Từ những chiếc sừng trâu, sừng bò thô kệch, sần sùi, qua đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân đã thổi hồn tạo nên những sản phẩm độc đáo, sinh động và mang giá trị nghệ thuật và giá trị kinh tế cao.
Về Đô Hai vào một ngày nắng nhẹ, từ con đường lớn dẫn vào làng cho đến những ngõ nhỏ quanh co đâu đâu cũng nghe tiếng lạch cạch, lào xào của những chiếc máy đục, máy mài…và ở mỗi gia đình lại nhộn nhịp với những đoàn lái buôn tìm về đặt hàng và mua sản phẩm mỹ nghệ được chế tác từ sừng.
|
Hà Nam: Độc đáo làng nghề chế tác sừng hơn 100 năm tuổi |
Làng Đô Hai có hơn 200 hộ gia đình, thì 90% là sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ từ sừng . Ông Lê Công Trứ một trong những thợ giỏi của làng với hơn 20 năm trong nghề vui mừng tâm sự: “ Hiện tại gia đình ông chủ yếu sản xuất các mặt hàng theo đơn hàng từ nhiều nơi như nhật, Trung Quốc, Đài Loan…nguồn hàng cũng ổn định, thu nhập đã được đảm bảo và rất vui khi nhiều bạn trẻ của làng vẫn còn gắn bó với nghề và giữ gìn nghề truyền thống”.
|
Đến năm 1957 thành lập hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Thanh Sơn, gồm 70 hộ với 100 lao động chính và 50 lao động phụ phát triển nhiều loại mặt hàng mới đáp ứng nhu cầu của thị trường không chỉ trong nước mà còn thị trường quốc tế. |
|
Để tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế và mỹ thuật người thợ phải trải qua nhiều công đoạn như mài bóng, đục đẽo, tạo khung, lấp ráp …rất cầu kỳ. Và cũng tùy vào kích thước, sự tinh xảo, nguyên liệu … mà mỗi sản phẩm lại có một giá tiền khác nhau, giá trị từ vài chục, vài trăm đến nhiều triệu đồng. |
|
Thời kì đầu sản phẩm của làng chưa nhiều chủ yếu phục vụ nhu cầu trong khu vực Bắc Bộ do vậy các loại măt hàng cũng chưa được phong phú, chủ yếu lúc đó là roi ngựa, quai nón, nho mai, bàn chải |
|
Độc đáo... |
|
Sản phẩm của làng nghề không chỉ tinh xảo mà còn có nét độc đáo riêng, mang tính sáng tạo và nghệ thuật . Do vậy, được tiêu thụ ở nhiều nơi, một số loại sản phẩm đạt trình độ thủ công mỹ nghệ cao được xuất khẩu sang Pháp, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Úc, Mỹ, Trung Quốc… |
|
Uyên ương |
Theo ông Trần Văn Thiết, Trưởng thôn Đô Hai cho biết: Đô Hai là làng nghề mỹ nghệ truyền thống lâu đời, nhờ đó đã giải quyết được công ăn việc làm cho 90% lao động tại địa phương, tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân”.
Ông Thiết cũng cho biết thêm hiện tại ngoài việc kinh doanh sản xuất địa phương cũng phối hợp với với các tổ chức cá nhân dạy nghề cho những trẻ em khuyết tật, giúp các em có công ăn việc làm để ổn định cuộc sống. Ngoài ra cũng nhận dạy lại nghề cho nhân dân các làng xung quanh để cùng nhau bảo tồn và phát triển.
H.Đương - Đ.Ban/Phapluatplus