Thứ Ba

So sánh sự đối lập cách chăm con giữa mẹ Việt và mẹ Nhật

Nuôi con là cả một quá trình vô vàn khó khăn, vất vả mà bất cứ người mẹ nào cũng từng trải qua và thấu hiểu. Bên cạnh những nỗi mệt mỏi, lo lắng khi nuôi con, nhiều bà mẹ cũng luôn đau đầu tìm ra những cách thức chăm cho con được khỏe mạnh, luôn ngoan ngoãn và vui vẻ. Tuy nhiên, đôi lúc có những phương pháp hay cách thức mà các mẹ hay áp dụng cho con mình lại đem lại những kết quả không mong đợi.



Nhiều mẹ không biết rằng có thể cách nuôi con chưa đúng cách lại chính là làm hại con. Đặc biệt, với những cách nuôi con của mẹ Việt thì có khá nhiều điểm trái ngược với quan điểm nuôi con ở Nhật, nhất là đối với các bà mẹ ở Nhật. Bài viết này sẽ chỉ ra cho các mẹ những điểm đối lập trong cách chăm sóc con cái từ khi còn nhỏ của mẹ Việt và mẹ Nhật để các mẹ cùng hiểu rõ hơn và chọn ra phương pháp chăm con tốt nhất cho bé nhà mình nhé.
Sự đối lập giữa mẹ Việt và mẹ Nhật khi chăm trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh khi vừa đẻ ra rất non nớt và luôn được các mẹ chăm sóc hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng tránh gây những tác động mạnh với con. Thế nhưng, nhiều trẻ sơ sinh ở Việt Nam thường được bảo bọc quá kĩ càng đôi khi lại là không tốt cho sự phát triển của trẻ. Theo quan điểm của Nhật Bản và ở nước ngoài nói chung, trẻ em khi sinh ra vẫn thường được để cho thoải mái vận động trong một giới hạn nhất định.
so-sanh-su-doi-lap-giua-me-viet-va-me-nhat-2
Trẻ Việt bị quấn chặt còn trẻ Nhật được ngủ thoải mái
Còn ở Việt Nam, các em bé thường được bố mẹ quấn chặt tay chân trong lớp chăn hoặc tấm vải dày. Vì hầu hết các mẹ, đặc biệt là các bà và các cụ thường dạy rằng phải quấn chặt để bé không bị giật mình hoặc đưa tay làm xước mặt. Thế nên đến thăm những mẹ vừa sinh em bé ở các gia đình, thường sẽ thấy các em được quấn xung quanh một lớp chăn dày rất cứng nhắc, còn chỉ có một số ít gia đình là không theo quan niệm phải quấn chặt trẻ sơ sinh như vậy.

Sự đối lập giữa mẹ Việt và mẹ Nhật khi bế trẻ con ngủ

so-sanh-su-doi-lap-giua-me-viet-va-me-nhat-1
Bố mẹ Việt ôm ấp con khi ngủ còn bố mẹ Nhật để con ngủ riêng
Có một sự khác biệt lớn giữa các ông bố bà mẹ Việt với cha mẹ nước ngoài mà với cả các mẹ Nhật là thói quen thường ngủ cùng con và ôm ấp các bé trong khi ngủ. Trong khi đó, ở nước ngoài, bố mẹ thường để các con ngủ riêng và dù thích hay không thì các bé vẫn tự ngủ một mình mỗi tối. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên tính cách tự lập từ nhỏ của trẻ con nước ngoài. Trong khi đó, ở Việt Nam, bố mẹ thường ôm ấp con cái cả khi ngủ khiến nhiều khi đó chính là lý do trẻ bị khó ngủ, ngủ mơ và còn khiến đứa trẻ quen dựa dẫm vào mẹ ngay từ nhỏ.

Đo nhiệt độ nước cho trẻ bằng trực quan

so-sanh-su-doi-lap-giua-me-viet-va-me-nhat-3
Mẹ Việt đo nhiệt độ nước cho con bằng cảm quan
Đối với các gia đình nước ngoài, việc đo nhiệt độ nước khi pha sữa cho con hoặc nước tắm cho trẻ rất được các phụ huynh lưu tâm và đặc biệt chú ý. Mỗi gia đình trẻ nhỏ đều có một thiết bị đo nhiệt độ nước an toàn cho trẻ. Trong khi đó, các bà mẹ Việt thì thường chỉ dùng cảm nhận trực quan để xem nước tắm cho con đã vừa chưa, hay khi pha sữa cho con cũng vậy. Hiện nay, các thiết bị đo nhiệt độ nước được bán rất nhiều ở các trung tâm, siêu thị lớn và mỗi gia đình có trẻ nhỏ đều nên có thiết bị này để dùng cho trẻ.

