Thứ Hai

Cà gai leo là gì?

Cà gai leo là cây gì? Đặc điểm của cà gai leo? Công dụng tác dụng của cà gai leo chữa bệnh gì? Cà gai leo chữa bệnh gì hiệu quả nhất? Cách dùng cà gai leo: sơ chế, sắc, uống ? Cách phân biệt hình ảnh cà gai leo thật giả. Giá cà gai leo khô bao nhiêu tiền 1kg? Địa chỉ mua bán cà gai leo uy tín? Cách trồng cà gai leo.

Cà gai leo được biết đến như một vị thuốc Đông y. Sử dụng cà gai leo hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, đặc biệt là nhóm bệnh về gan. Hiện nay, đây là một trong những nhóm bệnh phổ biến và nguy hiểm. Sử dụng cà gai leo đem lại nhiều kết quả tốt trong điều trị và phòng ngừa viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Tuy nhiên không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy hình ảnh cây cà gai leo và sử dụng, đun, sắc nấu cà gai leo đúng cách. Những thông tin về cà gai leo, cách dùng, cách uống, nhận biết hình ảnh cà gai leo tự nhiên, địa chỉ mua bán, cách trồng cà gai… được cung cấp ngay sau đây. Người dùng có thể tham khảo để có thêm các phương pháp điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Cà gai leo là gì?


Cà gai leo là một loại thực vật thuộc họ Cà, cây thân nhỏ, phát triển hình dây dài đến một mét. Dân gian từ xưa đến nay sử dụng cà gai leo là một loại thảo dược trong điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.
Cà gai leo là gì?
Đông y sử dụng thân, lá và rễ của cà gai leo để làm thuốc. Đây là loại thảo dược sinh trưởng và phát triển quanh năm, dễ thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết ở nước ta. Chính vì vậy, dược liệu cà gai leo rất phổ biến trên thị trường hiện nay.

Tên gọi khác của cà gai leo


Tên khoa học của cà gai dây là Solanum procumbens Lour. Ngoài ra, cà gai leo được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau như:

Cây cà quýnh;
Cà gai dây;
Cà vanh;
Cà lù;
Cây gai cườm;
Chẻ nam…

Cây cà gai leo mọc nhiều ở đâu?


Cà gai leo là loại cây dễ sinh trưởng, phát triển. Ở Việt Nam, cà gai dây phân bố đều từ Bắc vào Nam. Vậy cây cà gai dây thường có ở đâu, và khu vực nào trồng nhiều loại cây này?

Cà gai leo thường mọc ở đâu?

Địa hình thuận lợi cho sự phát triển của cà gai leo là khu vực trung du và đồng bằng ven biển. Bởi đây là nơi có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với đặc tính của loại thảo dược này.

Cây cà gai leo trồng nhiều ở đâu?

Cây cà gai dây phân bố chủ yếu ở các tỉnh sau:

Miền Bắc: Hòa Bình, Nam Định, Thái Bình…

Miền Trung: Thanh Hóa, Quảng Trị, Nghệ An…

Trong đó, khu vực tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình là có nhiều cà gai dây hơn cả.

Cà gai leo có mấy loại?


Có nhiều cách phân loại cà gai dây:

Phân biệt thông qua đặc điểm, hình ảnh bên ngoài, người dân thường dựa vào màu sắc của hoa cà gai dây. Theo cách chia này, cà gai dây có 2 loại:

Cà gai dây hoa trắng: Đây là loại phổ biến, được sử dụng làm thuốc. Loại này có đặc điểm dây nhỏ, hoa màu trắng.
Cà gai dây hoa tím: Loại này thường chỉ được dùng để làm hàng rào. Đặc điểm của cà gai dây hoa tím là có hoa màu tím, thân dây lớn hơn loại hoa trắng.
Ngoài cách chia trên còn có một cách phân loại theo vùng miền:

Cà gai leo miền Trung: Thân cây cằn cỗi, màu nâu và cứng cáp. Cà gai dây có đặc điểm này là do khí hậu miền Trung khắc nghiệt.
Cà gai leo miền Bắc và miền Nam: Thân cây màu xanh, mềm mại hơn.

Sản phẩm cà gai leo


Cà gai leo được thu hái lá, thân, rễ, sau đó phơi khô để sắc nước. Có thể sắc cà gai dây cùng những thảo dược khác để tăng tác dụng chữa trị bệnh, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ gan.

Ngoài cách thông thường nói trên, hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm từ cà gai dây như:

Viên nang cà gai leo;
Trà cà gai leo;
Cao cà gai leo…
Đây đều là các thực phẩm chức năng, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Người dùng nên sử dụng dưới chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.

Tác dụng của cây cà gai leo


Theo GS. TS Nguyễn Văn Mùi (Nguyên PGĐ Bệnh viện Quân y 103), cà gai leo là một thảo dược được dùng trong điều trị viêm gan tốt hơn cả bồ bồ, nhân trần, diệp hạ châu đắng. Đây cũng là kết quả được chứng minh dựa trên nghiên cứu thực tiễn của Viện dược liệu Trung ương.

Nghiên cứu về cà gai leo tác dụng đối với gan


Hai công trình nghiên cứu khoa học của Viện dược liệu Trung ương năm 1987 – 2000 đã chứng minh tác dụng ngăn chặn bệnh xơ gan:

Nghiên cứu về cà gai leo có tác dụng ức chế quá trình xơ gan dựa trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm.
Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng tổn thương gan do tiếp xúc nghề nghiệp với Trinitrotoluen (TNT) và thăm dò tác dụng bảo vệ gan của cà gai dây trên thực nghiệm, 1998.

