĩ khoa học Ricarda Steinbrecher, khi ông chỉ ra rằng tỉ lệ sống sót của muỗi thế hệ F1 lên tới 3-4%.

Điều này có nghĩa là, với 100.000 con muỗi OX513A được phát tán ở Brazil sẽ có từ 3000-4000 muỗi trưởng thành mang mầm bệnh, và tiếp tục sinh sản.

Nhiều nhà khoa học đã đồng tình với mối lo ngại này và lặp lại điều đó trong các báo cáo nghiên cứu của họ, nhưng tiếp tục bị bỏ qua.

Trên thực tế, tỉ lệ sống sót của muỗi biến đổi gen thế hệ F1 lên tới 15%, theo như một tài liệu nội bộ được cho là của Oxitec bị tiết lộ năm 2012.

Cẩu thả trong phát tán muỗi biến đổi gen

Tháng 2/2014, Oxitec bị dính tới cáo buộc cẩu thả trong việc phát tán muỗi biến đổi gen tới khu vực Nam Mỹ, khi mà việc xuất khẩu trứng muỗi tới Brazil thiếu "Báo cáo Đánh giá rủi ro", đi ngược lại với quy định của EU. Những điểm chính trong báo buộc này:

1. Sự tác động lên các quần thể muỗi

Oxitec đã không đánh giá về khả năng số lượng các quần thể muỗi gây bệnh khác có thể tăng lên khi số lượng muỗi Aedes Aegypti giảm, cụ thể là loài muỗi hổ Aedes Albopictus (muỗi vằn châu Á).

Các nhà nghiên cứu của đại học Panama chỉ ra rằng loài muỗi hổ Aedes Albopictus còn nguy hiểm hơn cả Aedes Aegypti, cùng gây bệnh sốt xuất huyết nhưng tính xâm lấn của chúng mạnh hơn, và sẽ rất khó kiểm soát nếu như loài này di chuyển vào khu vực.

2. Sự tác động đến dịch sốt xuất huyết

Oxitec đã mặc nhiên công bố không có bằng chứng hay số liệu cụ thể nào rằng việc giảm số lượng cá thể muỗi Aedes Aegypti trong khu vực mục tiêu sẽ làm giảm tần suất hay mức độ nghiêm trọng của bệnh sốt xuất huyết, cũng như các dạng nặng hơn và biến chứng của nó.

3. Thả muỗi cái

Chúng ta được biết, loài muỗi hút máu người là muỗi cái, nên chỉ muỗi cái mới là tác nhân chính truyền bệnh. Chính vì thế, Oxitec đã sản xuất ra những con muỗi đực biến đổi gen thả vào tự nhiên cho chúng giao phối với muỗi cái của loài được khoanh vùng.

Tuy nhiên gần đây, Oxitec đã thừa nhận số lượng muỗi cái vô tình được phát tán trong tự nhiên vào khoảng 200 con trên 1 triệu cá thể muỗi biến đổi gen OX513A, và số lượng muỗi biến đổi gen được Oxitec sản xuất tại Brazil là 4 triệu mỗi tuần.

Điều này đồng nghĩa với việc con người chắc chắn bị muỗi đốt, và số lượng đó là không nhỏ. Riêng tại quần đảo Cayman ghi nhận có tới 5.000 muỗi cái trong quần thể 1 triệu muỗi đực biến đổi gen.

4. Sự tồn tại và sinh trưởng rộng của muỗi biến đổi gen

Trong phòng thí nghiệm, 3% lứa F1 của muỗi biến đổi gen vẫn sống qua tuổi trưởng thành!

Muỗi OX513A được nuôi bằng thịt gà công nghiệp, loại thịt có chứa kháng sinh tetracyline, và điều này vô tình làm tỉ lệ sống sót sau trưởng thành của muỗi con lên tới 18%.

Việc tăng tỉ lệ sống sót của lứa F1 sau trưởng thành cũng đồng nghĩa với việc tăng số lượng muỗi cái biến đổi gen có thể sinh sản, làm tăng số lượng muỗi mà các nhà chức trách không thể kiểm soát được.

Đồng thời, sau thời gian đồng hóa, chúng có thể thích nghi với môi trường và thiết lập một quần thể muỗi trong môi trường hoang dã.

5. Những giống muỗi mới được hình thành

Sẽ có những hậu quả không thể lường trước được khi mà những đặc điểm của muỗi hoang dã và muỗi biến đổi gen được di truyền trên các cá thể lai sau đó, khi mà những con muỗi F1 vẫn sống sót qua tuổi trưởng thành.

Trên thực tế, người ta đã tìm thấy những con muỗi có khả năng kháng thuốc trong vùng phát tán muỗi biến đổi gen và được cho là "kết quả" của quá trình lai tạp.

Tạm kết...

Rõ ràng, người dân địa phương ở Brazil cần được tham vấn để biết những rủi ro có thể xảy ra khi phát tán muỗi vào môi trường, nhưng dường như Oxitec đã lờ đi quy định bắt buộc này, và việc xuất khẩu trứng muỗi OX513A tới Brazil vẫn được tiến hành thuận lợi.

Kết quả là hơn 200.000 cá thể trứng muỗi biến đổi gen được nhập khẩu hàng tuần vào Brazil, kể từ đầu năm 2014.

Hậu quả là, những biến dị nào sẽ tồn tại và được tiếp nối, liệu những con muỗi thuộc thế hệ sau có khả năng truyền bệnh? Những điều này, có lẽ Oxitec không muốn giải đáp, và chưa chắc có thể giải đáp.

Được biết, Brazil đang phải dốc toàn lực, bao gồm cả huy động quân đội, để tham gia kiểm soát sự bùng nổ của virus Zika.

Nếu thực sự giả thuyết về sự bùng nổ của virus Zika có liên quan tới việc phát tán muỗi biến đổi gen OX513A, thì quốc gia này đang phải trả một cái giá quá đắt khi trở thành vật thí nghiệm cho các tập đoàn công nghệ sinh học nước ngoài.


Theo Soha