Đo lượng thức ăn cho trẻ

so-sanh-su-doi-lap-giua-me-viet-va-me-nhat-4
Đo lượng nước nấu ăn cho con bằng … ngón tay
Cũng giống như khi đo nhiệt độ nước để pha sữa hay pha nước tắm cho trẻ, các bà mẹ Nhật khi chế biến thức ăn cho con thường dùng các dụng cụ đo lường lượng nước hoặc dung tích chính xác đến từng ml để đảm bảo đồ ăn của con không bị quá nát hay quá khô. Còn đối với các bà mẹ Việt, việc này cũng bị xem là không cần thiết và các mẹ thường ước lượng bằng … đốt ngón tay.

Sự đối lập giữa mẹ Việt và mẹ Nhật khi chế biến đồ ăn cho trẻ

so-sanh-su-doi-lap-giua-me-viet-va-me-nhat-5
Ninh xương nấu cháo cho con là thói quen của nhiều mẹ Việt
Cũng nói về việc chế biến đồ ăn cho bé, các bà mẹ Việt thường mách nhau dùng nước ninh xương để nấu cháo, nấu những món bổ dưỡng cho con. Trong khi đó, các mẹ Nhật thì thường chỉ dùng nước rau hoặc nước luộc củ đơn giản.

Thực đơn ăn dặm cho bé

so-sanh-su-doi-lap-giua-me-viet-va-me-nhat-6
Mẹ Nhật chia riêng từng loại bột cho con còn mẹ Việt thích trộn lẫn
Đặc biệt, khi nuôi con trong những năm tháng ăn dặm đầu đời của mẹ Việt và mẹ Nhật cũng có nhiều điểm khác biệt. Trong khi mẹ Nhật thường cho bé ăn dặm bằng những loại thức ăn được chế biến riêng biệt để cho bé làm quen dần và xem bé cảm nhận và thích nghi với mùi vị đặc trưng của từng loại thực phẩm. Còn mẹ Việt thì thường có xu hướng trộn lẫn tất cả các loại lại và nấu vì nghĩ rằng càng nhiều thứ càng bổ cho con.

Cho trẻ uống nước trong khi ăn

so-sanh-su-doi-lap-giua-me-viet-va-me-nhat-7
Bữa ăn của các bé Việt Nam lúc nào cũng có cốc nước bên cạnh
Một điểm nữa khi mẹ Việt cho con ăn khác với mẹ Nhật là chúng ta thường thấy khi mẹ cho bé ăn thường có cốc nước lọc ở bên cạnh để trong mỗi bữa ăn, bé sẽ ăn vài thìa bột lại uống một thìa nước. Còn ở Nhật bé sẽ không được vừa uống nước vừa ăn mà phải ăn hết thức ăn mới uống nước.

Quá trình ăn dặm của trẻ

so-sanh-su-doi-lap-giua-me-viet-va-me-nhat-8
Trẻ con Nhật tập ăn thức ăn thô từ 7 tháng tuổi
Trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật của người Nhật cũng có nhiều điểm khác biệt so với các bé được ăn dặm kiểu truyền thống ở Việt Nam. Điển hình nhất có thể thấy là các bé ở Việt Nam 12 tháng tuổi vẫn ròng rã được mẹ cho ăn cháo xay nhuyễn với các loại thức ăn khác được nghiền cùng. Thì các bé Nhật đã được mẹ cho tập nhai, tập ăn thức ăn thô hoặc cháo nguyên hạt và cơm nát cùng rau quả luộc có thể từ khi còn nhỏ hơn.

Số bữa ăn trong ngày

so-sanh-su-doi-lap-giua-me-viet-va-me-nhat-9
Trẻ Việt ăn nhiều số bữa ăn hơn trẻ Nhật
Hơn nữa, có thể thấy là thực đơn số bữa ăn của trẻ Việt nhiều hơn trẻ Nhật rất nhiều, trong khi các bé Việt Nam vẫn còi cọc, lười ăn biếng ăn. Người Nhật cho con ăn theo nhu cầu và không quan trọng bắt ép trẻ ăn quá nhiều đều đặn hàng ngày hàng giờ như ở Việt Nam.

