Têt xưa chỉ nghĩ thôi cũng khiến ai đó lâng lâng, xao động, chỉ là niềm vui đó xuất phát từ nơi nào trong tâm hồn non nớt ấy mà thôi.
Tết thành thị!
Tết nay, người ta gọi theo cái tên mới tết Thành Thị, cái tết nhạt tếch như nước ốc, nó chẳng đọng lại chút kỷ niệm nào trong tâm hồn non nớt của trẻ thơ, cũng như trong tâm hồn những ông bố, bà mẹ.Chỉ vì nó đã nhạt mà người ta lại càng muốn rời xa nó để về lại với tuổi thơ. Về với quê hương, nơi nuôi dưỡng ước mơ, nuôi ai khôn lớn. Nơi có những kỷ niệm ngọt như đường mía, êm dịu đầu đời. Nơi có những chiếc bánh chưng, bánh pháo nổ đì đùng, cùng bao nhiêu sắc màu, sặc sỡ lòe loẹt của một thời...
Hay những câu hỏi xã giao mang đậm chất miền quê, chất Việt: Năm nay nhà anh ăn tết có to không? Năm nay nhà anh có lợn mổ không? Năm nay các cháu nhà anh chị có về quê ăn tết đủ không?
TẾT Quê chỉ nghĩ thôi cũng ấm áp, cũng nghẹn ngào |
Hay bước ra khỏi lũy tre làng, ta bặt gặp nhà ai đang đi sắm tết, bước qua cánh đồng ta bặt gặp cô bé nhà bên đang đưa mẹ đi sắm lễ cúng giao thừa. Nụ cười hiền hậu mang trong máu của người con vùng quê lam lũ. Có lẽ vì cái nghèo, cái khổ mà người ta biết tôn trọng cái tết, biết tôn trọng tình người với nhau hơn. Không nhạt nhẽo như những người thành thị, không vô tình như những cuộc gặp gỡ cô đơn giữa phố xá ồn ào. Đấy là tình người, tình quê, tình nông thôn đậm chất, không phải cái ồn ào mang những nét cao sang nơi thành thị, điều mà có lẽ chẳng bao giờ bạn có thể bắt gặp nơi phố xá kia.
Tết quê tôi!
Ngược dòng thành thị, tôi trở về với quê, nơi nuôi tôi khôn lớn, nơi dậy tôi biết ước mơ, nơi chỉ nghĩ đến thôi cũng ấm áp, cũng nghẹn ngào.Nhà tôi ở một vùng trung du miền núi Phú Thọ, người ta vẫn hay gọi là: Rừng cọ đồi trè...vv
Tết quê tôi bắt đầu từ rất sớm, có lẽ nó đã có từ những hôm 20 rồi. Năm nay, nhà bên có đông đủ con cháu ở thành phố về quê ăn tết sớm. Sáng 23 đã thấy họ tất bật chợ búa, xoong nồi chuẩn bị để mổ lợn.
Con lợn to đùng đã được trói chặt ngoài sân, nó sẽ bị cắt tiết, tiếng kêu eng éch của nó làm tôi nhớ đến những ngày mình còn thơ bé. Khi đó cứ có tiếng lợn kêu là tôi lại sợ, nhưng đằng sau cái sợ là cả một bầu trời hạnh phúc, cái chân tíu tít chạy đi chạy lại xem bố cắt tiết con lợn mà mẹ nuôi cả năm trong chuồng.
Anh trai thì cầm cái âu to đựng đầy tiết canh, khuấy đi khuấy lại cho tiết khỏi đông. Tiết canh là để lát nữa bố còn đánh cho cả nhà ăn. Món tiết canh là món khoái khẩu của bố, của những người con nông thôn như mình. Vì ở quê không phải ngày nào cũng có, chỉ những dịp mổ lợn, đám cưới, có cỗ, lễ tết mới có món tiết canh này. Chính vì nó hiếm mà ai cũng hào hứng, náo nức muốn được nếm thử cái lạ, lạ, ngọt mát, sần sật của những bát tiết canh đỏ tươi ấy.
Hay những khi xem chú, cùng các anh làm lông con lợn trắng phau mà tò mò thích thú, chỉ mong mình lớn thật nhanh để được làm những công việc người lớn ấy. Mọi thứ trong mắt tôi là cả một bầu trời ngưỡng mộ, tôi luôn tự nhủ, người lớn thật là giỏi, cái gì họ cũng biết làm, cái gì họ cũng có thể mang đến cho trẻ thơ. Niềm hãnh diện, ngưỡng mộ, muốn được tận tay chuẩn bị cái tết cho cả nhà luôn thôi thúc trong suy nghĩ ngây ngô ấy.
