Cảng Quốc tế Cam Ranh là cảng dịch vụ tổng hợp, đảm bảo phục vụ các lực lượng và cung cấp các dịch vụ hàng hải cho các tàu dân sự, quân sự của các quốc gia trên thế giới...
Cảng Cam Ranh nhìn từ trên cao - Ảnh: Bùi Văn Xuân
Hơn 1 năm thi công (khởi công ngày 23.2.2015) với sự nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, Quân chủng Hải quân, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn... toàn bộ các hạng mục công trình thủy (gồm 2.147 m bến cập tàu và kè kết hợp bến) cùng các công trình bờ của Cảng Quốc tế Cam Ranh đã hoàn thành.
Lễ khánh thành cảng do Bộ Quốc phòng tổ chức - Ảnh: Bùi Văn Xuân
Cảng có chiều dài cầu giai đoạn 1 là 2.147 m độ sâu 20 m; bãi tập kết hàng hóa 26.000 m2… nằm trong dự án 130 ha, gồm 3 khu: dịch vụ hàng hải và cung ứng tàu biển; khu đóng và sửa chữa tàu biển; khu đóng và sửa chữa công trình dầu khí... với số vốn lên đến 2.000 tỉ đồng. Cảng có thể đón tàu trọng tải 11.000 DWT.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến dự lễ khai trương - Ảnh: Bùi Văn Xuân
Tại buổi khai trương Cảng Quốc tế Cam Ranh (8.3), đô đốc Nguyễn Văn Hiến, thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh: Vịnh Cam Ranh là một trong những vịnh biển tự nhiên tốt nhất thế giới, hội tụ đầy đủ những ưu thế mang tầm chiến lược về địa lý, hàng hải, quân sự, kinh tế, chính trị…; nằm án ngữ trên con đường hàng hải, hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương giữa châu Âu, Trung Cận Đông với các nước châu Á. Một vị trí yết hầu án ngữ tuyến hàng hải quan trọng của thế giới chạy qua Biển Đông - nơi vận chuyển một lượng lớn hàng hóa, nguyên vật liệu cho các nền kinh tế hàng đầu thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… cùng các căn cứ quân sự của Mỹ ở các nước Đông Bắc Á.
Một góc cảng - Ảnh: Bùi Văn Xuân
Hiện nay Biển Đông cũng đang trở thành tâm điểm quan tâm của dự luận quốc tế cũng như là nơi diễn ra cuộc tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc. Với vị trí chiến lược, nhiều nước đã và đang tìm mọi cách để thuê hoặc sử dụng Bán đảo Cam Ranh.
Rất nhiều thiết bị máy móc hiện đại được trang bị cho Cảng Quốc tế Cam Ranh - Ảnh: Bùi Văn Xuân
Cảng Quốc tế Cảm Ranh khánh thành và đi vào hoạt động sẽ góp phần quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế của Vịnh Cam Ranh; không chỉ có vai trò quan trọng với quốc phòng - an ninh, mà còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của khu vực nam Trung bộ...
Tàu Quân y 561 - Khánh Hòa neo đậu tại cảng - Ảnh: Bùi Văn Xuân
Bằng việc cho tàu của tất cả các nước cập Cảng Quốc tế Cam Ranh, Việt Nam một mặt đã khẳng định chủ quyền của mình mặt khác đã đổi mới cách tiếp cận đa phương hóa trong việc sử dụng cảng Quốc tế Cam Ranh và bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông. Tương lai cảng Quốc tế Cam Ranh sẽ trở thành trung tâm cảng dịch vụ hàng hải, nghỉ dưỡng, hậu cần, kỹ thuật chật lượng cao trong khu vực.
Tàu Kiểm ngư KN-490 - Ảnh: Bùi Văn Xuân
Phát biểu trong buổi lễ khánh thành cảng, chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm, Giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn nhấn mạnh, với vị trí chiến lược tại Vịnh Cam Ranh, Cảng Quốc tế Cam Ranh đi vào hoạt động sẽ là điểm đến lý tưởng cho các thủy thủy đoàn, khách du lịch, các doàn giao lưu đối ngoại quân sự khắp các nơi trên thế giới về đây. Nó sẽ tạo ra một diện mạo mới cho Vịnh Cam Ranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, du lịch khu vực nam Trung bộ...
Tàu Kiểm ngư KN-490 - Ảnh: Bùi Văn Xuân
Thuyền buồm huấn luyện Lê Quý Đôn - Ảnh: Bùi Văn Xuân
Cầu cảng có thể neo đậu hàng chục tàu thuyền lớn - Ảnh: Bùi Văn Xuân
Trụ sở điều hành - Ảnh: Bùi Văn Xuân
Khu dịch vụ kỹ thuật - Ảnh: Bùi Văn Xuân
Bể bơi tiêu chuẩn sẵn sàng phục vụ các sĩ quan, thủy thủ tàu nước ngoài, trong thời gian chờ sửa chữa tàu thuyền tại Cam Ranh - Ảnh: Bùi Văn Xuân
Theo THANH NIÊN ONLINE