“Robot nên làm gì? Chúng không được phép làm gì? Tại sao? Ai là người đưa ra quyết định này? Làm thế nào để kiểm soát hoạt động của robot” Anh ấy nói, “Những câu hỏi này rất quan trọng nếu muốn xã hội robot phát triển đúng hướng”.
Thứ 7 vừa rồi, bảo tàng Khoa Học và Công Nghệ tiên tiến quốc gia Miraikan đã mở cửa đón tiếp nhiều lượt khách tham quan.
50% lao động Nhật Bản là robot, tương lai đất nước này sẽ đi về đâu? |
Một trong những sản phẩm thu hút được nhiều sự chú ý nhất của du khách mang tên Kodomoroid có bề ngoài như một cô gái có nhiệm vụ ngồi đọc bản tin, có thể cử động bàn tay, nghiêng đầu, mấp máy đôi môi hồng, nhíu mày, nháy mắt. Được kiểm soát bằng thiết bị điều khiển từ xa, Kodomoroid đọc bản tin không hề vấp váp với giọng điệu lém lỉnh, uốn lưỡi một cách phức tạp và có thể phát âm cả giọng nam và nữ.
Kodomoroid là đứa con tinh thần của giáo sư hàng đầu về người máy Hiroshi Ishiguro đến từ đại học Osaka. Mục tiêu tiếp theo của ông là sẽ tạo ra được một người máy có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình y như một con người bằng xương bằng thịt.
Giáo sư Ishiguro chia sẻ: “Tôi nghĩ đây cũng giống như sự khởi đầu của dòng máy tính cá nhân và điện thoại thông minh. Các công ty đều đang chuẩn bị cho một kỉ nguyên mới: kỉ nguyên robot”.
Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu Nomura được công bố vào tháng 12 năm ngoái thì có tới hơn 1 nửa số lao động trong nước có thể sẽ mất việc vì sản phẩm người máy thông minh như Kodomoroid trong vòng 20 năm tới đây. Robot có thể làm tất cả mọi việc từ từ tài xế lái xe buýt, nhân viên bảo vệ đến nhân viên thủ quỹ hay đầu bếp.
Với tình hình khan hiếm nguồn lao động do tình trạng già hóa dân số như Nhật Bản thì lực lượng lao động robot không phải nguy cơ mà là một giải pháp. Tuy nhiên sự áp đảo của số lượng người máy cũng khiến rất nhiều người lo lắng.
Kĩ sư hệ thống Kohtaro Ohba cho rằng: “Chúng ta mới chỉ tập trung phát triển mảng kỹ thuật chứ chưa hề quan tâm tới các mặt khác khi cho ra cả một binh đoàn robot, đơn giản vì các kỹ sư cho rằng đó không phải vấn đề họ phải lưu tâm”
Với cương vị là phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới Robot thuộc Viện nghiên cứu khoa học và Công Nghệ tiên tiến Nhật Bản đặt tại tỉnh Tsukuba (cách thủ đô Tokyo khoảng một giờ lái xe về phía đông bắc), Ohba thường xuyên tư vấn cho các công ty muốn phát triển mẫu robot mới và có kiểm tra kỹ lưỡng những mẫu này tại Trung tâm An Toàn Robot của viện, cơ sở duy nhất trên thế giới cung cấp loại hình dịch vụ này.
Ông Ohba bày tỏ rõ quan điểm cho rằng thị trường robot nên phát triển dựa vào nhu cầu của thị trường, nếu robot cương quyết chọn lối đi cho riêng mình mà không quan tâm đến các khía cạnh khác rất có thể nó sẽ bị khai trừ ra khỏi xã hội loài người. Do đó, ông khuyến khích các nhà thiết kế nên suy nghĩ về tính phù hợp của sản phẩm ngay từ khi phôi thai ý tưởng về một mẫu robot mới.
Là một nhân viên của trung tâm tài trợ chính phủ, Ohba đồng thời tham gia vào dự án đầy tham vọng do Thủ tướng Shinzo Abe đề xuất nhằm “đem lại một cuộc cách mạng công nghiệp mới” và “đưa robot vào sử dụng rộng rãi từ các nhà máy sản xuất quy mô lớn đến mọi ngõ ngách của đời sống kinh tế và xã hôi của chúng ta”.
Hiện nay Nhật Bản vẫn là một trong những thị trường lớn nhất thế giới về máy móc tự động, chính phủ Nhật Bản không ngừng nỗ lực đưa sản phẩm robot của đất nước mình quảng bá rộng rãi tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Cuối tháng 6 vừa rồi, hãng Softbank vừa tung ra thị trường robot Pepper , người bạn đồng hành đáng tin, robot đầu tiên nắm bắt được cảm xúc của con người. Ngoài ra, những chú robot hải cẩu Paro đã được đưa vào sử dụng để an ủi bệnh nhân mất trí nhớ tại Nhật Bản và châu Âu từ năm 2003.