Nhìn những đứa trẻ nhà bên đang tíu tít cùng con lợn, lại thấy mình của khi xưa, đứa lấy que, đứa lấy gậy trọc ngoáy cho con lợn kêu rồi cười thích thú.
Tết thành phố? |
Đúng vậy, phận con vật, có sinh có tồn, cũng như con người. Thế mà cô bé kia lại khóc thút thít có vẻ thương cảm. Chợt nghĩ, Tết ai cười ai khóc, cũng là cái khóc của hạnh phúc, của ký ức ngọt ngào mà thôi. Để khi họ lớn, họ lại như ta một thời, muốn được quay về với thơ ấu, muốn được ngược dòng về với quá khứ, về với cái tết của khi xưa. Lại muốn được chạy nhảy vòng vòng rồi đi khoe đứa bạn đồng trường chiếc áo mới, đôi giày hay cái bím tóc xinh xinh mà mẹ mới sắm khi đi chợ sáng nay.
Bây nhiêu thôi cũng là cả một bầu trời mà tâm hồn non nớt giữ mãi đến tận mãi sau này.
23 tết quê
Ông công ông táo đã lên trên trời hết rồi, mẹ vừa mới cúng ông công ông táo xong. Lễ cũng ở quê không như thành phố, chỉ đơn giản là cái lễ nhỏ, nén nhang, không tất bật con cá, áo mũ, sôi thịt như người thành phố. Mẹ nói lễ là ở tâm không phải ở tiền. Không biết có đúng như lời mẹ hay không, nhưng phong tục thì nên giữ, dù nó có lạc hậu hay cổ hủ, đó cũng là phong tục tập quản của cha ông. Bỏ sẽ mang tiếng với trời đất, mất gốc cho con cháu sau này lấy cái làm tổ tiên tập quán.
24, 25, 26 Tết
Nhà nhà tất bật đi mua sắm, họ mua đủ các thứ có thể dùng trong mấy ngày tết, hoặc có khi họ sắm cả những thứ trong gia đình, sao cho thật thịnh soạn. Thường mẹ sẽ đi mua vôi trước tiên, vôi để xua đi những thứ không may của một năm sắp qua, để mang đến may mắn cho gia đình vào năm tới.
Mẹ sẽ mua hoa quả, nó không nhiều, chỉ đơn giản là quả Quýt, Cam, Quất, Lòng đỏ trứng gà, Dứa, Bưởi. Chỉ có vậy cho mâm hoa quả thôi.
Rồi mẹ sẽ mua Mứt, mua thật nhiều kẹo, bánh, lá rong, gióng giang, thịt mỡ, hành, tỏi, xu hào, bắp cải, tiêu, ớt...vv rất nhiều thứ mà mẹ cần chuẩn bị cho một cái tết.
Có nhiều lần tôi hỏi mẹ, mẹ có thấy mệt và chán tết không mẹ. Nhưng chưa một lần mẹ kêu mẹ mệt và chán. Mẹ đều nói với tôi rằng, tết là dịp cả nhà quây quần, là dịp mẹ muốn được làm cho cả gia đình hạnh phúc, nhìn các con, các cháu, nhìn gia đình hạnh phúc là mẹ thấy hạnh phúc lắm rồi, mọi mệt mỏi của mẹ đều tan biến hết. Mình cũng thấy điều đó trên khóe mắt, đôi môi tủm tỉm của mẹ. Mẹ quả thật vĩ đại, không như nhiều bà mẹ bây giờ, chỉ ngồi kêu than mệt mỏi, chán trường, than thân trách phận mình, rồi đổ lổi cho đàn ông là ích kỷ là vô tâm, chỉ biết bản thân không biết lo gì cho gia đình, vợ con...vv
Có lẽ vì mẹ là người ở quê, mẹ không biết cái ồn ào náo nhiệt ngoài thành phố, mẹ không phải là người chỉ biết nghĩ cho bản thân mình nên mẹ chẳng bao giờ kêu gào như các bà mẹ ngoài thành phố.
Cái tình ở quê nó chân thành, ấm áp và tình người lắm, không nhạt như nước lã nơi phố xá ồn ào kia đâu.
27 tết
Hôm nay bố mới ngồi gói bánh, thời tiết có chút xe lạnh, cả nhà quây quần bên bếp lửa đỏ than, mà trò chuyện cười nói hàn huyên. Mình cũng đang cùng bố gói cho xong mẻ bánh để mẹ còn cho vào nồi nấu. Trên mình gói cả hai loại bánh, bánh chưng tròn dài và bánh chưng vuông. Bánh chưng vuông chỉ dùng để thờ ông bà tổ tiên, còn bánh dài dùng để ăn thường ngày và những ngày tết. Có lẽ đó là cái khác của Phú Thọ với nhiều nơi mà mình đã từng đi và biết.
