Khởi nghiệp kinh doanh là mơ ước của bao người trẻ tuổi. Nhưng sự khởi nghiệp cũng như các hoạt động kinh doanh sau đó có thành công hay không lại phụ thuộc nhiều vào tư duy cũng như cách thức bạn thực hiện. Nó phụ thuộc vào những kinh nghiệm bạn trải qua hay thu lượm được từ người khác.
Tôi bắt bắt đầu việc kinh doanh của mình ở tuổi 19. Doanh nghiệp của tôi phát triển nhanh chóng và đạt doanh thu là 500, 000 USD với 5 nhân viên, hoạt động ở ba tiểu bang. Việc kinh doanh có vẻ tốt nhưng tôi thực sự không biết cách để quản lý doanh nghiệp của mình, mọi thứ nhanh chóng trở lên vượt tầm kiểm soát.
Sáu năm bước vào nghiệp kinh doanh, tôi mắc nợ 100,000 USD vì sự thiếu khả năng quản lý tài chính của mình. Giấc mơ kinh doanh của tôi chuyển thành ác mộng. Nhưng những kinh nghiệm đó đã dạy cho tôi những bài học mà những doanh nhân trẻ cần biết.
Theo tạp chí The Ecoprenuerist, có tới 54% giới trẻ Mỹ (tuổi từ 18-34) muốn trở thành một doanh nhân. Nhưng để mong muốn ấy thành hiện thực, thì bạn phải xây dựng doanh nghiệp của mình theo đúng cách.
bài học khởi nghiệp cho người mới bắt đầu |
Nếu bạn ôm đồm quá nhiều, bạn sẽ không có thời gian để phát triển nghiệp kinh doanh của bạn. Mọi thứ bị phân tán, mắc kẹt ở mức bình bình mà chẳng có gì vượt trội. Seth Godin đã từng nói, “Nếu bạn cố gắng để tiếp cận cả thế giới, kết quả cuối cùng là bạn sẽ chẳng tiếp cận được ai”
2.Đừng hứa hão trong khi không thể thực hiện được
Trong một bài đăng trên Huffington Post, Brent Beshore đã nói rằng nếu bạn hứa với khách hàng của bạn về một điều kì diệu, bạn hãy thực hiện nó. Để phát triển doanh nghiệp của bạn, bạn phải là loại hình doanh nghiệp mà giữ được chữ tín trong mỗi lời hứa của mình. Vấn đề là khi khởi nghiệp, việc kinh doanh của bạn dĩ nhiên sẽ có những hạn chế đối với những gì bạn có thể làm. OK, hãy tập trung vào những điểm mạnh của mình.
3. Duy trì mọi thứ có tổ chức
Khi bạn vô tổ chức, nó sẽ gây sự ức chế đối với mọi người: nhân viên, khách hàng và chính sự tỉnh táo của bạn! Sự có tổ chức là rất quan trọng để giữ cho hoạt động kinh doanh của bạn diễn ra êm ả. Sự thiếu tổ chức sẽ khiến những khách hàng mới khước từ việc làm ăn với bạn. Hãy đơn giản mọi thứ để duy trì hoạt động kinh doanh của bạn có tổ chức. Những mô hình khởi nghiệp tinh gọn thường thành công bởi chính sự đơn giản của bạn.
4.Hãy coi thuế là vấn đề cần coi trọng nhất
Bạn có cần phải có những thư viện đầy sách về thuế má không? Có lẽ nên là như vậy. Nhưng quan trọng hơn, bạn cần thiết để thuê một người tư vấn thuế chuyên nghiệp. Việc quản lý yếu kém thuế đã phá hoại rất nhiều doanh nghiệp. Đừng để lịch sử ấy lặp lại trên chính sự nghiệp kinh doanh của bạn.
5.Tập trung vào cái mà bạn coi là quan trọng nhất trong việc phát triển kinh doanh
Một trong những bài học quan trọng nhất bạn có thể thu nhận được khi là một doanh nhân là việc xác định được đâu là thứ bạn cần phải tập trung thời gian của mình.
Nếu bạn có một chiếc điện thoại thông minh đồng nghĩa bạn có cả thế giới kiến thức trong túi của mình. Điều đó có thể là điều tốt lành hoặc là thứ đáng nguyền rủa. Khi bạn nghiên cứu cách thức để phát triển doanh nghiệp của mình, bạn có thể nhanh chóng rơi vào trạng thái quá tải thông tin. Đừng bị phân tâm bởi tất cả, cái bạn cần đọc là những thứ “phải làm” mới nhất dành cho các doanh nhân.
6.Tốc độ thực hiện là tối quan trọng
Các doanh nhân có thể có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời, nhưng những doanh nhân thành đạt nhất biết cách chuyển các ý tưởng tuyệt vời đó thành những sản phẩm hay dịch vụ hữu lợi cho việc kinh doanh của họ.
Bạn luôn muốn trưng những sản phẩm tốt nhất của mình ra thị trường, nhưng lại nhận ra rằng nó cần thời gian và những phản hồi từ khách hàng có được những thứ tốt nhất. Khi bạn có một ý tưởng, hãy đưa nó ra thị trường như một bản thử nghiệm.
Hãy cho khách hàng biết đây là bản thử nghiệm của những gì bạn đang xây dưng. Đừng bận tâm để biến nó thành thứ hoàn hảo ngay ban đầu. Những phản hổi bạn nhận được từ khách hàng của bạn khi sử dụng bản dùng thử sẽ là vô giá trong việc tạo ra phiên bản cuối cùng.
7. Hãy vượt qua thất bại và thiết lập lại một cách nhanh chóng
Nỗi sợ hãi thất bại là một trong những những thứ lớn nhất mà khiến cho các doanh nhân thoái lùi. Nhìn vào Thomas Edison, Steve Jobs hay bất kỳ doanh nhân thành đạt nào khác, chúng ta đều thấy họ có điểm chung là sự thất bại..
Các doanh nhân thành đạt nhìn nhận thất bại như là sự thụt lùi nhất thời, mà không phải sự kiện chấm dứt nghiệp kinh doanh. Khi bạn trải qua thất bại, hãy có nó không phải là điểm tận cùng của thế giới và hãy quyết tâm để trở lại mạnh mẽ hơn từ chính thất bại đó.
Sau tất cả những bài học mà tôi thu nhận được này, tôi đã chuyển đổi và đưa việc kinh doanh quay lại guồng quay. Kết quả là việc kinh doanh của tôi phát triển trở lại và tôi có thể trả tất cả các khoản nợ. Ngày nay, từ Maui, Hawaii, tôi đang vận hành một doanh nghiệp thành công!
Đừng là một doanh nhân “biết đủ mọi thứ”. Hãy làm theo những bài này và sự nghiệp kinh doanh của bạn sẽ phát đạt.
Top 5 cuốn sách hay cho sự khởi nghiệp thành công:
1. Cộng đồng khởi nghiệp – Startup Community
2. 4 Bước chinh phục đỉnh cao
3. Thanh niên nghiêm túc khởi nghiệp – The Startup Playbook
4. Cuộc chơi khởi nghiệp – The startup game
5. Dấn thân – Lean In