Chính phủ Nhật hi vọng những thành công đạt được trong lĩnh vực này sẽ giúp đất nước giải quyết được vấn đề dân số và phục hồi nền kinh tế.
Các nhà hoạch định chính sách trích ra số tiền trị giá 2,3 triệu yên trong dự thảo ngân sách tài khóa năm 2016 cũng như cố gắng nới lỏng các quy định để thúc đẩy nền công nghiệp robot phát triển. Thủ tướng Abe cũng lập ra Hội đồng cải tiến robot nhằm mục đích tìm đường lối nhằm khuyến khích ngành công nghiệp robot phát triển trong vòng 5 năm tới.
Phát triển nội dung chương trình nghiên cứu
Trong quá trình đưa vào sử dụng, lực lượng lao động cơ học này đôi khi gặp phải những trường hợp không mong muốn. Ví dụ như Robovie-II , một chú robot hỗ trợ người mua hàng thường có mặt tại các trung tâm thương mại. Tuy nhiên trong quá trình tiếp cận khách, Rbovie-II thường bị lũ trẻ đem ra nghịch ngợm, đấm đá dẫn đến hư hỏng. Các nhà khoa học buộc phải nghĩ ra cách quy định chiều cao của khách hàng, robot trong quá trình làm việc sẽ trực tiếp bỏ qua các trường hợp có chiều cao hạn chế (phần lớn là trẻ em) và hướng tới những vị khách có chiều cao trung bình.
Nghiên cứu này thu hút được sự chú ý của Kate Darling, nhà nghiên cứu tới từ phòng thí nghiệm MIT Media Lab tại Cambridge, Massachusetts, đồng thời là ngôi sao đang lên của lĩnh vực “đạo đức máy” còn non trẻ. Cô đang cố tìm hiểu xem liệu rằng việc lạm dụng robot trong mọi hoạt động có khiến cho con người trở nên thụ động hay không bằng cách thực hiện một vài thí nghiệm để kiểm chứng, trong đó những người tham gia được yêu cầu đập vỡ chiếc máy tí hon có tên gọi Hexbug đang chạy vòng quanh như côn trùng.
Robot chung sống với con người sẽ xảy ra một tương lai không xa! |
Darling không những là một nhà nghiên cứu khoa học mà mà còn là một luật sư do vậy những vấn đề pháp lý liên quan đến đội quân cơ khí này cũng rất được cô quan tâm. Darling cho biết những tiến bộ trong công nghệ có khả năng thay đổi toàn bộ hiến pháp để phù hợp với nhu cầu bảo mật thông tin của người sử dụng.
Liệu vấn đề bảo mật thông tin có được đảm bảo khi hàng ngày chúng ta bị bao vây bởi quá nhiều người máy giúp việc?
Liệu vấn đề bảo mật thông tin có được đảm bảo khi hàng ngày chúng ta bị bao vây bởi quá nhiều người máy giúp việc?
Cụ thể, cô lấy ví dụ về những tranh cãi do Hello Barbie , phiên bản robot tiêu biểu của hãng Mattel được kết nối Wifi có thể trò chuyện với trẻ em và kho các câu trả lời được lưu trữ đám mây, làm dấy lên lo ngại về lỗ hổng bảo mật dữ liệu.
Cô chia sẻ: “Mỗi công nghệ mới có một phương pháp thu thập dữ liệu riêng. Nhưng điều đặc biệt ở robot là chúng sẽ thực sự xâm nhập vào cuộc sống riêng tư của chúng ta như một thành viên thực sự”
Chính phủ Nhật Bản đã buộc phải ban hành những đạo luật mới về máy bay không người lái sau khi một trong những thiết bị mang theo lượng nhỏ chất phóng xạ bị rơi trên mái nhà Văn phòng Thủ tướng Chính phủ vào tháng 4 năm 2015.
Ngoài ra, những quy định về ô tô không người lái cũng sắp được sửa đổi. Mùa thu vừa rồi, ông Abe đã công bố kế hoạch sửa đổi pháp lí để các phương tiện vận hành tự động bắt đầu được đưa vào thử nghiệm trên các tuyến đường công cộng từ năm2017, tiến tới mục tiêu giới thiệu, quảng bá công nghệ tại Olympic Tokyo 2020.
Chăm sóc người cao tuổi tiếp tục là một trong những vấn đề trọng tâm của Nhật Bản. Tình trạng thiếu hụt các nhân viên điều dưỡng chăm sóc người cao tuổi được dự báo vẫn tiếp diễn do dân số Nhật đang già hóa với tốc độ nhanh chóng. Năm ngoái, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi của Nhật ước tính nước này sẽ cần thêm hơn 750.000 nhân viên điều dưỡng vào năm 2025.