Cảm giác ngồi chung bếp lửa canh nồi bánh chưng đến sáng thật khiến tôi thích thú. Chẳng biết vì sao, nhưng năm nào tôi cũng muốn được ngồi canh nó, có gì đó thú vị, hạnh phúc bùng cháy trong tâm hồn, đã qua nhiều năm. Thi thoảng tôi thiếp đi vì mệt, nhưng cái hơi ấm tỏa ra từ bếp than hồng khiến tâm tư tĩnh lại, đôi lúc là mùi thơm của bánh tạt ngang sống mũi làm tôi hít hà không thôi.
Sáng đến, bánh sẽ được vớt ra và treo lên trần nhà. Những chiếc bánh nhỏ mà tôi và bố gói riêng cho các cháu sẽ được đưa cho từng đứa.
Giống như tôi khi xưa, sáng nào cùng vùng dậy thật sớm để được mẹ cho cái bánh nhỏ mà ăn. Nghĩ lại, lại thấy vui trong lòng, tết quê, vẫn là tết quê, chỉ là niềm vui ấy giờ đã san sẻ cho các cháu của mình mà thôi. Nó chẳng mất đi, hay tan theo nắm tháng, chỉ chạy từ nơi này, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
28, 29 Tết
Mọi thứ đã gần như xong xuôi cả, từ con lợn bị giết đến con gà cũng đã được bắt vào lồng để chờ đến đêm giao thừa mổ cúng tổ tiên. Hôm nay bố sang nhà trên, chú ấy mổ lợn nên mời bố lên phụ giúp rồi ngồi uống rượu vui với các chú ấy. Mình cũng chuẩn bị xuống nhà bác bên dưới để uống rượu bạn bèn thôn xóm. Mẹ chạy đi chạy lại vài việc sao cho đến tết tất cả không còn phải lo lắng gì nữa.
Bạn sẽ chẳng có thời gian mà nghĩ ngợi chuyện gì, ngoài niềm vui và lòng nao nức hướng về tết.
Bạn sẽ chẳng có lúc nào tỉnh táo hoàn toàn, vì tết nhà ai cũng có rượu và nhất là, bạn là người được thôn xóm quý mến, bạn sẽ được các bác, chú, ông, mời rượu, hay bạn sẽ mời các vị cao niên trong xóm, chúc tết, chúc thọ...vv Cuộc vui sẽ bắt đầu từ bây giờ cho đến 30, có lẽ lúc này là lúc vui nhất trong một năm. Khi đó, ai cũng náo nức, ai cũng tất bật chuẩn bị, ai nhà ai cũng mổ lợn mời cơm, không kiêng kỵ hay chấp nhất bất cứ việc gì, mọi thứ đều được bỏ qua cho nhau. Rượu, tết, tình, là điều không bao giờ thiếu ở vùng quê như mình!
30 Tết
Chuẩn bị cũng giao thừa, mình sẽ đi mổ gà và luộc sẵn, cũng chuẩn bị xôi cho bố, tất cả chuẩn bị xong trước 12h00 để khi sắp tới, chỉ việc bưng ra ban thờ và bố bắt đầu thắp nhang cầu nguyện cho gia đình...vv Mình cũng sẽ đèo mẹ đem lễ đi xuống đình, đền để xin lộc cho gia đình, cầu mong cho cả nhà một năm nhiều may mắn.
Cái không khí hào hứng ấy có lẽ chẳng thể bắt gặp được ở ngoài thành thị.
Vì họ còn mải mê công việc, họ còn lo này lo kia...vv chẳng bao giờ có được chút thảnh thời mà quây quần tụ họp với cả nhà. Thế nên tết với họ cũng nhạt nhẽo, chỉ là cái ngày nghỉ dài ngủ nướng, chứ chẳng phải là cái tết để đi chúc tụng họ hàng, làng xóm láng giềng như ở quê.
Có lẽ vì thế mà họ luôn kêu tết chán, có lẽ vì thế mà họ ngồi kêu ca chê bai mè nheo những người đàn ông trong gia đình. Nghĩ vậy, so với quê, với mẹ, với các cô áo lấm tay bùn như mẹ ở quê mà thấy khác biệt.