Thành phần hóa học của cà gai leo


Theo Đông y, cà gai leo có tính ấm, vị hơi the. Theo y học hiện đại, rễ cà gai dây có chứa nhiều tinh bột. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều dược chất khác nhau:

Saponin steroid;
Các alcaloid solasodin;
Solasodinon;
Diosgenin;
Glycoancaloid;
Các flavonoid;

Công dụng cây cà gai leo chữa bệnh gì?


Dựa vào các nghiên cứu kể trên, cà gai leo được biết tới với các công dụng điều trị bệnh sau:

Cà gai dây có tác dụng điều trị bệnh về gan như viêm gan B, C, xơ gan, gan nhiễm mỡ; kiểm soát an ninh tế bào viêm gan B.
Ức chế tế bào gây ung thư, hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư gan.
Tương trợ trị bệnh bệnh viêm vòm họng virus.
Ngăn chặn sự lớn mạnh của xơ máu nên dùng trị bệnh những bệnh lý gan, mật.
Đông y sử dụng cà gai dây chữa tê thấp, đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi gối.
Cà gai dây chữa cảm cúm, viêm họng, viêm xoang, dị ứng.
Ngoài ra, sử dụng cà gai dây còn giúp mát gan, giải nhiệt, trị mụn. Từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh, gan hoạt động tốt hơn.

Cà gai leo trị bệnh gan


Bệnh gan là một trong những căn bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải hiện nay. Theo thống kê từ Bộ Y tế:

Tỷ lệ mắc viêm gan B của một số nhóm dân cư là 6 – 20%.
Tỷ lệ mắc viêm gan C của một số nhóm dân cư từ 0,2 – 4%
Tỷ lệ người khỏe mạnh mang trong mình virus viêm gan B tại Việt Nam dao động trong khoảng 15 – 25%.
Còn theo thống kê của Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, trung bình mỗi năm tại đây điều trị khoảng 3000 bệnh nhân nội trú mắc xơ gan, viêm tụy do uống rượu.

Chính vì vậy, điều trị bệnh gan và bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây bệnh là việc nên làm. Hiện nay, nhiều bệnh nhân bên cạnh áp dụng phương pháp Tây y còn sử dụng cà gai leo để điều trị đạt kết quả cao.

Cà gai leo chữa viêm gan B, C

Trong thành phần của cà gai dây có chứa hoạt chất Glycoalcaloid. Hoạt chất này được nghiên cứu và chứng minh rằng có khả năng ức chế sự sao chép và làm âm tính virus viêm gan B.

Hiện nay đã có tới 2 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, 4 luận văn tiến sĩ cùng rất nhiều công trình nghiên cứu về dược liệu cà gai leo. Đây là thảo dược duy nhất được thực hiện thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B. Thực nghiệm này đã chứng minh hoạt chất Glycoalcaloid không có tác dụng phụ và đem lại kết quả khả quan trong điều trị viêm gan.

Cà gai leo tác dụng chữa xơ gan

Bệnh nhân xơ gan nên sử dụng cà gai leo. Bởi đây là thảo dược có tác dụng:

Ổn định chức năng gan.
Tái tạo lại tế bào gan đã bị xơ hóa.
Đề tài “Nghiên cứu cây cà gai leo làm thuốc chống viêm gan và ức chế xơ gan” năm 2002 đã thử tác dụng của dạng chiết toàn phần và Glycoalcaloid từ cà gai dây trên mô hình xơ gan, mô hình chống viêm mạn, trên Colagenase.

Kết quả thử nghiệm đã cho thấy, dạng chiết toàn phần và Glycoalcaloid từ cà gai dây có tác dụng trên men Colagenase:

Dạng chiết toàn phần giảm hàm lượng Colagen gan của mô hình xơ gan là 27%.
Dạng Glycoalcaloid giảm hàm lượng Colagen gan của mô hình là 27,6%.

Cà gai leo tác dụng điều trị ung thư gan

Cũng theo kết quả thử nghiệm của đề tài “Nghiên cứu cây cà gai leo làm thuốc chống viêm gan và ức chế xơ gan” nói trên:

Dạng chiết Glycoalcaloid từ cà gai dây có khả năng giảm trọng lượng u trên mô hình u thực nghiệm 35,2%.
Dạng chiết toàn phần từ cà gai dây giảm trọng lượng u trên mô hình tới 42,2%.
Bệnh nhân ung thư gan có thể kết hợp với sử dụng cà gai dây để hỗ trợ điều trị, ngăn chặn sự phát triển, di căn của các tế bào ung thư gan.

Cà gai leo chữa gan nhiễm mỡ

Các dược chất trong cà gai leo như Saponin steroid, Alcaloid salasodin… có tác dụng:

Tiêu diệt các virus gây hại cho gan.
Hỗ trợ gan hoạt động tốt hơn.
Tăng cường đào thải các chất độc hại ra ngoài.
Đào thải, tiêu diệt Cholesterol xấu, bảo vệ gan khỏi nguy cơ gan nhiễm mỡ.
Cà gai dây chữa đau lưng, viêm khớp, nhức mỏi

Ancaloid được sử dụng trong y học với vai trò như là các chất giảm đau hay gây tê. trong nhiều trường hợp, nó có khả năng ngang như morphin hay codein.

Rễ cây cà gai dây có chứa Ancaloid. Do đó, nó có công dụng kháng viêm, giảm đau, tiêu độc… Không chỉ có tác dụng điều trị bệnh đau lưng, cà gai leo còn chữa viêm khớp, nhức mỏi rất hiệu quả.

Công dụng hỗ trợ chữa rắn cắn của cà gai leo

Ngoài công dụng chữa bệnh gan, đau lưng, cà gai leo còn giải độc khi bị rắn cắn. Tác dụng của cà gai dây là giúp ngăn chặn và đào thải chất độc của nọc rắn ra khỏi cơ thể. Đây là cách giải độc rắn được những người đi rừng thường xuyên sử dụng. Nước cà gai dây uống rất an toàn cho cơ thể lại có tác dụng giải độc hiệu quả.