Dụng cụ xay, nghiền thức ăn

so-sanh-su-doi-lap-giua-me-viet-va-me-nhat-10
Mẹ Nhật có nhiều dụng cụ xay nghiền còn mẹ Việt thường chỉ dùng 1 máy xay
Khi cần xay, nghiền thức ăn cho trẻ, người Nhật có rất nhiều dụng cụ chế biến thức ăn đa dạng và mỗi loại có một vai trò riêng biệt, có loại cũng đòi hỏi phải nghiền nát chuyên biệt riêng. Còn đối với các mẹ ở Việt Nam, hầu hết tất cả chỉ cho vào máy xay sinh tố là xong. Đó như là một công cụ đắc lực dành cho các bà mẹ.

Sự đối lập giữa mẹ Việt và mẹ Nhật trong cách cho con ăn

so-sanh-su-doi-lap-giua-me-viet-va-me-nhat-11
Trẻ Việt xem ca nhạc, ti vi mới ăn còn trẻ Nhật chỉ tập trung vào ăn
Khi cho con ăn, các bà mẹ thường phải lúc thì rong con khắp phố, lúc thì bật ca nhạc hoặc hoạt hình để nịnh trẻ ăn, còn các bà mẹ Nhật lại khác. Họ không dùng những phương pháp như vậy để dụ con ăn mà họ rất nghiêm khắc. Đến giờ ăn, trẻ Nhật thường được mẹ cho ngồi vào ghế và chỉ tập trung vào việc ăn đồ ăn mà thôi.

Sự đối lập giữa mẹ Việt và mẹ Nhật khi dỗ trẻ ăn

so-sanh-su-doi-lap-giua-me-viet-va-me-nhat-12
Trẻ Nhật đã được bố mẹ dạy tự cầm thìa ăn từ nhỏ
Trong lúc cho con ăn cũng vậy, sự khác biệt ở đây là mẹ Việt phải bày đồ chơi, “bóp mồm bóp miệng” con để đút thìa thức ăn cho trẻ. Còn các bà mẹ Nhật đã để con tự cầm thức ăn hoặc tự cầm thìa từ khi bắt đầu biết cầm thìa lúc còn nhỏ để cho con tự ăn.

Quan tâm cân nặng của con

so-sanh-su-doi-lap-giua-me-viet-va-me-nhat-13
Trẻ Việt thường bị ép ăn còn trẻ Nhật được tự do chọn lựa thức ăn
Về cân nặng của con thì các bà Việt thường có xu thế là con béo mập là khỏe, và thường hay bắt ép con ăn nhiều mới hài lòng. Còn những đứa trẻ Nhật thì được bố mẹ cho phép tự chọn đồ ăn cho mình trong mỗi bữa ăn giống như người lớn. Và các bà mẹ Nhật thường không so sánh cân nặng của con với những đứa trẻ khác, con khỏe mạnh hay không mới là điều họ xem trọng.

Trẻ lười ăn, biếng ăn

so-sanh-su-doi-lap-giua-me-viet-va-me-nhat-14
Tình trạng lười ăn, biếng ăn phổ biến ở Việt nam còn trẻ Nhật thì ít gặp
Trẻ Việt thường lười ăn, biếng ăn và chán ngán trước mỗi bữa ăn. Trong khi đó, trẻ em Nhật Bản từ khi còn nhỏ đã luôn tỏ ra hứng thú, hào hứng khi đến giờ ăn để được khám phá thêm nhiều món ăn mới.

Kĩ năng nhai, cắn thức ăn của trẻ

so-sanh-su-doi-lap-giua-me-viet-va-me-nhat-15
Bé ở Nhật được tập ăn thô từ 7 tháng tuổi còn trẻ Việt Nam đến hơn 2 tuổi
Trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, trẻ bắt đầu ăn thức ăn thô kể từ khi 7 tháng tuổi, để có thể tập nhai, phát triển kĩ năng nhai và cắn thức ăn mặc dù mới ban đầu chỉ bằng lợi. Còn đối với trẻ Việt, thời gian này kéo dài hơn, có thể đến 24 tháng ( 2 tuổi).