Chẳng rằng ta cứ sinh ra ở quê, để ta nếm chải vị đời, vị Tết vị tình người mà hạnh phúc còn hơn sinh ra nơi phố xá ồn ào đơn độc trong căn nhà chật trội lúc nào cũng cửa đóng then cài, đi ra đi vào với bốn bức tường buồn bực qua ngày...vv
Mùng 1 Tết
Chuẩn bị cũng lễ tổ tiên xong xuôi, ta bắt đầu vào bữa cơm gia đình. Cả nhà đông đủ, mỗi người uống một ly rượu đầu năm, chúc mừng năm mới, con chúc sức khỏe bố mẹ, ông bà. Rồi bố mẹ chúc các con công thành danh toại, gia đình hạnh phúc...vv
Kết thúc bữa cơm, sẽ có lì xì cho mọi người, từ ông bà đến bố mẹ, đến các cháu. Lì xì đầu năm mang ý nghĩa may mắn. Rồi cả nhà chuẩn bị đi chơi bác bá, cô chú, gì trong gia đình. Đi chúc tết mỗi nhà một lát, rồi đến trưa, hay chiều sẽ dừng chân ở nhà ai đó trong gia đình ăn cơm xum họp...vv Rất nhiều niềm vui mà tôi không thể kể hết.
Cái tết còn kéo dài, rất dài nữa, mà bạn sẽ chẳng thể nào hiểu được nếu bạn không sinh ra và lớn lên ở một vùng quê như tôi đang sống.
Hạnh phúc của tết không phải là những lời kêu than, nó là tình người chân thành mộc mạc giữa người với người đối đãi với nhau, giữa vợ đối đãi với chồng, con với cha, cháu với ông bà...vv chứ không như là cái so đo tính đêm thiệt hơn công bằng của những người tự cho mình là văn minh lịch thiệp thường kêu than đâu đó...vv
Mr Trường
Chuẩn bị cũng giao thừa, mình sẽ đi mổ gà và luộc sẵn, cũng chuẩn bị xôi cho bố, tất cả chuẩn bị xong trước 12h00 để khi sắp tới, chỉ việc bưng ra ban thờ và bố bắt đầu thắp nhang cầu nguyện cho gia đình...vv Mình cũng sẽ đèo mẹ đem lễ đi xuống đình, đền để xin lộc cho gia đình, cầu mong cho cả nhà một năm nhiều may mắn.
Cái không khí hào hứng ấy có lẽ chẳng thể bắt gặp được ở ngoài thành thị.
Vì họ còn mải mê công việc, họ còn lo này lo kia...vv chẳng bao giờ có được chút thảnh thời mà quây quần tụ họp với cả nhà. Thế nên tết với họ cũng nhạt nhẽo, chỉ là cái ngày nghỉ dài ngủ nướng, chứ chẳng phải là cái tết để đi chúc tụng họ hàng, làng xóm láng giềng như ở quê.
Có lẽ vì thế mà họ luôn kêu tết chán, có lẽ vì thế mà họ ngồi kêu ca chê bai mè nheo những người đàn ông trong gia đình. Nghĩ vậy, so với quê, với mẹ, với các cô áo lấm tay bùn như mẹ ở quê mà thấy khác biệt.
Chẳng rằng ta cứ sinh ra ở quê, để ta nếm chải vị đời, vị Tết vị tình người mà hạnh phúc còn hơn sinh ra nơi phố xá ồn ào đơn độc trong căn nhà chật trội lúc nào cũng cửa đóng then cài, đi ra đi vào với bốn bức tường buồn bực qua ngày...vv
Mùng 1 Tết
Chuẩn bị cũng lễ tổ tiên xong xuôi, ta bắt đầu vào bữa cơm gia đình. Cả nhà đông đủ, mỗi người uống một ly rượu đầu năm, chúc mừng năm mới, con chúc sức khỏe bố mẹ, ông bà. Rồi bố mẹ chúc các con công thành danh toại, gia đình hạnh phúc...vv
Kết thúc bữa cơm, sẽ có lì xì cho mọi người, từ ông bà đến bố mẹ, đến các cháu. Lì xì đầu năm mang ý nghĩa may mắn. Rồi cả nhà chuẩn bị đi chơi bác bá, cô chú, gì trong gia đình. Đi chúc tết mỗi nhà một lát, rồi đến trưa, hay chiều sẽ dừng chân ở nhà ai đó trong gia đình ăn cơm xum họp...vv Rất nhiều niềm vui mà tôi không thể kể hết.
Cái tết còn kéo dài, rất dài nữa, mà bạn sẽ chẳng thể nào hiểu được nếu bạn không sinh ra và lớn lên ở một vùng quê như tôi đang sống.
Hạnh phúc của tết không phải là những lời kêu than, nó là tình người chân thành mộc mạc giữa người với người đối đãi với nhau, giữa vợ đối đãi với chồng, con với cha, cháu với ông bà...vv chứ không như là cái so đo tính đêm thiệt hơn công bằng của những người tự cho mình là văn minh lịch thiệp thường kêu than đâu đó...vv
Mr Trường