Một khi đã bắn một thường dân vô tội, chúng tôi không thể không giết tất cả bọn họ. Bởi vì một người còn sống sót có thể làm nhân chứng về những việc làm sai quấy của chúng tôi, tôi phải ra lệnh như vậy với tư cách là một đại úy.
Ai giết ai?
Binh lính Đại Hàn giết quá nhiều người Việt Nam, nhưng chẳng có người lính Đại Hàn nào thú nhận là có sự tham dự của họ trong những cuộc chém giết này.
Có phải mọi chứng cứ của các nạn nhân thường dân Việt Nam của việc thảm sát là không đúng sự thật?
Và bài tường thuật trong tám tháng của tạp chí Hankyoreh21 không gì khác hơn là sự phóng đại?
Và không một cựu chiến binh can đảm nào sẽ kể lại câu chuyện thật của những gì đã xảy ra?
Lời thú tội của Kim Ki Tae - sĩ quan Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam |
Ông chia sẻ với chúng ta tất cả kinh nghiệm của mình trong suốt thời gian quân ngũ ở nơi đấy. Ông tiết lộ các câu chuyện tàn ác của lính Đại Hàn là sự thật
Ngay cả chúng tôi, ngay chính người tường thuật về sự tàn ác, không khỏi nghi ngờ sự thật này.
“Có phải quân lính Đại Hàn thật sự giết hại những thường dân vô tội Việt Nam một cách có hệ thống?”
“Có khả năng quân lính Đại Hàn bắn những người phụ nữ không vũ trang và con cái của họ không?”
Kim Ki Tae, một cựu chiến binh của cuộc chiến Việt Nam, đã thảo luận tất cả vấn đề này với thái độ điềm tĩnh và chân thành. “Tôi nhận được lệnh giết những thường dân Việt Nam và cũng chính tay tôi bắn họ trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam”
Chúng tôi gặp ông ta trong một buổi tổ chức họp mặt kỷ niệm năm thứ 25, ngày chấm dứt cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Tạp chí The Hankyoreh21 sẵn sàng chia sẻ với thế giới những chứng cứ chân thật của ông Kim.
Một hố bom ở Việt Nam. Kim nhớ đến hố bom được tạo ra từ chiến đấu cơ ném bom F4 của Mỹ để lại.
Một hố bom khổng lồ rộng khoảng 7 đến 8 m và sâu khoảng 3 hay 4m. Ông ta cho rằng quả bom được làm ra (có trọng kượng) khoảng 500 cân Anh (227 kg).
Tiếng nổ của bom phải xé toạc màng nhĩ và quét sạch mọi thứ trong vòng bán kính 5 dặm (# 8 km). Ông ta nói rằng ông không thể nào quên việc gì đã xảy ra trong hố bom ấy.
Khi trời mưa, trong hố bom…
Vào lúc 2 giờ chiều ngày 14 tháng Mười một năm 1966, Kim đang đứng trong cánh đồng lúa, gần một ngọn đồi phía tây Sơn Tịnh, Quãng Ngãi, miền Trung Việt Nam. Vào thời điểm này, Kim Ki Tae 31 tuổi, là đại úy của Đại đội 7, Tiểu đoàn 2 của Đơn vị Rồng Xanh, gặp phải phiền phức. Một trong những người chỉ huy trung đội yêu cầu anh ta canh chừng những người Việt Nam đang bị bắt giữ. Kim thấy 29 người đàn ông Việt Nam, có lẽ vào khoảng 20-30 tuổi. Tất cả tay của họ bị trói lại với nhau bằng dây thừng. Kim cảm nhận tất cả bọn họ đều sợ chết khiếp. Những thanh niên Việt Nam bị bắt trong cuộc lùng sục các hầm hố sáng hôm đó. Dù rằng cuộc lục soát đã kỹ càng, đơn vị của Kim đã thất bại trong việc phát hiện quân lính (Việt Cộng) trong những hầm hố nơi mà họ phát hiện ra những thanh niên Việt Nam. Người của Kim đang thực hiện cuộc hành quân cuối cùng trong giai đầu của kế hoạch Mắt Rồng (Yong Anh).
