Tôi ước sao có thể giáng ngay cái tát vào mặt những kẻ quay clip 9 đứa trẻ đi nhà nghỉ, share nó ra trên mạng và há miệng văng những bình luận bẩn thỉu.
Cả ngày hôm qua tâm trạng tôi vô cùng bức bối và giận dữ. Nó bắt đầu từ một clip dài vài phút được chia sẻ trên mạng xã hội hôm trước, trong đó 9 đứa trẻ từ 14 đến 16 tuổi ngồi dồn đống trên hai tấm nệm trong một căn phòng. Người cầm máy quay quát lên thô bạo: “Con kia, ngẩng mặt lên”, “Thằng kia ngẩng lên”.
Vô số bình luận tung ra trên mạng, trong đó có rất nhiều người lớn, có những người đang làm ở các cơ quan văn hóa lớn, đại diện cho thanh niên hẳn hoi.
Họ cười hô hố, họ cắt ảnh từng em một,phóng lớn, ngắm thật kỹ. So sánh chán chê. “Ngon vãi”- các bậc cha chú ấy tấm tắc.Rồi họ nằng nặc xin link facebook của các em xinh nhất.
“Chắc vào nhà nghỉ múc nhau”- họ chớt nhả và miệt mài suy đoán, cá cược.
Tôi ước sao có thể giáng ngay cái tát vào mặt những kẻ quay clip, share nó ra trên mạng và há miệng văng những bình luận bẩn thỉu ấy.
Ảnh minh họa. |
Là trẻ em, chúng chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, chưa có khả năng nhận thức, kiểm soát được suy nghĩ,hành vi của mình. Do đó chúng dễ bị chi phối bởi tác động bên ngoài và thực hiện các hành vi thiếu suy nghĩ chín chắn.
Trong một báo cáo chuyên biệt về trẻ vị thành niên, tổ chức UNICEF nhận định: “Sự phản kháng bồng bột của tuổi trẻ với các chuẩn tắc xã hội thường chỉ xảy ra trong một giai đoạn tạm thời và thường mất đi khi các em bước vào tuổi trưởng thành. Một số vi phạm của thanh thiếu niên,như trốn học hay bỏ nhà đi lang thang, chỉ đơn giản là các “vi phạm mang tính tình trạng”.
Cho dù hiện nay với chế độ dinh dưỡng đầyđủ, hầu hết trẻ 14 tuổi đã bắt đầu dậy thì, và cho dù không ít đứa trẻ đã có trảinghiệm liên quan đến tình dục ở lứa tuổi 11-12, thì về tâm lý, trí khôn, chúng vẫn chưa trưởng thành. Chúng luôn luôn là đối tượng nhạy cảm, dễ tổn thương và được pháp luật đặc biệt bảo vệ.
Nhưng ngay cả khi chưa biết về quy định ủa luật pháp đi nữa, xin hãy dừng lại một phút nhìn những đứa bé ấy. Chúng có thể là con, là cháu của bạn hay của đồng nghiệp, người quen.
Nếu những người lớn đang khoái trá hạ nhục đám trẻ em ấy có ai nhận ra một gương mặt quen thuộc, chắc hẳn bàn tay bấm nút share đã dừng ngay lại.
Không ai nỡ sỉ nhục một đứa trẻ mà ta quen biết cha mẹ chúng, hoặc gia đình chúng.
Nhưng với không ít người dùng mạng xã hội,những đứa trẻ kia vô danh. Chúng không tên, không tuổi, không có gia đình,không có nỗi đau đớn và tổn thương, không có sự phẫn nộ, không có sự thất vọng về cách cư xử của người lớn.
Tóm lại, chúng không phải là con người.Chúng chỉ là một clip và vài bức ảnh OK? Ảnh hay clip thì không có nhân tính,nên thật dễ đối xử với chúng cũng theo cách vô nhân tính như thế.
Nhoáy phát, ngón tay đã chuyển ngay sang tấm ảnh khác, clip khác. Ôi kìa một nghệ sĩ nổi tiếng vừa qua đời. Nhanh, nhanh tay bấm mặt buồn và gõ RIP.
Thế là chỉ trong ba giây, trong não người vừa cười cợt, chín đứa trẻ vừa bị hạ nhục rơi phắt vào hố đen của Timelinetrên Facebook.
Nhưng những dòng chữ giết người thì vẫn còn vĩnh viễn, như một lời thần chú đen tối gọi dậy hàng loạt đạo quân âm binh,gọi dậy những cảm xúc hỉ hả xấu xa mà chính người vừa viết ra nó cũng không ngờ là mình có.
Tôi đau đớn và giận dữ.
Cách đây ba năm, bé Yoon Hoo, nhóc tì cực kỳ nổi tiếng trong chương trình truyền hình thực tế “Dad where are you going”mùa đầu tiên của Hàn Quốc đã gặp tình cảnh tương tự.
Quy mô của vụ ấy so với vụ này chỉ bằng cái móng tay út, nhưng cách mà người dùng mạng xã hội Hàn Quốc ứng xử khiến người ta khâm phục sự văn minh của họ.