Thật trớ trêu khi biết rằng búp bê chăm sóc người già lại là nguyên nhân khiến họ chết sớm hơn.
Thật trớ trêu khi biết rằng búp bê chăm sóc người già lại là nguyên nhân khiến họ chết sớm hơn.
Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi biết rằng những dự án nghiên cứu robot lớn nhất Trung tâm nghiên cứu đối mới robot đang được tiến hành nhằm tập trung giải quyết những thách thức nêu trên.
Robear là một trong số những phát minh nổi bật của Viện nghiên cứu Riken Nhật Bản phát triển để phục vụ những người bệnh không có khả năng tự di chuyển. Rôbốt này được nghiên cứu từ năm 2009 với phiên bản đầu tiên là RIBA. Đến năm 2011, nó đã được nâng lên phiên bản thứ 2 mang tên RIBA-II và nay là Robear. Viện nghiên cứu Riken hy vọng, Robear có thể giúp đỡ mọi người ngồi hoặc đứng dậy, đặc biệt hữu dụng đối với người cao tuổi.
Robear bao gồm các thiết bị truyền động với một tỉ số truyền rất thấp, cho phép robot thao tác nhanh và chính xác nhưng vẫn rất nhẹ nhàng. Ngoài ra, nó còn được trang bị các cảm biến xúc giác, đảm bảo rằng các robot có thể thực hiện nhiệm vụ tập trung nâng bệnh nhân mà không gây nguy hiểm cho họ.
Tuy nhiên theo quan điểm của nhà đạo đức học Robert Sparrow tại Đại học Monash, Australia thì chúng ta không nên áp dụng rộng rãi đội quân cơ khí vào việc chăm sóc người già trong viên dưỡng lão. Những năm tháng cuối đời bên những cỗ máy vô tri chỉ khiến người già thêm cô đơn và buồn chán.
Ông cho biết thêm: “Hiện tại ngân khố quốc gia đang dành ra một phần đáng kể cho việc chăm sóc những cư dân già nua trong những năm tháng cuối đời của họ, nếu có thể tiết kiệm phần tiền này bằng những nhân viên robot thì không đời nào họ chịu thuê con người với chi phí đắt đỏ hơn nhiều lần”.
Tuy nhiên tất cả những gì người già cần trong những năm tháng cuối đời là sự quan tâm sóc của đồng loại chứ không phải là dịch vụ được lập trình sẵn từ những cỗ máy vô tri. Sự cô đơn có thể nhanh chóng tiễn họ lên thiên đường
Vũ khí của tương lai
Vấn đề xung quanh việc sử dụng vũ khí tự động đã dấy lên những tranh cãi gay gắt về việc việc sản xuất robot trong tương lai.
Chúng ta hoàn toàn có thể hình dung về một cỗ máy giết người trong tương lai qua loạt phim “Kẻ hủy diêt”, tuy nhiên một vài chuyên gia cho rằng thật sự sát thủ robot hiện đã được đưa vào sử dụng Vũ khí cận chiến Phalanx là một ví dụ, một loại súng được điều khiển bằng máy tính và định hướng bởi hệ thống rada với tên hiệu R2-D2 đã được hải quân Nhật Bản và các nước để bắn hạ các tên lửa chống hạm.
Liên hợp quốc đã vận động các tổ chức phi chính phủ ban hành lệnh cấm vũ khí tự động trước khi chúng được đưa vào sử dụng rộng rãi. Một lá thư ngỏ nhằm kêu nhằm kêu gọi các lệnh cấm tương tự được công bố vào tháng 7 đã thu được hơn 3.000 chữ ký bày tỏ sự đồng thuận của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực robot và trí thông minh nhân tạo trên toàn thế giới. Trong số đó có cả chữ kí của Peter Asaro, phó giáo sư trường đại học Cam Kết Công Chúng New School tại New York và là nhà đồng sáng lập Ủy ban quốc tế về kiểm soát vũ khí robot. Tổ chức này cho rằng trí tuệ nhân tạo không nên đảm nhận các hành vi bạo lực trong các cuộc chiến đến từ loài người.
Đây là những cỗ xe robot đang được phát triển, có khả năng tìm kiếm và hủy diệt binh lính cũng như trang thiết bị của kẻ thù trên mặt đất hoặc trong không khí nhưng không gây nguy hiểm cho các lực lượng đồng minh, về mặt lý thuyết.
Đây là những cỗ xe robot đang được phát triển, có khả năng tìm kiếm và hủy diệt binh lính cũng như trang thiết bị của kẻ thù trên mặt đất hoặc trong không khí nhưng không gây nguy hiểm cho các lực lượng đồng minh, về mặt lý thuyết.
