Việc xây dựng đảo nhân tạo và cơ sở hạ tầng kiên cố sẽ tác động xấu đến vùng biển của Việt Nam.
Thảm sát môi trường biển
Báo The Inquisitr của Philippines vừa qua có dẫn thông tin từ nhóm hoạt động tình nguyện có tên Kalayaan ATIN ITO (Tự do của chúng tôi) khẳng định các tàu Trung Quốc đã đổ hóa chất xuống vùng biển quanh đảo Thị Tứ thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tổ chức phi lợi nhuận này đã đăng lên trang Facebook của họ các hình ảnh cá chết trải dài trên bờ cát ven biển thuộc vùng biển này.
Cá chết dọc đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. |
Thay đổi các thực thể tự nhiên ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc nhằm mục đích: Một là, tạo địa vị pháp lý cho các bãi cạn, đá san hô họ chiếm giữ ở đây như là các đảo tự nhiên thực sự; hai là, quân sự hóa Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa; ba là, hành chính hóa quần đảo Trường Sa trong cái gọi là "Thành phố Tam Sa" họ đã đơn phương thành lập năm 2012.
Thật ra, đây là những cuộc thảm sát môi trường biển một cách ngang nhiên và thách thức nhất thời đại. Nhóm thanh niên Philippines đã nói đúng vì họ thấy tận mắt, nghe trực tiếp và đã ghi lại cá chết bằng hình ảnh.
Ảnh vệ tinh, ảnh hàng không và ảnh do máy bay không người lái nghiên cứu khoa học của Mỹ thực hiện vào tháng 2/2016 cũng đã ghi lại được những biến đổi nhanh chóng diện mạo của quần đảo Trường Sa và hành vi của cái gọi là "ngư dân Trung Quốc" ở đây''.
Theo vị chuyên gia, để thẩm định nghi vấn trên của nhóm thanh niên Philippines, Việt Nam có thể hỏi thêm người dân ở huyện đảo Trường Sa về thông tin cá chết ở ngoài đó. Và trên chặng đường chừng 450 km theo đường chim bay vào đất liền Việt Nam các lực lượng hoạt động trên biển phải thấy cá chết trôi nổi ít nhiều.
Theo ông Hồi, từ trước đến nay, các nhà khoa học khẳng định việc "Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo cũng là một nguyên nhân có thể làm cá chết hàng loạt, phá hủy tầng san hô dưới đáy biển", trước hết là ở vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Cả Biển Đông bị ảnh hưởng
Trong khi đó, ông Hồi vẫn tiếp tục khẳng định việc xây dựng đảo nhân tạo sẽ có ảnh hưởng và tác động đến môi trường Biển Đông và biển Việt Nam.
Cụ thể việc xây dựng đảo nhân tạo và cơ sở hạ tầng kiên cố trên 7 bãi cạn và đá san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam chắc chắn có ảnh hưởng lâu dài đến môi trường, đa dạng sinh học toàn bộ và nghề cá của tất cả các nước quanh Biển Đông và tác động xấu đến vùng biển của Việt Nam - nước chịu tác động lớn nhất của gió mùa và các sự cố môi trường biển.
"Các ảnh hưởng và tác động chính là: Làm thay đổi điều kiện sinh thái của vùng biển; suy giảm đa dạng sinh học của khu vực biển vốn được xem là trung tâm đa dạng về loài ở Biển Đông; làm mất đi các giá trị dịch vụ của hệ sinh thái rạn san hô và hệ sinh thái biển nông khác ở quần đảo Trường Sa; gây đục hóa và tăng lượng chất thải, đặc biệt là hoá chất độc tồn dư trong môi trường biển.
Đồng thời, thay đổi chuỗi dinh dưỡng và giảm lượng thức ăn tự nhiên cho các loài hải sản sống trong vùng biển quần đảo Trường Sa và lân cận; làm mất đi nơi cư trú tự nhiên của loài và các bãi giống bãi đẻ tự nhiên của nhiều loài hải sản ưu sống trong vùng biển rạn san hô; giảm trữ lượng tự nhiên và sản lượng hải sản đánh bắt trong vùng biển Trường Sa mà còn cả ở phần còn lại của Biển Đông.
Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, hành vi này của nhà cầm quyền Bắc Kinh cần phải bị lên án và các nước láng giềng phải cảnh giác với một "cuộc chiến nghề cá" không mất súng đạn trên Biển Đông"
Châu An/Baodatviet