Tuy nhiên, người bị rắn cắn nên đến các cơ sở y tế kiểm tra lại để chắc chắn nọc độc của rắn đã hoàn toàn được loại bỏ.

Cà gai leo có công dụng giải rượu

Tác dụng không ngờ của cà gai leo là giải rượu. Tác dụng này có được là do các hoạt chất quý trong cà gai dây:

Giúp tăng cường khả năng hoạt động của gan.
Giúp gan hoạt động hiệu quả hơn.
Đào thải độc tố tốt hơn.
Nhờ đó, người say rượu sẽ nhanh chóng tỉnh táo và khỏe mạnh khi sử dụng cà gai leo. Đặc biệt cà gai leo không chỉ giúp giải rượu mà còn có thể chống say cực tốt. Nếu công việc bắt buộc phải sử dụng bia rượu, chỉ cần dùng một hàm lượng nhỏ cà gai dây cũng giúp bạn tỉnh táo hơn rất nhiều.

Tác dụng chữa ho gà của cà gai leo

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn hemophillus periusis gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa đông xuân.

Nguyên nhân do tà khí qua miệng mũi vào phế, phế khí không thông, nghịch lên gây ho, bên trong đờm nhiệt ẩn nấp ở phế, gây nên các cơn ho kịch liệt. Bệnh kéo dài ảnh hưởng đến phế khí, phế âm và dễ sinh ra các biến chứng.

Cà gai leo là loại thảo dược có công dụng kháng khuẩn, chống viêm. Bởi vậy, nó được dùng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh ho gà.

Công dụng chữa cảm cúm, dị ứng

Nhờ các dược chất phong phú, cà gai dây chủ trị rất nhiều loại bệnh trong đó có cảm cúm, dị ứng. Đây đều là những căn bệnh thường gặp. Người bệnh có thể dùng nước sắc cà gai leo để giải độc gan, từ đó, chữa dị ứng tận gốc. Với cơ chế kháng khuẩn, cà gai dây ngăn ngừa và điều trị cảm cúm hiệu quả, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.

Tác dụng phụ của cà gai leo


Cà gai leo có tác dụng phụ không? Hiện nay có nhiều tin đồn về việc sử dụng cà gai dây không đem lại tác dụng điều trị gan. Thậm chí uống cà gai dây còn gây hại cho gan. Vậy sự thật về tác dụng phụ của cà gai dây như thế nào?

Thực hư tác dụng phụ của cà gia leo


Cà gai leo được biết đến là một loại thuốc Nam lành tính, chưa được nhiều loại bệnh trong đó có bệnh nan y. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc liệu cà gai leo có tác dụng phụ hay không? Cà gai dây chứa nhiều dược chất quý. Do đó, nếu người bệnh dùng quá liều lượng sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn.

Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những biểu hiện nhẹ như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Vì thế, khi bắt đầu sử dụng cà gai dây, người bệnh nên sử dụng một lượng nhỏ, theo dõi phản ứng của cơ thể với thuốc.

Nếu sau một thời gian sử dụng, người bệnh thấy cơ thể khỏe hơn, không đau đớn, mệt mỏi thì có thể tăng dần liều lượng. Nếu sử dụng đúng liều lượng và dùng đều đặn mỗi ngày thì cà gai dây sẽ không có tác dụng phụ.

Dùng cà gai leo mỗi ngày có tốt không?


Trong đề tài nghiên cứu về cây cà gai leo của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” đề tài đã chỉ ra được tác dụng chống viêm gan, ngăn chặn sự phát triển xơ gan và chống oxy hóa của dạng chiết toàn phần và dạng hoạt chất chính Glycoalcaloid ở mô hình thực nghiệm sinh vật của cây thuốc này. Từ những kết quả nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã đưa thuốc vào áp dụng cho nhóm bệnh nhân tình nguyện bị viêm gan B. Kết thúc quá trình, tất cả các bệnh nhân đều không thấy có tác dụng phụ, bên cạnh đó các triệu chứng thường thấy của bệnh viêm gan B như vàng da, ăn uống khó tiêu, bụng trướng đều biến mất.

Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác cũng chỉ ra rằng thuốc ở dạng chiết xuất toàn phần không có độc, không xuất hiện tác dụng phụ không ảnh hưởng đến các chức năng gan, thận, dạ dày như với thuốc Tây.

Lưu ý khi dùng cà gai leo tránh tác dụng phụ

Để tránh các tác dụng phụ của cà gai leo, người bệnh nên chú ý liều lượng khi sắc nước thảo dược này. Khi uống nước sắc cà gai dây, bạn nên tuân thủ theo đúng liều lượng cho phép không nên lạm dụng thuốc, gây tác dụng không mong muốn.

Đối với người bình thường, để bảo vệ lá gan nên uống khoảng 20 – 30g một người/ngày
Đối với người sử dụng để điều trị bệnh nên uống khoảng 100g/người/ngày.
Như vậy, uống cà gai leo thường xuyên hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, không gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó việc sử dụng cà gai dây thường xuyên còn giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh:

Bảo vệ lá gan khỏe mạnh.

Giúp hỗ trợ điều trị các bệnh xơ gan, viêm gan virus, hạ men gan hay gan nhiễm mỡ rất hiệu quả.

Hình ảnh cây cà gai leo


Tuy cà gai leo khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên nhiều người dùng vẫn gặp phải trường hợp không phân biệt được đâu là cà gai dây thật đang được bán trên thị trường. Để có thể tìm mua hoặc phân biệt được cà gai leo mọc trong tự nhiên, người dùng không nên bỏ qua những thông tin dưới đây.

Đặc điểm cây cà gai leo


Cà gai dây có hình dạng thân nhỏ, nhiều gai. Chúng tồn tại ở thể mọc thẳng hoặc bò, leo.