Đại đội của Kim cách xa Quốc lộ 1 khoảng 7-8km. Mỗi khi hoàn tất công tác , Kim dự định trước tiên là đưa những người Việt Nam bị bắt sang trại tập trung, nhưng Đại đội 7 nhận được lệnh khẩn cấp đi giải cứu Đại đội 6, Đại đội này đang bị du kích tấn công. Họ không có thời gian để đưa những người bị bắt đến trại tập trung. Kim mô tả tình huống một cách đơn giản bằng cách nói “Không có cách nào khác!” Tất cả lính tráng của ông ta đang ở trong tình huống cam go. Cuộc hành quân truy lùng sáu ngày trong rừng nhiệt đới đã biến quân phục của họ tả tơi và làm cho họ giận dữ, Kim ra lệnh ngắn gọn. “”Mang những người Việt Nam đi chỗ khác.” 29 người đàn ông Việt Nam với tay bị trói, những người không có ý niệm về số phận của mình sẽ ra sao, bị tống xuống hố bom. Tiếng súng của lính Đại Hàn vang lên “bang, bang, bang”, và tiếng nổ của lựu đạn ném tay xé toạc không gian. Kim có thể nghe tiếng rên rĩ của những người bị thương và mùi của máu. Kim ra lệnh lần nữa “Dứt điểm toàn bộ”. Lệnh của Kim bắt lính tráng lục soát những thây người chết và bắn họ thêm lần nữa để cho chắc không ai còn sống sót.
Trong các chiến trường của cuộc Chiến tranh Việt Nam, Đại úy Đại đội trưởng nắm giữ cấp bậc cao nhất và có thể có toàn quyền ra những quyết định quan trọng. “Lời nói hay cái nhìn của tôi có thể làm cho nhiều người được tự do hay có thể giết họ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Nếu tôi nói “thả những người bị bắt ra; họ sống sót, nhưng nếu tôi nói ‘”Này mấy ông, mấy ông giữ làm cái quái gì những người bị bắt,” lính của tôi sẽ mang họ ra nơi khác để bắn bỏ. Kim nói: “Tôi nghĩ những người bị bắt, bị giết chết trong hố bom có thể là những nông dân.”
Kim dở bàn đồ tác chiến của kế hoạch Mắt Rồng (Yong Anh) trong cuốn sách, “Lịch sử Chiến tranh của Quân đội Đại Hàn Trong Thời kỳ Chiến tranh Việt Nam” và chia sẻ chi tiết nhiều câu chuyện về những trải nghiệm của ông ta ở đó. Kế hoạch Mắt Rồng (Yong Anh) là một “cuộc hành quân quét sạch” du kích Việt Cộng do Tiểu đoàn 1,2 và 3 của Đơn vị Rồng xanh tiến hành từ ngày 9-27 tháng Mười một năm 1966. Kim kể cho chúng tôi nghe về những trải nghiệm của ông trong giai đoạn đầu của kế hoạch … do Tiểu đoàn 2 ( 9-14 tháng 11) thực hiện.
Bắt Đầu Quét Sạch
“Trước cuộc hành quân, Viên chỉ huy Lee Myoung Bok và tôi khảo sát địa điểm hành quân từ máy bay trực thăng. Nhìn xuống khu vực bên dưới, tôi nghĩ rằng nó có vẻ như một vùng đất bình yên nhất trên thế giới. Các ngọn núi được cây cối um tùm che phủ, và các bác nông dân đang lao động với lũ bò trên những cánh đồng lúa của họ.“ Nơi đây sẽ bị chiến tranh tàn phá khủng khiếp trong 19 ngày tiếp đến. Dựa theo cuốn “Lịch sử Chiến tranh của Quân đội Đại Hàn Trong Thời kỳ Chiến tranh Việt Nam” , nó tiết lộ rằng cuộc giao tranh của kế hoạch ..là hết sức ác liệt vì không thể tiên đoán được sức mạnh kháng cự của địch quân. Vì thế viên Chỉ huy Lee Bong Chul quyết định kéo dài cuộc hành quân mà lúc đầu là kế hoạch 4 ngày và hai giai đoạn đến vô hạn định.
Đó là vào ngày 10 tháng Mười Một năm 1966, ngày thứ hai của kế hoạch Mắt Rồng (Yong Anh), và 4 ngày trước cuộc thảm sát trong hố bom do đại đội của Kim thực hiện. Đại đội 7 đến làng An Tuyet 3, mục tiêu tấn công 13 trên bản đồ tác chiến. Lính của Kim không gặp sự kháng cự nào khi đi ngang qua đó. Tại làng An Tuyet 1, mục tiêu tấn công 14, Kim nói, có một chút ít kháng cự nhưng không có gì nghiêm trọng. Trong cả hai cuốn sách “Lịch sử Chiến tranh của Quân đội Đại Hàn Trong Thời kỳ Chiến tranh Việt Nam” và “Lịch sử Chiến tranh của Thủy Quân Lục Chiến Ở Việt Nam” bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ sự đề cập nào về trận chiến của Đại đội 7. Kim cũng nói thêm rằng ông và lính của ông khó thật sự gọi là bị dân làng hay du kích Việt cộng nằm trong làng bắn. Ngay cả lính của ông không bị thương ở làng An Tuyet. Kim nói, dù rằng không có giao tranh, việc “quét sạch” ngôi làng vẫn diễn ra.
