Theo GS. BS Phạm Gia Khải Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam, 80% trường hợp đột quỵ gây nên bởi cục máu đông.
Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là một loại bệnh lý nguy hiểm được gây ra bởi hiện tượng máu lên não đột ngột bị gián đoạn.
Theo thống kê của Hội Đột quỵ Mỹ, cứ 45 giây trên thế giới lại có 1 người bị đột quỵ, 3 phút lại có 1 người tử vong vì đột quỵ. Tại Việt Nam, khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm, 50% trong số đó tử vong.
Đột quỵ có 2 dạng chính là nhồi máu não và xuất huyết não.
Trong đó, nhồi máu não xảy ra khi một vùng não không được cấp máu, thường là do hẹp hoặc tắc một động mạch não.
Thủ phạm gây ra 80% ca đột quỵ ai cũng phải biết mà phòng tránh |
Còn xuất huyết não, chiếm một phần nhỏ hơn trong tai biến mạch máu não là do một mạch máu não bị vỡ gây tổn thương cho các tế bào não.
Dạng này thường có sự kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh.
Theo GS. BS Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam, 80% trường hợp đột quỵ gây nên bởi cục máu đông. Khi máu đông xuất hiện sẽ gây tắc nghẽn dòng máu, làm cho việc lưu thông máu bị gián đoạn, gây ra thiếu máu cục bộ tại não (nhồi máu não).
Khi bị thiếu nguồn máu nuôi sống, não sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi trong vòng vài giây đến vài phút. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu không rõ nguyên nhân, thị lực kém, nói khó, liệt hẳn 1 bên tay chân hoặc nửa người...
Giải pháp phòng ngừa hình thành cục máu đông
Trong trường hợp này nếu không có hướng xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Do vậy việc ngăn ngừa sự hình thành của cục máu đông chính là biện pháp hàng đầu giúp ngăn ngừa đột quỵ não.
Theo GS. Phạm Gia Khải, biện pháp phòng ngừa cục máu đông là duy trì một nếp sống khoa học, hợp lý trong sinh hoạt.
Quan trọng là không được hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, không ăn quá nhiều thịt, mỡ, mặn, kiểm tra huyết áp, đường máu, để kịp thời chữa trị các bệnh thường gây suy vành như bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường...
Có thể tiến hành các giải pháp sau đây để ngăn ngừa cục máu đông:
- Vận động nhiều: Ngồi lâu và ít vận động chính là nguyên nhân khiến cho máu bị dồn ứ lại và dễ dẫn đến hình thành cục máu đông.
Chính vì vậy, bạn nên chú ý đến việc cho cơ thể vận động trong ngày, không nên ngồi lỳ 1 chỗ mà nên thường xuyên đi lại và vận động.
Theo các nhà khoa học, sau mỗi giờ ngồi 1 chỗ làm việc, bạn nên đứng lên vận động 10 phút, ngoài ra cần thường xuyên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Bỏ hút thuốc lá và hạn chế bia rượu là những nguyên nhân gây nên cục máu đông.
- Thận trọng với thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai chứa những hoạt chất góp phần tăng nguy cơ tắc tĩnh mạch sâu, vì vậy bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn cách dùng biện pháp tránh thai này.
- Cảnh giác trước những dấu hiệu của bệnh: Nếu bạn cảm thấy cơ thể xuất hiện những cơn đau kèm theo dấu hiệu sưng, đỏ, hơi thở thay đổi đột ngột, tim đập nhanh, ho ra máu thì lập tức yêu cầu được đưa đi cấp cứu tại các bệnh viện càng sớm càng tốt.
Theo Tri thức trẻ