Thân cây: Có độ dài đến 6m hoặc hơn, nhẵn, nhiều cành.
Cành cây: Có nhiều gai màu vàng, cong.
Lá cây: Màu xanh mọc so le, hình trứng, bầu dục hoặc thun, sẻ thùy không đều. Mặt dưới lá có lông mềm hình sao, màu trắng nhưng không bị nhám, mặt trên có gai.
Hoa cà gai dây: Màu trắng, nhụy vàng, mỗi bông có từ 4 đến 6 cánh. Hoa mọc vào độ tháng 4 đến tháng 5.
Quả cà gai leo: Mọng bóng căng, hình tròn màu xanh, khi chín có màu đỏ, cuống quả dài 2cm.
Hạt cà gai dây: Màu vàng hình thận dẹt. Ra quả vào độ tháng 7 đến tháng 9.
Với những đặc điểm này, bạn có thể sử dụng thân, cành, lá, rễ cây cà gai làm thuốc chữa bệnh để đạt hiệu quả cao nhất.

Phân biệt cây cà gai leo thật – giả


Cách nhận biết cây cà gai leo giúp người dùng chọn mua được đúng cây cà gai dây thật. Việc này hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả và cải thiện tích cực hơn.

Phân biệt cà gai leo thật với cà gai dại

Người ta thường nhầm lẫn cà gai leo với các loài cà dại khác như: Cà dại hoa, cà độc dược… Dưới đây là hướng dẫn nhận biết các loại cây này.

Cây cà gai leo như thế nào?


Mọc thành bụi, bò dưới đất hoặc leo lên các vật thể xung quanh;
Thân cây có lông trắng, nhiều gai nhọn.
Lá mọc đối xứng, hình trứng hoặc thuôn dài. Mặt trên lá màu tím xanh thẫm;
Hoa mọc thành cụm. Thời điểm ra hoa từ tháng 4 đến tháng 5. Kết quả khoảng tháng 7 đến tháng 9.
Quả khi chín có màu đỏ mọng, bóng bẩy.
Cà gai leo có hai loại: Loại hoa trắng, dây nhỏ và loại hoa tím, dây lớn. Người ta thường dùng cây cà gai hoa trắng làm thuốc hơn loại hoa tím.

Hình ảnh cây cà gai dại

Tuy có hình dáng tương đối giống nhau nhưng nếu để ý kỹ, bạn vẫn có thể phân biệt được cây thật và dại. Khi mua, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm khác biệt sau:

Thân cây cà dại, độc thường cao hơn cà gai leo thật. Chúng thường mọc đứng, thân cây cao từ 2 đến 3m. Trong khi cà gai dây thật chỉ cao 0.6 đến 1m.
Lá cây cà dại to hơn, có chiều dài từ 5 đến 10cm (cà gai dây là 3 – 4cm).
Quả cà dại khi chín màu vàng, đường kính 10 – 15mm, lớn hơn cà gai dây (5 – 7mm).
Dù cây cà gai dây bán ở đâu, người dùng cũng cần nhận biết rõ ràng các đặc điểm để tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng.

Nhận biết cà gai leo với cà gai độc, cà gai Tàu

Ngoài loại cà gai dại, nhiều người thường nhầm lẫn cà gai leo với loại cà Tàu hoặc cả độc dược. Việc sử dụng phải cà gai độc dược, cà gai tàu rất nguy hiểm. Bởi chúng không có tác dụng đối với sức khỏe mà còn gây hại cho gan. Người dùng cần lưu ý các đặc điểm dưới đây để phân biệt chúng với cà gai leo.

Đặc điểm cà gai leo Tàu

Toàn thân cây và lá cà tàu có màu xanh lục nhạt, phiến lá to rộng gần giống các loại cà cho ăn quả. Toàn thân, cây và cuống và gân lá cả hai phía trên dưới đều có nhiều gai nhọn sắc.

Cụm hoa tán ngoài lách lá mọc thành chùm 3 – 5 cái, cánh hoa màu trắng hoặc xanh lục nhạt 5 cánh rời hình sao rộng 2cm. Tiểu nhị vàng, bao phấn dài 8 – 9 cm.

Quả không có lông tròn, có bớt rằn xanh, khi chín màu vàng tươi đường kính 2,5 – 3 cm.

Đặc điểm của cây cà độc dược

Thân: Thân thảo cao tầm 2m, phần gốc hóa gỗ, cành non có màu xanh lục hoặc tím

Lá: Mọc so le hình trứng;
Hoa: Hoa to, có hình giống hoa rau muống;
Quả: Tròn, có gai nhọn;
Cây cà độc dược có nhiều độc tố và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người đúng như tên gọi của nó vì vậy cần cẩn trọng khi sử dụng. Nếu sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Để tránh nhầm lẫn, người bệnh có thể tìm đúng cây tươi phơi khô để uống vì khi cây đã khô rất khó nhận biết. Nếu sử dụng sản phẩm khô cần tìm nơi uy tín để mua sử dụng. Ngoài ra, có một số lựa chọn khác cho bạn như sử dụng các sản phẩm dạng cao như cao cà gai leo.

Cách sử dụng cây cà gai leo


Cây cà gai dây có nhiều tác dụng, nhất là đối với những người bệnh gan. Tuy nhiên, để những tác dụng này phát huy hiệu quả cao nhất, người dùng cần sử dụng đúng cách và đúng trường hợp.

Những đối tượng có thể sử dụng cà gai dây


Cây cà quýnh không sử dụng cho tất cả mọi đối tượng, có những đối tượng không nên sử dụng. Do vậy, người dùng cần xác định mình thuộc nhóm đối tượng được dùng hay không.

