“Phòng Cấp cứu” là nơi níu giữ những sợi dây sinh tồn mỏng manh của mỗi cuộc đời khi gặp nạn. Rất đông trong số các ca cấp cứu hiện nay là nạn nhân của tai nạn giao thông (TNGT), mong sao người người khi tham gia giao thông hết sức cẩn trọng, tôn trọng luật lệ.
|
Phòng Cấp cứu” là nơi đầu sóng ngọn gió của bệnh viện, cũng là tuyến đầu giành giật lấy mạng sống cho bệnh nhân. |
|
Là bệnh viện (BV) ngoại khoa nổi tiếng, “Phòng Cấp cứu” BV Việt-Đức nhận hàng trăm ca cấp cứu mỗi ngày, không chỉ bệnh nhân gặp tai nạn mà còn từ BV tuyến dưới chuyển lên. |
|
Cháu Trâm, 9 tuổi, gặp TNGT, đang được chăm sóc. Sau khi tiến hành khám, các bác sĩ sẽ phân loại bệnh nhân. Những trường hợp mổ cấp cứu nhanh chóng được chuyển lên phòng phẫu thuật. Bệnh nhân nặng được lưu theo dõi ngay tại phòng Hồi sức khoa Cấp cứu. Những trường hợp khác, sau khi sơ cứu được chuyển về tuyến cơ sở hoặc các khoa chuyên ngành. |
|
Nạn nhân trong một vụ TNGT được xe cấp cứu chuyển đến, sau khi sơ cứu tại hiện trường. Số lượng các ca cấp cứu do TNGT vẫn chiếm tỉ lệ đông nhất, hơn 70%. |
|
Những bác sĩ trực cấp cứu phải có thần kinh thép, khả năng xử lý nhanh, kiến thức đa khoa, sẵn sàng cứu chữa tất cả các loại bệnh. Nếu cùng lúc có nhiều người bệnh, bác sĩ phải tiên lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm để cân nhắc thứ tự ưu tiên. |
|
“Phòng Cấp cứu” còn là nơi chứng kiến các cung bậc cảm xúc của thân nhân người bệnh. |
|
Số lượng bệnh nhân rất đông và đa dạng. Phần lớn các bệnh nhân vào đây đều trong tình trạng chấn thương nặng, thậm chí nguy kịch. |
Quy trình cấp cứu được thực hiện qua trình tự ABC. A (Airway): Làm sạch đường thở. B (Breathing): Duy trì thở cho bệnh nhân.
C (Circulation): Hồi phục tuần hoàn.
Theo Laodong