Cùng điểm danh những ngôi chùa cầu được ước thấy trên đất nước Việt Nam.
1. Phủ Tây Hồ - cầu tài lộc
Phủ Tây Hồ được coi là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất trong hệ thống đình chùa của Hà Nội. Không chỉ những người dân Hà Nội, mà đa số du khách khắp nơi khi đến thăm Hà Nội thì đều đến thắp hương cầu phúc ở Phủ Tây Hồ.Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây.
Ở ngay đầu làng có một ngôi đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, một người đàn bà tài hoa, giỏi đàn ca, thơ phú, đức độ nên đã được dân gian thần thánh hoá tôn làm Thánh Mẫu (Thánh Mẹ). Hàng năm cứ sau thời khắc giao thừa, khách hành hương về đây rất đông, vừa đi lễ Mẫu ban cho điều lành và mọi sự may mắn, vừa đi thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây.
Những ngôi chùa nên đi đầu năm để mang lại may mắn |
2. Đền Bà Chúa Kho - xin lộc rơi lộc vãi
Theo dân gian truyền miệng thì, người đi lễ chùa cầu may đầu năm đến đền Bà Chúa Kho để vay tiền làm ăn kinh doanh trong năm mới. Các thương gia, các nhà doanh nghiệp ai cũng cố vào được cửa Bà. Bằng mọi giá, mọi cách, họ phải khấn vái và đặt lễ được trước… mặt Bà.Có vậy Bà mới cho lộc, mới mở kho xuất tiền cho vay. Mọi người lên lễ Bà Chúa Kho để vay tiền hoặc xin "lộc rơi lộc vãi". Vay thì thủ tục khá rắc rối, phải qua nhiều ban bệ. Đa số mọi người lên xin lộc rơi lộc vãi nhưng năm nào cũng lên tạ lễ Bà đã phù hộ cho.
Đi lễ Bà Chúa Kho đã trở thành thói quen đối với nhiều người, đặc biệt là giới kinh doanh. Cứ vào dịp đầu xuân năm mới hàng ngàn khách thập phương trong cả nước lại đến chiêm bái, thắp hương và dâng phẩm vật kính lễ bà Chúa kho, cầu mong một năm mới an lạc thịnh vượng và hạnh phúc.
3. Quốc Tử Giám - xin chữ
Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày đầu năm khách ra vào nườm nượp. Khách chủ yếu là học sinh.Sáng mồng Một đi xin chữ thánh hiền, lòng người như phơi phới và thanh tao, cả người cho lẫn người xin. Nhiều bậc cha mẹ cùng con cái ríu rít tới xin chữ. Ấy vậy nên, các thầy đồ lấy bao nhiêu tiền một chữ, ai nấy đều vui vẻ rút hầu bao, không mặc cả thêm bớt như đi mua sắm món hàng hóa thông thường.
4. Đền Trần - xin ấn
Cứ ngày 14 tháng riêng âm lịch hàng năm, Nam Định tổ chức lễ khai ấn Đền Trần, nơi thờ các vị vua đời Trần. Dù chỉ đêm 14 tháng Giêng mới khai ấn đền Trần nhưng mới mùng 7, mùng 8 Tết, phủ Thiên Trường Nam Định đã tấp nập du khách thắp hương, vãn cảnh đầu xuân. Đền Trần là công trình thờ tự có từ lâu đời, thờ 14 vị vua triều Trần.Thế nên, dù Đền Trần có hơn hai chục ngày lễ nhưng Lễ khai ấn là đại lễ được mong đợi nhất trong năm. Theo tương truyền, ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 - 24h của ngày 14 tháng giêng.
Vì vậy hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần chen chúc, xô đẩy nhau cũng chỉ mong xin được ấn vào thời khắc thiêng liêng ấy. Để xin được ấn vua ban lúc nửa đêm, người ta phải xếp hàng, xin thẻ từ trước đó rất lâu, hoặc đến thời điểm khai ấn.
5. Đền Chử Đồng Tử - cầu duyên
Đền Chử Đổng Tử (Khoái Châu, Hưng Yên) gắn liền với mối tình giữa nàng công chúa Tiên Dung lá ngọc cành vàng với chàng trai nghèo khó nhưng rất mực hiếu thảo Chử Đồng Tử.Đền Chử Đồng Tử - cầu duyên |
Đó là địa chỉ tâm linh của cộng đồng người Hoa và cả người Việt tìm đến để cầu nguyện mỗi ngày. Chùa Minh Hương còn được gọi là chùa Ông hay chùa Quan Đế Thánh quân, tức theo tục thờ Quan Vân Trường thuở trước đã in vào lối sống của người Hoa và cả người Việt hiện nay.
Dù không thuộc loại nhất nhì về quy mô, nhưng theo khẳng định của nhiều người thì sự linh thiêng của chùa đã nức tiếng xa gần. Rất nhiều bạn trẻ đã đến đây để mong tìm được mối nhân duyên cho mình.
6. Chùa Hương
Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật.Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Xã gần sáu thôn: Tiên Mai, Phú Yên, Hội Xá, Đục Khê, Yến Vĩ và Hạ Đoàn.
Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.
Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình. Cả ở những triền núi thấp cao, những rừng cây, rừng mơ… là những đoàn người trẩy hội. Kẻ đi ra, người đi vào, kẻ đi lên, người đi xuống bồng bềnh vào những đám mây nhẹ. Họ gặp nhau, quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào: "Nam mô a di đà Phật" nhẹ nhàng. đằm thắm và ấm áp…
7. Yên Tử
Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp đầu xuân, hàng vạn người dân cả nước lại trẩy hội về với non thiêng Yên Tử- kinh đô Phật giáo nước ta thế kỷ 13.Sau lễ hội chùa Hương, thì lễ hội Yên Tử đang là lễ hội hành hương lớn thứ hai vào mùa xuân ở nước ta với cả quy mô và thời gian trẫy hội. Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng AL hằng năm và cũng kéo dài suốt mùa Xuân.
Vẻ đẹp của Yên Tử là sự kỳ vĩ của núi non hoà với nét cổ kính trầm mặc của hệ thống am, tháp cùng với đường tùng, thông, đại, trúc, mai mọc ở hai bên đường toả bóng mát làm cho du khách thập phương quên nỗi mệt nhọc đường dốc cheo leo.
Hiện nay hệ thống cáp treo ở Yên Tử đã đi vào hoạt động, đưa du khách tới chùa Hoa Yên ở độ cao 534 m so với mực nước biển, nơi có hai cây đại 700 năm tuổi. Từ đây du khách tiếp tục leo núi, tới các ngôi chùa nằm rải rác trên đường đi tới chùa Đồng. Đường lên chùa Đồng du khách có cảm tưởng như đi trong mây.
Blog cảm xúc