Tết từ bao giờ lại là nơi để cho mấy chị đàn bà ngồi đó than trách các đấng nam nhi, đàn ông vô tâm, gia đình bề bộn, ông nội ông ngoại cổ hủ, cuộc sống ở quê bẩn thỉu không hợp vệ sinh....vv
Tôi không có ý trách tất cả chị em trên đất nước này, nhưng tôi trách một phần những chị em "Đàn Bà" đem cái thước đo lười biếng cũ kỹ của mình ra để cân đo đong đếm một cái tết, một chuẩn mực văn hóa đạo đức của cả dân tộc.
Có lẽ chưa năm nào mà trên các trang báo mạng lại nhan nhản các bài đăng của một nhà văn, hay một nhà nào đó viết lên để trút bầu tâm sự, than trách đàn ông, than trách cái tết như năm nay. Tôi cũng chưa từng thấy ở đâu đó có sự công bằng đến thái quá như vậy trong suy nghĩ của các chị "Đàn Bà" như ở Việt Nam mình.
Niềm vui của người phụ nữ khi tết về ở làng quê |
Vậy là họ ngang nhiên cho mình cái quyền có thể ăn trên ngồi trốc người khác mà phán sét một các đơn giản như vậy. Họ coi cái đặc vị mà những người đàn ông dành cho họ chỉ là cát bụi qua đường, không đáng một xu dính túi.
Nhưng trước khi trách móc người khác chắc hẳn các chị cũng phải nên xem xét lại minh...
Một đất nước truyền thống văn hóa Á Đông đậm nét riêng, với muôn ngàn sắc thái như Việt Nam thật hiếm có. Nhiều người tự hào vì chính văn hóa có phần đa dạng phong phú bậc nhất của Việt nam mình. Còn số đông khác, lại cho đó là những tập tục cổ hủ, bảo thủ, không thể ngóc đầu lên nổi vì quá nhiều lễ nghi, vì quá nhiều tập quán, khiến họ cảm thấy ngột ngạt không biết mình đang làm đúng hay sai, cũng không biết mình nên giữ hay nên bỏ, vậy là họ vùng mồm lên...vv
Họ chỉ sống vì bản thân mình mà thôi, chứ đâu biết sống cho người khác.
Nếu họ (những chị em phụ nữ) là người thực sự biết quan tâm chăm sóc người chồng của mình thì họ đã không hành sử như một đứa trẻ như vậy.
Họ nói, đàn ông quá nhàn, chỉ ngồi chơi khoanh tay xem chị em khổ cực lam lũ trong bếp.
Xin thưa với các chị rằng, người đàn ông mà chị nói chắc chỉ là chồng chị mà thôi, chứ những người đàn ông khác họ rất biết thương yêu vợ con mình, họ biết san sẻ cuộc sống khó khăn mà người vợ của họ cũng trải qua.
Thế nhưng, người vợ ấy cũng là người đáng mặt làm vợ, không suốt ngày kêu ca chuyện con cái, bếp nước, không suốt ngày đàn đúm tán phét ồn ào, cũng không suốt ngày la cà trên các trang mạng, báo cào cào để đọc ba thứ vô bổ, rồi nhồi nhét vào đầu một tư duy lệch lạc, đi ngược với quan đểm của xã hội, đi người với thuần phong, mỹ tục của bao đời, để rồi lên ngôi ngồi tót trên đầu chồng mình như vậy đâu...
Có thể ở một khía canh nào đó, các chị cũng chẳng đáng mặt làm vợ, vì những lý do như:
Khi thấy chồng đi làm về mệt mỏi, đáng lẽ phải hỏi han động viên chồng, thì lại buồn ngay một gáo nước lạnh lên đầu chồng mà rằng, ai làm gì anh mà cái mặt như đưa đám thế...vv để rồi cái mặt của chị cũng xị xuống như cái bánh bao ngâm nước lâu ngày. Cứ thế, dần dần, tình cảm vợ chồng ngày càng tiến xa hơn với yêu thương, gần hơn với cãi vã, rồi mang nhau lên mạng mà chỉ trích, vạch áo cho người xem lưng, xem có bị đánh, có đau, hay có nốt ruồi nào không... thật chỉ để thiên hạ cười cho cái gọi là cá tính của các chị...!
Rồi không chỉ có thế, các chị cho rằng mình là người đã hi sinh quá nhiều cho gia đinh nhà chồng, đã hy sinh quá nhiều cho con cái...để nhận lại là nhan sắc tàn phai, cuộc sống tất bật đầu tóc rối bù như một con ma.
Vẫn biết ở đời này, nước mắt chảy xuôi có bao giờ chảy ngược, vậy mà các chị em cũng có thể nói rằng đó là sự hy sinh không có chút gì nhận lại? Vậy ở đời này, ai cũng ích kỷ chỉ biết sống cho bản thân mình thì các chị đã được ai sinh ra và nuôi các chị trưởng thành như ngày hôm nay.
