VN hoàn toàn có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn để thiết lập một trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng, chỉ vì chưa chủ động đề xuất.
Yếu tố kinh tế chi phối
Theo tin mới nhất, Thái Lan đã đề nghị và Nga đã đồng ý thành lập trung tâm bảo dưỡng thiết bị hàng không khu vực Đông Nam Á tại nước này, thay vì Việt Nam.
Trong khi đó, theo nhiều nhận định, là một khách hàng truyền thống lâu năm, sở hữu số lượng máy bay chiến đấu và trực thăng Nga lớn nhất Đông Nam Á, cùng với số lượng lớn trang bị không quân cần nâng cấp, Việt Nam được coi là có ưu thế vượt trội trong việc lựa chọn địa điểm mở trung tâm bảo dưỡng máy bay của Nga.
Nga chọn Thái Lan trở thành trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng máy bay Đông Nam Á |
Bởi về kỹ thuật, nếu Nga thành lập trung tâm này ở Việt Nam chắc chắn thuận lợi hơn rất nhiều:
Thứ nhất, Việt Nam có kinh nghiệm nhiều năm khai thác, thậm chí sửa chữa máy bay Nga, nên sẽ không phải đào tạo nhiều, không tốn thời gian cũng như chi phí đào tạo.
Thứ hai, đội ngũ khoa học, kỹ sư của chúng ta tương đối thành thạo, từng được tiếp xúc nhiều với chuyên gia hàng không Nga.
Thứ ba, về mặt bằng cũng có sẵn mấy nhà máy A41, A42, A32 cũng đã từng sửa chữa các máy bay của Nga, kể cả máy bay mới.
Tuy nhiên về mặt kinh tế còn nhiều yếu tố tác động, nên có lẽ Việt Nam chưa đề xuất, dành lại cơ hội may mắn này cho Thái Lan".
Bày tỏ sự tiếc nuối, theo ông Cương, nếu như Việt Nam có được trung tâm bảo dưỡng thiết bị hàng không khu vực Đông Nam Á, thì máy bay quân sự ở Việt Nam có thể sửa trong nước, tiết kiệm được chi phí và thời gian sửa chữa.
Đặc biệt, nếu xét về mặt kinh tế việc mất hợp đồng trên đó là điều vô cùng đáng tiếc, kể cả về việc phát triển khoa học kỹ thuật cũng như ngành công nghiệp hàng không Việt Nam.
Nếu đề xuất Nga sẽ ưu tiên Việt Nam
Trong khi đó, cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, TS Trần Tiến Anh, Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Hàng không, Đại học Bách khoa TP.HCM lại cho rằng, Thái Lan có nhiều lợi thế hơn Việt Nam, vì đây là nơi tập trung đầu mối trung chuyển của nhiều hãng bay.
Trong thời miền Nam xảy ra chiến tranh, vùng quản lý bay của Việt Nam tạm thời chuyển qua cho Thái Lan, sau khi kết thúc chiến tranh thì vùng quản lý bầu trời, điểm trung chuyển vẫn nằm tại sân bay Bangkok (Thái Lan) hiện tại.
Điều tất yếu, khi đã là điểm trung chuyển, các hãng bay mỗi lần bảo trì, bảo dưỡng thiết bị sẽ đáp xuống sân bay Bangkok, thay thế xong rồi lại bay tiếp, không mất quá nhiều thời gian và chi phí.
Riêng với Việt Nam, ông Anh cho hay: "Sắp tới chúng ta có dự định xây sân bay Long Thành, hướng tới mô hình trạm trung chuyển mới của Đông Nam Á, nhưng đó chỉ là mong muốn, kỳ vọng, còn rất khó có thể thực hiện và thành công.
Vì hiện nay, xung quanh Việt Nam còn có sân bay Hồng Kông, Bangkok, Hàn Quốc, Tokyo. Đặc biệt, khu vực Singapore, Hồng Kông hiện đã trở thành điểm trung chuyển vô cùng nhộn nhịp.
Chính vì thế, nếu sân bay Long Thành có được xây dựng, thì phải có nhiều điểm mới và vượt trội hơn so với các hệ thống sân bay khác thì mới có thể cạnh tranh được".
Bên cạnh đó, theo ông Trần Tiến Anh, ngành công nghiệp hàng không cũng phải có nhiều thay đổi, nhưng đó cũng là một thách thức.
Hiện tại ở Việt Nam, chúng ta chỉ làm được một số chi tiết của máy bay. Ví dụ như hãng Mitsubishi làm ở Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc, công ty ASUS - Khu công nghiệp Biên Hòa 2 (Đồng Nai), có sản xuất linh kiện mà những chỗ khác chưa hề có.
Mặt khác, hiện nay, các hãng khai thác vận chuyển trong hàng không dân dụng Việt Nam hầu như không còn sử dụng máy bay thế hệ Nga, thay vào đó hoàn toàn là máy bay Boeing, Airbus. Kể cả công ty dịch vụ trực thăng ở Việt Nam, bay thuê dịch vụ cũng mua máy bay thế hệ mới của Canada, châu Âu là chủ yếu. Máy bay Nga hiện nay chỉ được dùng trong lĩnh vực quân sự.
Theo Baodatviet