Trái ngược về nhà cầm quyền các nước phương Tây, cựu quan chức và chính khách Mỹ đã thừa nhận vai trò và ảnh hưởng quốc tế của Tổng thống Putin.
Tướng Mỹ thừa nhận sức mạnh quân đội Nga
Ngày 5/4, trong cuộc phỏng vấn với truyền hình Estonia, Cựu Tư lệnh lực lượng Mỹ tại NATO, tướng Philip Breedlove, thừa nhận Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tạo ra được một quân đội giỏi và có các tên lửa tầm xa mạnh mẽ.
Ông Putin được nhiều người ngợi ca |
"Ông ấy (Putin) đã tạo ra được lực lượng Lục quân mạnh. Chúng ta cũng đã thấy sự mạnh mẽ của không quân Nga tại Syria. Nga cũng có nhiều tên lửa tầm xa có thể phóng từ chiến hạm và tàu ngầm. Putin đã tạo ra khả năng thể hiện sức mạnh và quy mô của quân đội tại Crimea và Donbass", tướng Breedlove nói.
Vị tướng Mỹ cho biết, tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra tại Warsaw vào ngày 8 và 9/7, Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên NATO sẽ phải quyết định việc tăng cường lực lượng NATO ở châu Âu.
“ Tuy nhiên, Nga phải hiểu rằng, nếu họ vượt qua biên giới, họ sẽ phải đối mặt với không chỉ với thành viên NATO đơn lẻ, mà với toàn bộ khối NATO”, tướng Breedlove lặp lai lập trường.
Tư lệnh lực lượng Mỹ tại NATO, tướng Philip Breedlove. |
Chỉ người về hưu nói thật vai trò của Tổng thống Putin?
Đây không phải là lần đầu tiên các cựu quan chức cũng như chính khác Mỹ bày tỏ thái độ thán phục trước Tổng thống Nga Putin.
Fox News ngày 8/6/2015 dẫn ý kiến của nhà phân tích quân sự, tướng Mỹ đã về hưu, Jack Keane trong một cuộc phỏng vấn cho hay: "Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn là nhà lãnh đạo đáng nể nhất và uy tín nhất trên thế giới hiện nay".
Theo tướng Keane, ông Putin một nhà lãnh đạo quốc tế mạnh mẽ nhất trên thế giới. Hơn nữa, ông cũng giành được đại đa số sự ủng hộ của người dân mình.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng không tiếc lời khen ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin là người "rất thông minh trong công việc" trong cuộc nói chuyện trên kênh truyền hình CNN ngày 24/9/2013, tại New York (Mỹ).
Ngoài ra, ông Bil Clinton còn không ngại ngần dùng lời khen đối với ông Putin rằng "Luôn thực hiện đúng thỏa thuận và không bao giờ thất hứa".
Ông thậm chí còn rất tin tưởng vào quan điểm lãnh đạo của cá nhân ông Putin trong việc hợp tác với Mỹ nhằm thúc đẩy vũ khí hóa học tại Syria và thương lượng chấm dứt xung đột kéo dài.
Ông Bill Clinton nói: "Chúng ta nên tin tưởng với những gì đã diễn ra và đã cùng nỗ lực để có những tiến triển mới".
Thậm chí, Donald Trump, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa năm 2016 cũng lựa chọn "dang tay ôm" nhà lãnh đạo Nga chứ không phê bình ông ấy.
Trong nhiều tháng, Trump gọi Putin là một nhà lãnh đạo mà ông sẽ "có quan hệ tốt" - mối quan hệ đó bắt nguồn từ việc hai người có quan điểm, cá tính, và trong một số trường hợp là các mục tiêu chính sách tương tự nhau. Đây là mối "tình anh em" khiến những thành viên cốt cán của đảng Cộng hòa cho rằng ý thức hệ của Trump không đồng điệu với đảng.
“Tôi sẽ nói với bạn rằng về phương diện lãnh đạo, ông ấy (Putin) xứng đáng nhận điểm “A”, còn tổng thống của chúng ta đang làm không được tốt lắm”, nhà tài phiệt nhận xét.
Ứng cử viên tổng thống Mỹ còn cho biết, ông nhất trí với quan điểm của tổng thống Putin về việc cần phải ủng hộ tổng thống SyriaAssad.
Hòa Bình (Tổng hợp)/ Báo đất việt