Dùng cho người uống rượu nhiều, bị ngộ độc do rượu.
Dùng cho người mắc các bênh như ho, hen suyễn, cảm cúm.
Dùng cho người bị viêm gan virus, xơ gan, gan nhiễm mỡ, men gan tăng cao.
Dùng cho người bị mề đay, mẩn ngứa.
Dùng cho người ăn uống kém, khó tiêu.

Hướng dẫn cách sử dụng cà gai leo an toàn, hiệu quả


Để sử dụng được cà vành hiệu quả, người dùng cần tuân thủ theo những cách sử dụng hiệu quả nhất dưới đây.

Cách sơ chế cà gai leo

Cà gai dây sau khi thu hái sẽ được rửa sạch đất cát, bụi bẩn. Lưu ý rửa sạch lá, bởi bề mặt dưới lá cà gai dây có lớp lông màu trắng nhạt bám bụi.

Cà gai dây rửa sạch, cắt lá, thân và rễ thành từng khúc nhỏ. Nếu điều kiện thời tiết tốt, nắng to thì đem phơi đến khi khô. Nếu độ ẩm cao, không có nắng thì đem cà gai dây sao khô trên lửa nhỏ.

Cách sắc nước cây cà gai

Rửa sạch 50g cà gai dây khô, sau đó cho vào ấm đun cùng 1 lít nước. Đun đến khi sôi thì để lửa nhỏ trong khoảng 10 phút thì tắt bếp. Chắt nước sắc cà gai leo và chia làm nhiều phần uống trong ngày.

Cách nấu, sử dụng cao cà gai leo

Ngoài cách dùng cà gai phơi khô, sắc nước, người dùng có thể nấu cao cà gai dây để sử dụng tiện lợi hơn. Tuy nhiên nấu cao cà gai leo khá phức tạp, cần nhiều thời gian và công đoạn khác nhau.

Cao cà gai dây được nấu từ cây cà gai dây, thành phẩm thường có dạng sệt. Khi sử dụng chỉ cần lấy khoảng 2g cao cà gai dây pha với 200ml nước.

Cao dược liệu là các chế phẩm được điều chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể tích nhất định các dịch chiết thu được từ dược liệu. Với thể tích nhỏ, đặc, cao dược liệu thường chứa hàm lượng dược chất lớn. Qua đó, giúp người dùng chỉ cần dùng với liều lượng nhỏ mà vẫn có tác dụng điều trị rất tốt. Ngoài vấn đề bảo quản thì có thể nói cao là dạng sử dụng tối ưu nhất của các dạng bào chế cổ truyền.

Cách bảo quản cây cà quýnh khô như thế nào?

Cà gai leo sau khi sấy hoặc phơi khô thì cần được bảo quản bằng túi nilon buộc kín và để ở nơi thoáng mát. Khi sử dụng nên dùng găng tay lấy cà gai leo khô sau đó lại buộc kín miệng túi để tránh ẩm mốc.

Cách uống cà gai leo cho từng trường hợp bệnh

Mỗi trường hợp bệnh khác nhau sẽ có những cách uống cây cà gai khác nhau. Dưới đây là một số cách uống cà gai leo mà người dùng có thể tham khảo để áp dụng sao cho phù hợp.

Giải rượu, giải độc gan bằng cà gai leo

Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. Lấy 100g cà gai dây (bao gồm thân, lá, rễ) khô sắc với 400ml nước đun còn 150ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm.

Ngoài ra, có thể dùng 50g cây cà gai toàn cây khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Dùng bài thuốc này sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào gan.

Cà gai có tác dụng bảo vệ tế bào gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ cà gai dây thì sẽ tránh được say.

Giải độc rắn cắn bằng cà gai leo

Lấy 20gr rễ hoặc thân, lá của cây cà gai dây rửa sạch. Sau đó giã nát chúng rồi vắt nước uống. Sử dụng phần bã thuốc đắp lên vết thương.

Uống cà gai leo chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi

Nguyên liệu:

Cà gai leo: 10g;
Dây gấm: 10g;
Thổ phục linh: 10g;
Kê huyết đằng: 10g;
Lá lốt: 10g;
Cách làm:

Sao vàng các nguyên liệu trên, sắc uống ngày 1 thang. Kiên trì uống liên tục từ 10 – 30 thang sẽ có hiệu quả.

Chữa dị ứng, ho gà, hen suyễn nhờ cà gai leo

Lấy 16 – 20gr cà gai dây (rễ hoặc thân, lá) sắc uống mỗi ngày.

Cà gai điều trị các bệnh về gan (viêm gan, xơ gan)

Dùng 35g rễ hoặc thân lá cà gai dây, sắc với 1 lít nước. Đun đến khi còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày. Cách này giúp hạ men gan, giải độc gan rất tốt.

Người dùng có thể uống nước cà gai dây trong ngày thay cho trà hoặc nước lọc. Tuy nhiên cần lưu ý liều lượng cà gai dây dùng trong 1 ngày đối với 1 người là 50g. Không nên sử dụng quá nhiều.

Ngoài cách dùng cà gai dây sắc nước nói trên, người dùng có thể hãm cà gai leo khô với nước sôi giống như hãm trà. Cách dùng cà gai leo hãm nước uống đơn giản và tiết kiệm thời gian.

Cách dùng cây cà gai chữa bệnh


Cây cà gai dây được sử dụng để chữa bệnh như thế nào? Phần nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

Sử dụng cà gai leo chữa bệnh viêm gan B hiệu quả

Theo tài liệu nghiên cứu của Viện Dược liệu Trung ương cùng kết quả lâm sàng của bệnh nhân viêm gan B, đây là một vị thuốc tốt cho gan, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.

Đề tài “Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” do TS. Nguyễn Thị Minh Khai chủ nhiệm đã chứng minh cà gai leo là dược liệu có tác dụng bảo vệ gan, hạ men gan và ngăn chặn sự phát triển của bệnh xơ gan.

