Bài viết dựa trên góc nhìn của một người dân Phú Thọ.
Tôi cho rằng, trong mọi trường hợp, mọi thời điểm, kẻ nào quá khích, kẻ nào cố tình gây rối, kích động...đều phải bị nghiêm trị.
Nhưng trong trường hợp cụ thể này, xung đột giữa người dân và BOT chỉ gói lại hai chữ: :Giá Vé" Những người dân và những lái xe thường xuyên lưu thông qua đây, họ không đòi hỏi chính quyền và đơn vị chủ thầu BOT phải mở cửa thông thoáng cho xe qua lại tự do, miễn phí. Việc đầu tư phát triển đường bộ, cầu cống cho tỉnh nhà là điều nên làm, và khuyến khích. Chỉ khi có giao thông thuận tiện, thì xã hội, đô thị, kinh tế mới phát triển được.
Sự việc ngày 08/05 người dân chặn đường lên cầu BOT |
Nói đúng hơn, như một bài báo trên báo Pháp Luật đã từng nói, xưa "Cơm Tù" nay "Đường Tù" Phong trào BOT đã làm thay đổi điều này với những con đường mới góp phần rút ngắn thời gian, chấm dứt nạn “cơm tù”, nhưng thay vào đó, là nạn “đường tù”.
Tôi còn nhớ năm 2015, khi tuyến Quốc lộ 6 đoạn từ Xuân Mai đến Hòa Bình hoàn thành, người dân, và lái xe liên tục vây hãm trạm thu phí Lương Sơn để phản đối việc thu phí cao. Kết quả, không ai có thể tiếp tục phản đối vì đó là tuyến đường độc đạo, không còn một lựa chọn nào khác. Hoặc đóng phí, hoặc không đi lại nữa.
Câu chuyện cầu Việt Trì lại khác, khi mà cây cầu Việt Trì cũ vẫn là một lựa chọn hợp lý của người dân thì người ta đã đặt chướng ngại vật để… cưỡng chế người dân đi cầu mới. Hành động cực đoan của cơ quan Nhà nước trong việc này không khác gì mang lợi ích của người dân dâng cho doanh nghiệp.
Về mặt nguyên tắc, việc đầu tư xây dựng đường BOT phải đảm bảo người dân có quyền được lựa chọn việc sử dụng phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Tuy nhiên trong trường hợp này BOT đã không làm được điều đó. Họ đã gieo rắc cho người dân sự phẫn nộ, lòng đối kháng theo thời gian. Mọi việc chỉ lắng xuống khi người dân nhận được câu trả lời thích đáng từ phía BOT và lãnh đạo tỉnh nhà.
Nhưng tất cả đã dần rơi vào quên lãng, thì hôm qua người dân Việt Trì và những người bị ảnh hưởng trực tiếp quanh đây đã không còn chịu được. Khi mà họ hàng ngày phải đi qua nhiều lần, mà không phải trong diện được miễn giảm thì quả thật quá nặng nề, họ đã chặn đường không cho xe lưu thông. Nếu làm một thống kê nhỏ như anh Ngọc Chung thống kê là:
Mình tính một tháng bình quân mình đi đi về về =120 lần x35n=4,200n. Cộng với đường vòng vo xa hơn cầu cũ 5km 1 luợt x120luợt =600km tieu hao mất 42 lít xăng.=650n. Vậy mỗi tháng mình bị thiệt hại mất 4,850n. Chưa tính tiền hao mòn xe.
Nhiều người đứng ra chặn đường lên trạm BOT |
Vậy giờ BOT phải làm sao, người dân phải làm sao?
- Đây thực sự là một câu hỏi khó đối với BOT và người dân, khi mà BOT luôn cho rằng mình đúng, mà đúng hơn, họ đã từng áp dụng được trong trường hợp của tuyến đường Xuân Mai và cao tốc. Nên chẳng có lý do gì họ sẽ nhượng bộ ở đây cả. Nếu họ nhượng bộ họ coi như họ nhận thua, và các tuyến đường khác của họ cũng sẽ xảy ra tình trạng tương tự, như thế, thiệt hại sẽ rất lớn.
Còn không nhượng bộ thì có thể BOT sẽ không thể mở cửa thu vé tiếp được ở đây nữa, vì lòng dân và sự phẫn nộ của người dân nơi đây sẽ càng ngày càng tăng cao.
Nếu như đúng cách làm cũ, đã từng thành công ở nơi khác, mà đem áp dụng ở Việt Trì, thì BOT đã sai lầm, khi cây cầu Việt Trì vẫn còn sử dụng được, và còn cho xe dưới 7 chỗ lưu thông được, và tất cả người dân đều biết việc đó, thì việc cấm lưu thông qua cầu Việt Trì là không khả thi.
- Tình trạng kéo dài, chính quyền tỉnh Phú Thọ nhất định sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi của người dân tỉnh nhà. Vì đó là gốc rễ và là người sinh sống, cùng các vị lãnh đạo bao lâu nay "Một giọt máu đào, hơn ao nước lã" mà.
- Còn về phía người dân, nếu không được giải quyết thỏa đáng, nếu như không nhanh dứt điểm sẽ dấy lên rất nhiều bất cập, và đúng hơn, là sẽ bị những thành phần xấu lợi dụng gây ra nhiều điểm khó kiểm soát. Nhất là trong giai đoạn đất nước đang có nhiều diễn biến phức tạp như vụ ô nhiễm không khí, cá chết, Formosa....còn bỏ ngỏ chưa có lời giải như hiện nay.
Sau lần này, cũng mong là lần cuối người dân Bạch Hạc, Việt Trì đứng ra chặn đường. Và sau lần này, cũng mong BOT và phía chính quyền tỉnh Phú Thọ có một phương án hợp lý. Chứ không thể để lòng dân bất an, liên tục biểu tình kéo dài mãi như vậy được.
Một là: Giảm giá vé
Hai là: Cho xe 7 chỗ chạy qua cầu Việt Trì
Ba là: Sửa lại cầu Việt Trì bỏ lại cầu Hạc Trì
Bốn là: Ý kiến của các bạn!
Hoàng Anh