Trong chuyến thăm Nhật bản vào cuối năm 2013, Asaro đã bày tỏ niềm quan ngại của mình với những thay đổi chính sách quốc phòng gần đây của Nhật Bản, đặc biệt là quyết định sửa đổi Hiến pháp cho phép hành động tự phòng vệ và dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí hàng thập kỉ qua.
Ông cho biết: “Tôi nghĩ có nhiều người không chỉ quan tâm đến việc thay đổi Hiến pháp mà còn quan tâm đến việc những thay đổi ấy có tác động như thế nào đến nền công nghiệp robot”.
Asaro phải thừa nhận rằng Nhật Bản là nhà sản xuất và chế tạo robot hàng đầu hiện nay. Nếu như Nhật Bản có thể bán hệ thống vũ khí tự động – điều mà họ không làm trong vòng 50 năm qua – thì có thể quan điểm về tiềm năng kinh tế của việc sản xuất robot sẽ thay đổi.
Bộ quốc phòng nước này gần đây đang có động thái tăng cường hợp tác với các nhà nghiên cứu thuộc các trường đại học dẫn đến việc hàng loạt các nhà khoa học đã quyết định kí tên vào một bản kiến nghị trực tuyến phản đối các cuộc nghiên cứu chung với quân đội vào năm 2014. Tuy nhiên, sự thật là có rất ít các nhà khoa học biết đến sự tồn tại của những cuộc nghiên cứu này, đến thời điểm tất cả mọi người biết đến chúng, tôi e rằng chẳng ai buồn quan tâm đến hậu quả của những cuộc nghiên cứu này nữa.
Bộ quốc phòng cũng bắt đầu trợ cấp cho các công trình nghiên cứu công nghệ cao tại các trường đại học trong nước và các lực lượng phòng vệ đang nghiên cứu phát triển các bộ giáp cơ khí.
Với khả năng di chuyển phi thường giống như một sinh vật sống, Wildcat có thể chạy với vận tốc 25,7km/h trên mặt đất, nhảy lên hay phi nước đại giống như loài động vật thực thụ. Loại robot này được thiết kế để hỗ trợ cho lính chiến đấu trên đất liền. Sau này, nó sẽ có thể chạy nhanh trong mọi kiểu địa hình.
Với khả năng di chuyển phi thường giống như một sinh vật sống, Wildcat có thể chạy với vận tốc 25,7km/h trên mặt đất, nhảy lên hay phi nước đại giống như loài động vật thực thụ. Loại robot này được thiết kế để hỗ trợ cho lính chiến đấu trên đất liền. Sau này, nó sẽ có thể chạy nhanh trong mọi kiểu địa hình.
Từ khi tăng cường thực hiện các kế hoạch thúc đẩy “cuộc cách mạng công nghiệp mới”, Nhật Bản phải đối mặt với một thách thức mới trong việc đào tạo các kĩ sư, khía cạnh đạo đức khi thiết kế ra những con robot tương lai sẽ được đặt lên hàng đầu.
Theo giáo sư Takashi Maeno, người trực tiếp giảng dạy các khóa học về thiết kế hệ thống và quản lí tại đại học Keio thì thông thường chỉ có người già mới thích giảng đạo đức chứ giảng viên trẻ và sinh viên không có hứng thú với việc này.
Đặc tính liên ngành của đạo đức robot, bao gồm tất cả mọi thứ từ luật pháp, triết học đến tâm lí học có thể là một trở ngại bởi ở Nhật Bản khía cạnh này chưa được quan tâm nhiều như ở Mỹ hay châu Âu.
Nghiên cứu của Maeno còn phân tích xem liệu rằng robot “ảnh hưởng tốt hay xấu tới con người”. Đây cũng là một câu hỏi ông dành cho các sinh viên kĩ thuật của mình.
Trong khi đó, ngành công nghiệp này vẫn không ngừng phát triển. Thủ tướng Abe nói rằng ông muốn thấy doanh số của thị trường robot đạt mốc 2,4 tỷ yên trước khi Thế vận hội Olympic 2020 diễn ra.
Trước khi robot được đưa vào sử dụng trong bất cứ ngành nào, các nhà nghiên cứu cần phải cân nhắc kỹ liệu những con robot này có phù hợp với xã hội loài người, chúng có thể đem lại lợi ích nào cho chúng ta.
“Robot nên làm gì? Chúng không được phép làm gì? Tại sao? Ai là người đưa ra quyết định này? Làm thế nào để kiểm soát hoạt động của robot” Anh ấy nói, “Những câu hỏi này rất quan trọng nếu muốn xã hội robot phát triển đúng hướng”.
Tham khảo Japanesetime