Định lượng cà gai leo phù hợp nhất với người mắc các bệnh về gan khoảng 50 – 60g/ người/ ngày. Người dùng có thể thực hiện theo 2 cách là hãm nước hoặc sắc uống.

Theo đánh giá của Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Quang (Chủ nhiệm khoa truyền nhiễm của BV TƯ Quân đội 108) trên bệnh nhân bị viêm gan, đặc biệt là viêm gan B mạn tính. Kết quả, sau 3 – 6 tháng sử dụng, 100% bệnh nhân đều hết các triệu chứng của bệnh.

Cách dùng cà gai leo mát gan, giải độc cơ thể

Sử dụng 50g cà gai dây khô, rửa sạch bằng nước. Sau đó tráng cà gai dây khô với nước sôi (giống như tráng chè). Cuối cùng đổ vào ấm 700ml nước vừa đun sôi, hãm trong 30 phút.

Nên dùng nước hàng ngày thay nước lọc. Lưu ý để ấm nước cà gai leo trong bình ủ để giữ nhiệt.

Lưu ý khi sử dụng cà gai leo

Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không nên cho uống cà gai leo. Bởi trong thành phần cà gai dây có chứa hàm lượng một số chất không tốt cho cơ thể trẻ nhỏ. Cơ thể trẻ nhỏ 6 tuổi không thích nghi được với các dược chất này. Nếu cố dùng sẽ ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng của trẻ. Vì vậy các bậc phụ huynh lưu ý không được tùy tiện cho trẻ sử dụng cà gai dây.
Phụ nữ mang thai hoặc đang con bú không được dùng, nếu có nhu cầu sử dụng cần được thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ.
Người dùng có thể uống nước cà dây mỗi ngày để cải thiện làn da mụn.
Người dùng không nên quá lạm dụng cà gai để chữa bệnh hoặc làm đẹp. Việc lạm dụng cà gai dây không những không đem lại tác dụng như ý muốn mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ngoài ra, đối với bệnh nhân đang điều trị theo phương pháp Tây y thì không nên tự ý bỏ thuốc Tây để sử dụng các chế phẩm, nước sắc từ cây cà dây. Bởi các chế phẩm từ cà gai dây chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Việc kết hợp hai phương pháp sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm nhanh hơn.

Bài thuốc chữa bệnh từ cà gai leo


Ngoài những cách sử dụng đã kể trên, người dùng có thể sử dụng cây cà vành kết hợp với nhiều vị thuốc khác như: giảo cổ lam, cây dừa cạn, sáp ong, lá lốt, bán chi liên… để chữa bệnh.

Bài thuốc chữa viêm gan từ cà dây

Nguyên liệu của bài thuốc này bao gồm:

Cà gai leo (thân, rễ, lá): 30g;
Cây dừa cạn: 10g;
Cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu): 10g.
Cách làm 1:

Cho tất cả các nguyên liệu trên vào sao thật vàng.
Sau đó mỗi ngày dùng một lượng khoảng 40g để sắc uống thay nước lọc.
Cách làm 2:

Dùng 35g rễ hoặc thân lá cà gai leo sắc với 1 lít nước.
Đun cho đến khi cạn còn 300ml thì dừng lại.
Chia phần nước thành 3 lần trong ngày giúp hạ men gan, giải độc gan.

Bài thuốc chữa phong thấp từ cây cà gai dây

Nguyên liệu của bài thuốc này bao gồm:

Rễ và lá cà gai leo;
Rễ cỏ xước;
Cỏ chân chim;
Râu mấu;
Rễ tầm xuân;
Râu đau xương;
Cách làm:

Lấy 20g mỗi loại nguyên liệu trên sắc với 2 lít nước. Hoặc sao lên rồi mới sắc nước uống.
Đun cạn còn 1 lít hoặc 0,5 lít là dùng được.
Cà gai dây kết hợp với các vị thuốc khác có tác dụng điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.

Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ bằng cà quýnh

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Cà gai leo: 30g;
Giảo cổ lam: 30g;
Cách làm:

Cà gai leo và giảo cổ lam lấy mỗi loại 30g.
Hãm cà gai dây cùng giảo cổ lam với 1 lít nước vừa đun sôi.
Uống trà cà gai dây, giảo cổ lam mỗi ngày, dùng liên tục trong 1 tháng giúp giảm mỡ máu, men gan cao.

Cây cà gai leo giúp chữa sưng mộng răng

Nguyên liệu bao gồm:

Hạt cà gai dây tán nhỏ: 4g;
Sáp ong: 2g;
Cách làm:

Trộn đều 2 nguyên liệu trên rồi bỏ vào đồ đồng (hoặc giấy bạc). Mang đốt lấy khói xông vào chân răng (Trong Bách Gia Trân Tàng dạy).

Dùng cà gai leo sau bao lâu thì có tác dụng?


Sử dụng cà gai dây cũng như những vị thuốc thảo dược khác, hiệu quả chữa bệnh sẽ phát huy sau từ 3 đến 6 tháng sử dụng.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả này, người dùng cần kiên trì sử dụng, không bỏ dở, ngắt quãng. Đồng thời, người dùng cần sử dụng đúng thời điểm, liều lượng và phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, thăm khám bác sĩ định kỳ. Như vậy, khả năng lành bệnh sẽ cao hơn rất nhiều.

Địa chỉ thu mua cây cà gai leo


Thu mua cà gai leo ở đâu tốt nhất là vấn đề nhiều người quan tâm. Cà gai leo là cây thuốc Nam hỗ trợ điều trị viêm gan, phong thấp, ho gà, rắn cắn… Chính vì thế, cà gai leo được nhiều người tìm mua về trồng và sử dụng. Vậy thu mua cà gai leo ở đâu chất lượng nhất?

Cây cà gai leo bán ở đâu uy tín?