“Quét sạch” là gì” Kim nói, “quét sạch” là đốt trụi tất cả các ngôi nhà trong làng và bắn những người thoát chạy ra khỏi đám cháy. Xóa sạch hoàn toàn một ngôi làng .”
Ngôi làng kế tiếp mà Kim xâm nhập chỉ là một ngôi làng nhỏ, gồm khoảng chừng 30 – 40 căn nhà lợp tranh. Theo sau Trung đội 2 và 3, những người chỉ huy của Đại đội 7 vào làng. Kim chỉ có thể nhìn thấy những căn nhà đang bốc cháy, trẻ con, đàn bà, và những người già bị tàn sát với những cái đầu vỡ nát từng mảnh và những cánh tay bị bức rời ra khỏi cơ thể của họ. Kim cũng thấy một đống xác chết người Việt Nam. Ông đi dọc theo con đường hẹp, ra xa khỏi những ngôi nhà đang bốc cháy, và bước đi cũng chẳbg thể dễ dàng gì nếu như không phải bước qua những đống xác chết của quá nhiều xác người trên đường. Ông ta hét to với những người sĩ quan chỉ huy đang tiến tới gần trong tuyệt vọng. “Đừng giết nữa, đừng giết nữa!”
Kim nói ông ta không thể đếm chính xác số xác chết, nhưng có thể khẳng định mình đã chứng kiến số lượng người chết khủng khiếp của những ngôi làng trên đường. Ông nói thêm rằng, không có cách nào khác để tiến tới trước mà không phải bước qua xác họ. Giả định rằng ông ta không thể nhớ lại chính xác ngày tháng. Kim bắt đầu kể câu chuyện về một người phụ nữ Việt Nam ở An Tuyet (1). (Câu chuyện này về một người phụ nữ Việt Nam có thể là bằng chứng thuyết phục để củng cố thếm chứng cứ của các nạn nhân Việt Nam). Sau khi tập trung dân làng lại một chỗ ở An Tuyet, Kim phát hiện ra một người phụ nữ xinh đẹp, tuổi khoảng 20-25, mặc quần áo tuyền đen. Một trong những người lính của Kim hỏi người phụ nữ chồng của chị ta ở đâu. Người phụ nữ trả lời rằng bà ta không biết. Ngay sau đó, người lính của Kim hét lên, “Đồ chó cái! Đại úy, mụ này phải là vợ của Việt Cộng.”
Ký ức của Kim về người Phụ nữ Việt Nam
Cô ta mặc bộ đồ bên trong màu trắng, được sản xuất ở Pháp. Bởi vì bộ quần áo trong đắt tiền ấy, lính của Kim viện dẫn rằng cô ta là vợ của một cán bộ chỉ huy Việt Cộng. Sau đó, người lính lấy súng dộng vào trán người phụ nữ. Kim hồi tưởng lại tình huống, “Máu chảy dầm dề từ trán của bà ta. Tôi cảm thấy ân hận cho bà ấy. Tôi ra lệnh lính cứu thương chăm sóc cho bà ấy.” Vì do không có thuốc gây tê, người lính cứu thương bắt đầu khâu vết thương chỉ bằng kim và chỉ thông thường. Trong thời gian chăm sóc vết thương, người phụ nữ không hề rên rĩ, mà chỉ đứng với đôi môi cắn chặt lại vào nhau. “Quan sát người phụ nữ, tôi nghĩ “ người phụ nữ oán hận chúng tôi đến mức nào, ngay cả không hề than van” Người phụ nữ gây ấn tượng cho tôi đến mức tôi vẫn còn nhớ việc xảy ra này”.
Trong cả hai cuốn sách “Lịch sử Chiến tranh của Quân đội Đại Hàn Trong Thời kỳ Chiến tranh Việt Nam” và “Lịch sử Chiến tranh của Thủy Quân Lục Chiến Ở Việt Nam” chỉ rõ rằng Đại đội 7 tấn công mục tiêu 13 và 14, tiến hành cuộc hành quân đánh chặn cho Đại đội 5, và chuyển quân qua làng Vinh Loc 2 vào buổi trưa. Sau đó họ có một cuộc giao chiến ác liệt với Việt Cộng vào đêm đó.