Bắt đầu từ chương trình. Yoon Ho 6 tuổiđi thẳng vào trái tim người xem vì sự tốt bụng tự nhiên và những hành động ngâythơ vô cùng đáng yêu của bé. Nhưng khi chương trình phát được ít lâu, trên mạng xuất hiện một trang anti fan nhằm “nói xấu và bóc mẽ sự thật về con người YoonHoo”.
Sau khi tin tức về trang này được tung ra, "Yoon Hoo Anti-Cafe" đã trở thành từ khóa trong top những từ đượctìm kiếm.
Fan của Yoon Hoo và nhiều người khác lo lắng rằng Yoon Hoo có thể đọc được thông tin và bị tổn thương.
Vậy là thay vì like, share và bình luận,người dùng mạng Hàn Quốc thông báo trên các trang web khác nhau: "Chúng ta hãy gõ vào ô tìm kiếm dòng chữ “I loveYoon Hoo' hoặc “Yoon Hoo Angel”. Đừng click vào hoặc tìm kiếm "Yoon Hoo Anti-Cafe".
Bắt đầu từ nửa đêm 11-6-2013, họ làmtràn ngập trang tìm kiếm bằng những cụm từ đầy yêu thương và trách nhiệm nóitrên, góp nhau đẩy cụm từ xấu xí "Yoon Hoo Anti-Cafe" xuống đáy vực thông tin, để nó không có cơ hội được tìm thấy nữa.
Những ngôi sao giải trí nổi tiếng Hàn Quốc đưa lên trang cá nhân ảnh chụp chung với Hoo và bày tỏ phẫn nộ về trang antifan.
Cha mẹ của Hoo xin phép nhà trường cho con nghỉ vài ngày để bé không có cơ hội nào biết đến sự việc, dù là tình cờ.Đài truyền hình MBC, nơi sản xuất chương trình-nộp đơn kiện nhóm người “antifan” ngay lập tức.
“Việc sử dụng đến pháp lý là cần thiết bởinhững comment ác ý hướng đến Yoon Hoo có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển củacậu bé sau này. Hơn nữa, đây cũng là biện pháp để những anti fan của các em bé khác trong show biết dừng lại đúng lúc”-đại diện MBC nói.
Chỉ sau sáu ngày, người lập ra trang trang anti-café của Yoon Hoo tự đóng cửa.
Lời xin lỗi công khai của người này rất đáng để một số người dùng xã hội Việt Nam đọc và nghiền ngẫm.
Người đó nói: “Tôi lập ra trang này mà không suy nghĩ gì nhiều. Nhưng nó đã trở thành một vấn đề lớn với phương tiện truyền thông (...)Tôi nghĩ, nếu tôi là một người cha (...) nếu con tôi vẫn còn đang đi học và có anti, thì trái timtôi sẽ rất đau đớn. Do đó, tôi quyết định đóng cửa trang này."
Trước đó mới vài ngày, chúng tôi lo lắng theo dõi trang facebook của một đứa trẻ khác.
Trên trang facebook cá nhân, đứa bé này,nhìn mặt đoán khoảng học trò cuối cấp một, chat với nhân viên của một cửa hàngApple, liên tục nài nỉ van xin anh kia “bán free” cho nó một cái iphone 5S.
“Để học Anh văn. Cầu xin bạn đấy. Nếu bạn không muốn mình bị ăn đập và đuổi ra khỏi nhà”- đứa bé viết.
Nó còn đi xa hơn nữa khi chỉ cách cho anh nhân viên ăn trộm iphone, nhưng bằng cái cách hết sức ngây thơ. “Nửa đêm, bạn mượn ông chủ chìa khóa đến mở cửa hàng và tắt camera đi”- nó viết.
Đoạn chat được chụp hình, share trên một trang cộng đồng. Dân mạng ngay lập tức tìm thấy facebook đứa bé. Cuộc gạch đá bắt đầu.
Giống như các cuộc đấu tố online khác,càng ngày đối tượng chửi rủa càng đi xa mục đích ban đầu. “Nhìn cái mặt óng thế này thì lớn lên gay chắc”-không ít nick nhận xét.
Bọn trẻ sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy các bứ cảnh chế, những bình loạn xúc phạm chúng tràn ngập trên mạng?
Chúng sẽ, hoặc quá sợ hãi và tổn thương,co mình lại, bị trầm cảm, mất niềm tin với người lớn, từ chối những giao tiếp xã hội, tự xem mình là kẻ bỏ đi.
Hoặc, chúng sẽ cực đoan chống trả, trở hành bất cần, ngang ngạnh, hung hãn.
Ở khía cạnh khác là quy định của pháp luật.
Từ lâu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có quy định nghiêm cấm những hành vi “ngược đãi, làm nhục trẻ em”.Các bộ luật Hình sự, Dân sự cũng quy định tương tự với các điều khoản rõ ràng về hành vi gây tổn hại cho trẻ em. Trẻ em, với người giám hộ hoặc đại diện hợp pháp, có thể khởi kiện người đã có hành vi phạm pháp với chúng.
Vậy thì những người lớn chúng ta, chớ nên “tay nhanh hơn não”. Với những bằng chứng trên mạng xã hội về việc công khai hạ nhục gây tổn thương cho những đứa trẻ, chúng ta đã kịp tỉnh ra chưa?