Cà gai leo là cây thuốc Nam mọc khắp nơi trên nước ta. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng, người dùng không tự ý đi hái về sử dụng. Nếu không có chuyên môn và hiểu biết thì rất dễ hái phải cà độc. Tốt nhất nên mua cà gai dây tươi tại nơi nuôi trồng. Bạn cũng có thể mua cà gai dây khô tại các hiệu thuốc Đông y, công ty dược phẩm uy tín.

Cây cà gai leo bán ở đâu thành phố Hồ Chí Minh?


Tại thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều địa chỉ bán cà gai leo khác nhau. Thảo dược này được trồng nhiều ở nước ta, bạn không cần quá lo mua phải cà gai dây giả. Tuy nhiên, nên chú ý khi mua tại các cơ sở, cửa hàng không có chứng nhận chất lượng. Bởi thảo dược tại các địa chỉ thiếu tin cậy có thể chưa được sơ chế, khử trùng khoa học. Cà gai dây có thể bị giảm tác dụng nếu không được làm sạch, sấy khô đúng cách. Vì vậy, nếu ở thành phố Hồ Chí Minh, bạn nên chọn mua cà gai leo khô tại các hiệu thuốc Đông y, công ty dược phẩm.

Mua cà gai leo ở đâu Hà Nội?


Cà gai leo sinh trưởng ở rất nhiều tỉnh khác nhau ở Việt Nam. Do đó không khó để tìm mua loại thảo dược này ở Hà Nội.

Nơi bán cây cà gai leo tươi tại Hà Nội


Bạn có thể dễ dàng mua được cà gai leo tươi ở Hà Nội tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam và huyện Ba Vì. Đây là những nơi có vườn canh tác cà gai dây chất lượng. Tuy nhiên, cần tìm hiểu cách bảo quản, sơ chế cà gai dây tươi trước khi mua.

Địa chỉ mua cà gai leo khô ở Hà Nội


Tương tự như thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều nơi bán cà gai leo khô tại Hà Nội. Tuy nhiên, hãy ưu tiên các nhà thuốc Đông y lớn, cà gai dây được thu hái bởi các công ty dược liệu. Việc này sẽ giúp bạn yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Bán cà gai leo tại Đà Nẵng, Cần Thơ và một số tỉnh thành khác


Địa chỉ bán cà gai leo rất phổ biến trên toàn quốc. Bởi đây là loài cây được đánh giá cao trong Đông y. Do đó, người tiêu dùng tại Đà Nẵng, Cần Thơ hay các tỉnh khác đều dễ dàng mua được cà gai dây tại các hiệu thuốc Đông y lớn. Ngoài ra, bạn có thể mua cà gai dây qua mạng xã hội, internet theo những công ty có chứng nhận kinh doanh, kiểm định chất lượng.

Mua giống cây cà gai leo ở đâu?


Bạn có thể mua hạt giống cây cà gai leo thuần chủng tại các trung tâm hạt giống chất lượng. Một số địa chỉ bán hạt giống cà gai dây uy tín:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội;
Trung tâm ươm giống Ba Vì;
Các nơi khác.

Giá cà gai leo bao nhiêu tiền 1kg?


Hiện nay trên thị trường có nhiều nơi quảng cáo bán cà gai dây. Tuy nhiên đa phần sản phẩm quảng cáo hiện nay có chất lượng thấp, chưa cân xứng với túi tiền người tiêu dùng bỏ ra. Nếu không biết đúng giá cà gai dây, bạn dễ dàng bị mua đắt hoặc mua sản phẩm kém chất lượng. Sau đây là bảng giá cây cà gai dây loại tươi, khô và giá cà gai leo Tuệ Linh giúp bạn mua được sản phẩm cà gai chất lượng với giá tốt nhất.

Cà gai leo có các mức giá khác nhau, tùy thuộc vào từng loại: Cà gai tươi, khô; trà cà gai…

Giá bán cà gai leo tươi


Giá cà gai leo tươi tương đối rẻ. Mức giá dao động từ 10.000 đến 15.000đ/ kg. Cà gai dây tươi có giá thành rẻ như vậy do loài cây này khá dễ trồng. Một số cơ sở mua giống cà gai dây để nuôi trồng và bán ra thị trường với số lượng lớn.

Giá cà gai leo khô bao nhiêu 1kg?


Do ở dạng tươi cà gai dây khó bảo quản nên người ta thường phơi khô hoặc sao khô để bán ra thị trường. Vậy giá cà gai dây khô bao nhiêu 1kg? Mỗi bộ phận cà gai dây lại có mức giá bán khác nhau:

Giá cà gai leo khô thái lát: 100.000 – 150.000đ/ kg.
Giá 1kg rễ cà gai leo khô: 200.000 – 250.000đ/ kg.
Giá 1kg thân cà gai leo khô: 100.000 – 120.000đ/ kg.

Giá giống cây cà gai leo


Giá giống cây cà gai leo cũng được rất nhiều người thắc mắc. Vì có rất nhiều tỉnh nước ta như Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hoà Bình… đều có thể trồng được loài thảo dược này. Loài cây này cũng có thể trồng ở vườn nhà nếu đúng kỹ thuật.

Giá một gói hạt giống cây cà gai dây khoảng 150.000đ – 250.000đ. Một gói có khoảng 300 – 500 hạt, tỷ lệ sống sót sau gieo trồng là trên 50%.

Cách chọn mua cà gai leo tốt, đúng giá


Để mua được cà gai leo tốt, đúng giá thì người tiêu dùng cần biết phân biệt cà gai dây bằng mắt thường và chọn những cơ sở bán uy tín, tránh tiền mất tật mang. Sau đây là những lưu ý khi chọn mua cà gai dây:

Không mua hàng ở những cơ sở không có nguồn gốc rõ ràng, địa chỉ và tên tuổi không uy tín.
Phải kiểm tra kĩ hàng trước khi nhận; tốt nhất nên trực tiếp tới các cửa hàng dược liệu để chọn mua sản phẩm. Sản phẩm cà gai dây đảm bảo chất lượng, phải có mùi thơm và không bị nấm mốc;
Hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng cây cà gai dây để chữa bệnh; nên mua cà gai dây ở cơ sở bán có chuyên gia y tế hoặc nhân viên tư vấn cụ thể, rõ ràng.
Chọn mua ở những địa chỉ được nhiều người đánh giá tốt về sản phẩm.