Kim kể thêm một câu chuyện. Ông ta nhớ lại đại đội của mình tấn công một ngôi làng khác ở mạn phía Tây trước cuộc hành quân đánh chặn. Khi đại đội của Kim tiến tới một ngôi làng nào đó không rõ, ông đã thấy một nhóm người Việt Nam ngồi dưới đất, bị lính của ông ta vây quanh. Bởi vì theo lệnh trước đó của Kim, cấm không được giết người thêm nữa, những người lính không giết họ và chỉ tập trung dân làng ngay tại con đường dẫn vào làng. Những người lính đang đợi Kim. Có vẻ như có khoảng 40-50 người bị gom lại. Một số lính của Kim hỏi dân làng tên của họ và cho họ một ít kẹo và thuốc lá. Hầu hết những người này là phụ nữ, trẻ con, và người già. Trước khi rời khỏi làng, Kim ra lệnh cho trung đội võ trang đi theo không được giết họ. Khi ông ta đang đi qua làng, ông ta nghe một tràng súng nổ vang. Kim hét với trung đội “Các anh làm cái quái gì vậy?”. Ngay đó, những người lính nói “Thưa ngài, chẳng có gì đặc biệt cả”. Sau đó có tiếng lựu đạn nổ xoáy vào màng nhĩ . Kim lại hỏi “cái quái gì nữa vậy?”. “Chẳng có gì cả, thưa ngài.” Kim nghe tiếng rên rĩ và kêu khóc của người bị thương, Kim nghĩ rằng sự việc đã quá muộn rồi. Kim thay đổi lệnh. “Làm cho gọn sạch vào!”
Ông ta chứng kiến một người Việt Nam chạy trốn vào ruộng mía, và người của ông ta rượt theo để bắn người chạy trốn. “Một khi đã bắn một thường dân vô tội, chúng tôi không thể không giết tất cả bọn họ“. Bởi vì một người còn sống sót có thể làm nhân chứng về những việc làm sai quấy của chúng tôi, tôi phải ra lệnh như vậy với tư cách là một đại úy, “Dứt điểm toàn bộ.” Điều đó có nghĩa là bắn tất cả bọn họ thêm lần nữa để bảo đảm rằng không ai còn sống sót. Bởi vì tôi chưa bao giờ nghe bất kỳ bằng chứng hay báo cáo nào về những cuộc giết chóc của chúng tôi. Tôi đoán rằng tất cả dân trong làng ắc là đã bị giết hết cả.
Chiến tranh có thể biện minh cho tất cả hành động sai trái trong cuộc chiến?
Câu chuyện của Kim thật sự có ý nghĩa. Nhiều cựu chiến binh trong cuộc Chiến tranh Việt Nam mà tạp chí Hankyoreh21 gặp, viện dẫn rằng không có các cuộc giết chóc có hệ thống do các binh sĩ Đại Hàn trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, “Chỉ khi chúng tôi bị du kích Việt Cộng bắn, và khi chúng tôi thấy dân chúng chạy trốn trong các cuộc hành quân của chúng tôi thì chúng tôi mới bắn họ.”
Kim tiết lộ rằng có nhiều khả năng là có một hệ thống giết chóc. Ông ta nói, “Bất cứ khi nào chúng tôi vào thám sát các làng mạc, chúng tôi luôn luôn tập trung dân làng lại một chỗ. Sự quyết định giết họ hay không hoàn toàn tùy thuộc vào viên đại úy. Bất cứ khi nào binh lính của chúng tôi bị thương hay bị chết, để trả thù, chúng tôi phải giết số dân làng bị tập trung lại. Không phải chỉ có lệnh trực tiếp của viên đại úy, mà cũng còn của binh sĩ nếu họ nghĩ rằng viên đại úy không thể xử lý dân làng, binh lính bắn dân làng. Họ cũng không bao giờ quên bắn thêm lần nữa để cho chắc ăn.” Kim nói rằng câu chuyện của ông ta là câu chuyện của sự thật, nhưng ông ta cũng thêm vào rằng điều đó (giết dân làng) là điều phổ biến hơn là để cho những người Việt Nam bị bắt được thả tự do. Kim nhớ lại một người lính mới không thể bóp cò súng vào một người bị nghi là Việt Cộng trước kia, nhưng giờ đã quen giết người. “Sau khi cậu ta cho những đứa trẻ con Việt Nam 5 -6 tuổi kẹo và thuốc lá, hắn bắn bọn trẻ vào giữa ngực, và sau đó đá chúng ra xa. Tôi ngạc nhiên với hắn và hỏi tại sao hắn lại giết bọn trẻ con vô tội như thế. Cậu ta trả lời “À, bởi vì chúng có thể là trẻ con của Việt Cộng, tôi phải ngăn ngừa sự trả thù trong tương lai của chúng! Một khi lính tráng giết người và chôn những xác chết, mọi người bắt đầu nghĩ rằng giết người trong chiến tranh là điều tự nhiên.”
Trong thời gian chiến tranh, giá trị của cuộc sống con người là gì? Người ta nói rằng những người chưa từng trải nghiệm qua một cuộc chiến, không thể tưởng tượng ra sự thật của chiến tranh. Điều này có cho phép chúng ta biện minh cho những hành vi sai trái của binh lính Đại Hàn trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, nhân danh chiến tranh? Hay chỉ vì nó là quá khứ, chúng ta có thể che giấu tất cả các việc làm sai trái đầy hổ thẹn dưới cái tên lịch sử?
Theo SÁCH HIẾM