Đề xuất kế hoạch lát toàn bộ vỉa hè 134 tuyến đường bằng đá granite với kinh phí 1.000 tỷ đồng hoàn toàn không khả thi.
Còn nhiều việc phải đắn đo
UBND quận 1 (TPHCM) đang trình lên UBND TP dự án thuộc kế hoạch chỉnh trang đô thị, đồng bộ hóa hạ tầng tất cả 134 tuyến đường thuộc địa bàn quận này. Đá dùng để lát vỉa hè dự kiến sẽ là loại đá granite như đã dùng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ với tổng kinh phí cho dự án vào khoảng 1.000 tỷ đồng.
1000 tỷ lát đá granite: TP.HCM đi ngược thế giới |
Tôi hơi ái ngại vì với điều kiện TPHCM mưa nhiều, việc thoát nước trên bề mặt vốn đang là bài toán nan giải, đá granite đẹp nhưng có độ trơn nhiều, khó thoát nước".
Vì thế, theo ông Dũng, nếu muốn sử dụng được thì phải tạo độ nhám bề mặt cho loại đá này thì mới phù hợp cho các tuyến phố đi bộ. Khi đó, thành phố vừa phải chi tiền để lát đá, vừa phải chi tiền để tạo độ nhám cho bề mặt, vậy chi phí sẽ đội lên.
Trong khi, Việt Nam có rất nhiều loại đá có thể sử dụng, thậm chí hiệu quả cao, vì chúng ta là đất nước sản xuất ra rất nhiều loại đá. Như ngày xưa người Pháp vẫn lát đường bằng đá xanh hoặc đá xám rất đẹp, bền hàng trăm năm tuổi không hỏng, các nước trên thế giới vẫn đang dùng dòng đá này.
Đặc điểm của dòng đá granite là xử lý không cẩn thận rất trơn, bề mặt láng, khi giẫm xuống đường nhiều rủi ro, như mặt phẳng trượt patin. Mà nguyên tắc đường trường hay các tuyến phố đi bộ thì phải sử dụng loại đá khác, đá đục nhám hay đá xám có điêu khắc, có độ ma sát rất tốt.
"Dòng đá granite, hiện nay được các sân bay hay nhà ga sử dụng rất nhiều nhưng với điều kiện là trong nhà không dính mưa, còn ngoài trời thì không phù hợp. Chúng ta nên dùng đá đục nhám, rồi trồng cỏ bên trên, thì vừa thoát được nước bề mặt, mà có thảm cỏ xanh.
Đề xuất trên cũng mới chỉ là một gợi ý của các doanh nghiệp, UBND thành phố cần xem xét kỹ lưỡng, tham khảo thêm ý kiến của giới chuyên môn. Làm sao để đáp ứng được yêu cầu thẩm thấu được nước mưa, xanh hóa môi trường, không nên đi ngược lại xu hướng của thế giới, đá hóa các tuyến phố thay vì xanh hóa", ông Dũng nhấn mạnh.
Và với số tiền 1000 tỷ đồng để lát 134 tuyến phố, với diện tích quận 1 gần 3000m2, ông Dũng cho rằng, với số tiền này có thể làm được nhiều việc rất ý nghĩa.
Từ trước đến nay, vỉa hè thành phố đã đào lên lấp xuống nhiều lần, nên tránh lãng phí cần phải khảo sát rõ chỗ nào cần sửa, cần mở ra. Đồng thời, lên kế hoạch chỉnh trang quy hoạch vùng cho người dân buôn bán, thành phố sẽ sạch đẹp hơn.
Hiện nay, trên các vỉa hè, người dân buôn bán rất nhiều, không gian cho người đi bộ không nhiều khi đó lát đá liệu có đẹp. Bên cạnh đó, giải quyết cho được hệ thống dây chằng chịt trên tuyến đường, khi đó lát đá mới có thể hình thành nên không gian đẹp.
Không phù hợp
Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề trên, KTS Trần Minh Cảnh - Hội KTS TPHCM lại cho rằng, dòng đá granite thường được các gia đình giàu sang lựa chọn để lát cầu thang, nền nhà.
Thế nhưng, nếu nó được mang ra ngoài các tuyến đường thì không lường hết được hậu quả, độ trơn bề mặt rất lớn, trượt ngã ảnh hưởng sức khỏe không biết ai sẽ chịu trách nhiệm. Để thấy nghe tên đá thì sang nhưng mà thực chất không khả thi.
Ông Cảnh nhấn mạnh: "Tôi tin rằng người lập đề xuất kế hoạch này chưa có kinh nghiệm thực tế, thiếu am hiểu kỹ thuật vì làm ảnh hưởng đến tiêu thoát nước. Đặc biệt, nước ta nằm ở vùng nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều nên càng không phù hợp, TPHCM lại là thành phố mưa nhiều.
Đá hoa cương cứng, khó thấm nước nên khi lót sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bài toán chống ngập ở các tuyến đường vào mùa mưa. Mùa nắng thì ánh sáng mặt trời bức xạ, phản xạ nhiệt lại khiến người đi đường rất khó chịu, tức mắt".
Vì thế, theo ông Cảnh, với những đề án chi nhiều tiền, thành phố cần đánh giá lại lợi ích, bất lợi khi lát đá vỉa hè trên các tuyến đường rồi hãy cân nhắc có thực hiện hay không, tránh lãng phí.
Theo Datviet