Cách nhân giống, kĩ thuật trồng cà gai leo hiệu quả


Cà gai leo là loại cây mọc thành từng bụi nhỏ nên rất phù hợp trồng ở vườn hoặc trong bồn nhỏ, trên sân thượng. Cây cà gai dây dễ thích nghi và phát triển, chỉ cần tưới nước và bón phân thì cây sẽ phát triển tốt. Sau đây là cách nhân giống và kĩ thuật trồng cà gai dây đơn giản tại nhà.

Cách nhân giống cà gai leo rộng rãi


Cà gai leo là thảo dược có công dụng chữa bệnh khá tốt nên hiện nay được nhân giống và trồng ở nhiều nơi nước ta. Để có sản lượng và chất lượng tốt khâu nhân giống rất quan trọng. Vậy làm thế nào để nhân giống cà gai dây đạt tỷ lệ nảy mầm cao?

Nhân giống cà gai leo phụ thuộc vào khâu làm đất


Để nhân giống cà gai leo đạt tỷ lệ cao phải chọn loại đất tốt và tơi xốp. Lưu ý, đất không có lẫn đá sỏi và các loại cỏ dại. Việc lựa chọn khu đất để làm đất nhân giống cà gai dây phải thật kỹ. Sau khi đã chọn được đất, cần tiến hành làm đất, nhặt sạch cỏ dại, bón phân chuồng, vôi, phân vi sinh với tỷ lệ hợp lý như sau: Mỗi 1m2 bón 3kg phân chuồng, 1kg phân vi sinh, 0,3kg vôi bột.

Cách chăm sóc hạt giống cà gai leo đã gieo


Để chăm sóc cây giống tốt, nên chú ý tưới nước cho cây. Mỗi ngày nên tưới 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối. Nên duy trì chăm sóc tốt, sau 5-7 ngày hạt cà gai leo sẽ mọc thành cây con. Sau khi được khoảng 25-30 ngày, cây có chiều cao khoảng 10-15 cm là có thể đem cây đi trồng được.

Kĩ thuật trồng cây cà gai leo

Dưới đây là kỹ thuật trồng, cách chăm sóc, thu hoạch và bảo quản cà gai leo tại nhà.

Mùa vụ gieo trồng cà gai leo

Gieo hạt, ươm giống cà gai leo: Từ tháng 1 đến tháng 2
Trồng cây ra vùng nguyên liệu: Tháng 2 đến tháng 3 (Lúc này thời tiết đầu xuân mát mẻ, mưa nhiều là thời gian thích hợp nhất để đánh cây con ra trồng đại trà).
Thu hoạch cà gai leo: Từ tháng 8 đến tháng 9.

Đất trồng cà gai leo

Trước khi trồng cần làm đất tơi xốp, lên luống rộng 0.7 m, rãnh sâu 30 cm. Mỗi luống trồng một hàng cà gai leo. Tiến hành bón lót cho đất trồng với tỷ lệ: 1ha bón phân chuồng 10 tấn, 3 tấn phân vi sinh và 200kg vôi bột.

Lưu ý: Không nên trồng cà gai leo ở các vùng đất trũng, ngập nước.

Cách chăm sóc cà gai leo

Sau khi trồng cà gai leo, người trồng cần chăm sóc cây thường xuyên để đạt năng suất cao:

Cây trồng xong cần tưới nước ngay. Nếu thời tiết sau khi trồng ít mưa cứ 3 ngày lại tưới nước cho cây 1 lần.
Quá trình trồng cần xử lý cỏ dại bằng cách làm cỏ hoặc dùng các chế phẩm diệt cỏ sinh học. Tránh dùng thuốc trừ cỏ vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc sau này.
Để ngăn cỏ dại mọc cũng có thể áp dụng cách dùng màng phủ nilon đen trên luống sẽ giúp giữ được độ ẩm và hạn chế cỏ dại rất hiệu quả.

Thu hoạch và bảo quản cà gai leo


Cà gai dây sau khi thu hái cần được bảo quản đúng cách. Bởi với khí hậu nước ta, nếu không có phương pháp bảo quản rất dễ gây mốc, ẩm, hỏng cà gai dây. Sử dụng phải cà gai đã bị hỏng, bị mốc sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, đặc biệt là gan.

Thu hoạch cây cà gai dây như thế nào?


Sau trồng 2 tháng, cây sẽ cho hoa và quả. Khi cây được 5 đến 6 tháng tuổi có thể thu hoạch một phần thân lá theo hình thức tỉa thưa vừa để cây có đủ ánh sáng quang hợp.

Cách bảo quản cây cà gai leo như thế nào?


Cả cành lá và quả cà gai leo đều có giá trị làm thuốc. Khi thu hoạch xong nhặt toàn bộ quả để riêng, cành, lá để tươi hoặc đem phơi khô tùy theo mục đích sử dụng. Chọn ra những quả tròn, quả to phơi khô bảo quản hạt trong chai lọ kín để làm giống.

Riêng đối với cà gai đã được phơi hoặc sao khô, người dùng lưu ý bảo quản bằng túi nilon kín hoặc hộp nhựa, hộp thủy tinh đậy nắp. Để cà gai khô ở khu vực thoáng mát. Mỗi khi lấy cà gai khô, không nên sử dụng tay ướt hoặc vật dụng dính nước để tránh làm ẩm mốc.

Nguồn cagaileosadu.com