Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã chia sẻ quan điểm về giáo dục ngay sau khi nhận nhiệm vụ mới.
Sau khi được Quốc hội phê chuẩn, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã chia sẻ với phóng viên bên hành lang Quốc hội về công việc mới mà ông sẽ đảm nhiệm.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: ‘Giáo dục không phải là một trận đánh, giáo dục là con người’ |
Hiện nay, nhiệm vụ của tôi đứng trước đòi hỏi cuộc sống, đứng trước xu thế hội nhập, đứng trước nhu cầu của con người được học hành tử tế, nhu cầu được sống vui vẻ, nhu cầu được sống trong xã hội yên bình. Đó là nhu cầu chính đáng của bất kỳ người dân nào.
Tôi được giao nhiệm vụ Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo mà lại không chú trọng đến nhu cầu đó một cách thực sự thì không đúng.
Vì bản chất của giáo dục là con người. Sách giáo khoa, chương trình… chỉ là những công cụ. Đó không phải là mục tiêu, mục đích.
- Như vậy, quan điểm về mục tiêu giáo dục của ông như thế nào?
Mục tiêu giáo dục là đào tạo những con người thực sự nhân văn. Điều này cũng đúng với triết lý giáo dục của UNESCO: Học để sống với nhau, học để làm việc, học để biết, học để làm người.
Giáo dục không phải là một trận đánh, giáo dục là con người Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Điều này, Bác Hồ cũng đã từng nói rồi. Vì vậy, nếu như chỉ dừng lại mục tiêu của giáo dục là chương trình, sách giáo khoa là không đúng. Mục tiêu của giáo dục phải là con người.
Đồng thời, tôi cho rằng phải rất lắng nghe mưu cầu của con người. Vì mưu cầu của con người là được sống một cách tự thân. Ngay cả những người nghèo nhất họ cũng có mưu cầu được sống một cách thanh thản.
Bản thân những tội phạm cũng không muốn làm tội phạm nhưng vì hoàn cảnh xô đẩy. Thế nên, giáo dục tội phạm là phần ngọn chứ không phải gốc.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: ‘Giáo dục không phải là một trận đánh, giáo dục là con người’ |
Gốc là giáo dục thế nào để hạn chế phần xấu, tăng phần thiện.
Nhiều người nói rất hay như chuyển đổi căn bản từ nền giáo dục truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực. Ai cũng biết nhưng vấn đề là phát triển thế nào.
Tôi xuất phát từ thực tiễn là lắng nghe con người. Tất cả con người đều có mưu cầu để cuộc sống tốt lên, nhân văn hơn từ đó quay trở lại giáo dục phải làm thế nào để kết hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội.
- Trong việc giáo dục một con người, nhiều người chỉ hay chỉ trích vai trò của nhà trường, và gia đình. Vậy, vai trò của yếu tố xã hội được thể hiện như thế nào, thưa ông?
Giáo dục có cố gắng đến mấy nhưng môi trường xã hội, cộng đồng không đồng hành thì sẽ không thể thành công. Nếu mọi người trong xã hội chỉ bình luận, chỉ kêu thì cũng không thể thành công được.
Theo VTC news