Và nếu ai cũng nghĩ đó là nỗi khổ, nỗi đau, thì niềm hạnh phúc của một người mẹ, một người vợ đã tan đi vào sương khói hết rồi sao? Có lẽ hạnh phúc khi được làm mẹ, hạnh phúc khi là một người con có hiếu, một người vợ đảm đang chắc không có trong suy nghĩ của các chị ích kỷ thiền cận này.
Nếu đem Đàn Bà Nhật Bản so với Đàn Bà Việt nam thì sẽ ra sao?
Tôi cũng có chút gọi là may mắn khi làm du lịch rồi làm văn hóa, giờ thì làm cho công ty có tiếng của Nhật...chung sống với cái văn hóa phức tạp bậc nhất thế giới tôi thấy rằng.
Khi tôi thử làm một phép so sánh giữa con gái Nhật và Việt, sao nó quá khập khiễng, đến nỗi nấc thanh 10/10 chỉ chấm cho các chị được có 3 điểm thôi.
Thứ nhật: Con gái Nhật khi lấy chồng họ toàn tâm toàn ý lo cho gia đình, chuyện dạy dỗ con cái, chọn trường gần như 100% đều tự tay họ đảm nhận.
Thứ 2: Khi chồng đi làm về họ ra tận cổng đón, cầm cáo cho chồng, hỏi han quan tâm chăm sóc chồng rất ân cần chu đáo
Thứ 3: Khi tối chồng đi làm về, họ ở nhà nấu cơm, bật nước nóng chờ chồng về tắm giặt, gia đình cùng dùng bữa, chuyện trò vui vẻ, mói lo toan về con cái với người chồng gần như không bao giờ phải đụng đến.
Thứ 4: Họ không bao giờ trách mắng chồng, đặc biệt họ cực kỳ tôn trọng người chồng của mình, mà đến nỗi, mỗi lần tiếp xúc mình luôn cam thấy người vợ đang rất sợ chồng mình, e thẹn, nhẹ nhàng chu đáo đến ngại.
Thứ 5: Những ngày lễ truyền thống họ đều đích thân chuẩn bị những món ăn ngon đãi chồng, gia đình con cái của họ, vì đó là niềm hạnh phúc với họ, hạnh phúc khi được tân tay làm một điều gì đó cho gia đình, chồng con.
Thứ 6: Họ không quản lý tiền bạc, tất cả gần như phụ thuộc vào chồng, và nếu vợ đi làm các khoản này được giữ riêng tư trong một mức độ cho phép nào đó gọi là quỹ dự phòng. (nhưng rất ít gia đình áp dụng điều này)
Thứ 7: Cái gì đã thuộc về văn hóa, truyền thống thì họ cực kỳ tôn trọng và làm theo như một cỗ máy, không phải vì họ ngu mà đơn giản với họ, đó là văn hóa, đã là văn hóa thì chúng ta phải bảo vệ và duy trì nó, để đời sau, sau nữa vẫn hiểu được văn hóa của cha ông mình.
Còn các chị nhìn lại mình xem, nhìn lại những điều mà những người chồng của chị đã làm xem. Có chăng người chồng mà các chị lấy phải quá tồi tệ, mà số đó trong cả mấy chục triệu người Việt mình rất ít. Nếu trách phải trách chính bản thân các chị đã chọn cho mình một cục nợ chứ không phải một ông chồng.
Và cái trách thứ hai là trách ông chồng đã bị đui nên lấy phải một bà vợ chỉ biết kêu ca, chỉ biết chỉ trích chứ chẳng bao giờ biết thấu hiểu, tiếp thu và học hỏi cho bản thân minh.
Tết là dịp để xum họp gia đình, không phải là chuỗi ngày dài dành cho các chị bay nhẩy du lịch, ăn chơi ở đâu đó..
Tết là truyền thống là văn hóa của Việt nam mình, vậy cớ sao lại để cho nó bị mai một đi theo thời gian. Và cớ sao những người không làm chỉ có ngồi ăn thôi lại cảm nhận được hương vị của tết?
Chính những điều các chị nghĩ, các chị đang làm là một phần đánh mất đi giá trị truyền thống của dân tộc, cũng là một phần giúp cho con cháu mình chẳng bao giờ biết đến ngay lễ tết thực sự của dân tộc mà khi còn thơ bé mình đã trải qua nó hạnh phúc và ý nghĩa như thế nào.
Giá trị và hạnh phúc chỉ mang lại khi cả nhà cùng chung tay làm một điều gì đó cho Tết, cho gia đình, chứ nó chẳng là gì nếu chỉ ngồi khoanh tay, chờ đợi, ngon thì ăn, không thì thôi như các chị nói. Có thể chồng các chị là người vô tâm vô cảm thật. Nếu như vậy thì chắc các chị nên bỏ quách nó đi, rước chi cả đời mà ngồi đó kêu than....
Mr Hói