Thứ Năm

Yên Bái: Những địa điểm nên đi du lịch một lần trong đời, khi đến Yên Bái

Yên Bái là một tỉnh miền núi với phong cảnh thiên nhiên đa dạng. Là một tỉnh thuộc vùng sâu vùng xa của tổ quốc, điểm khiến Yên Bái hấp dẫn các du khách khi tới đây là khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, sơn thủy hữu tình, khí hậu trong lành. Ngoài ra với rất nhiều các dân tộc đang cùng sinh sống tại mảnh đất này, mỗi dân tộc lại có môt nét độc đáo riêng về văn hóa, phong tục tập quán, cùng nền ẩm thực đặc sắc....khiến cho Yên Bái là một điểm đến hấp dẫn cả du khách trong và ngoài nước.

Tắm tiên Tú Lệ
Đến Yên Bái, nơi đây không chỉ có Mù Căng Chải, những thác nước mà nơi đây còn có những cung đường làm say đắm biết bao "phượt thủ".

Thay vì đắm mình trong dòng nước mát lạnh vào những ngày hè, bạn có thể bị "ngất ngây" bởi những con đèo, những bản làng nằm giữa những thung lũng đẹp đến lạ kỳ.

1. Đèo Khau Phạ

Là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam vượt qua đỉnh núi Khau Phạ, ngọn núi cao nhất vùng Mù Cang Chải. Đèo Khau Phạ có điểm khởi đầu là đoạn cắt quốc lộ 32 với quốc lộ 279 liền mạch liên tiếp với đèo Chấu phía trước nó và đèo Vách Kim phía sau trên đường 32. Từ thành phố Yên Bái, ngược theo quốc lộ 32 chừng 5 giờ đồng hồ, qua xã Tú Lệ, đèo Khau Phạ huyện Mù Cang Chải hiện ra giữa một vùng cao nguyên được bao quanh bởi những dãy núi điệp trùng. Những cung đường đèo quanh co giữa những cánh rừng già còn mang đậm nét nguyên sơ và những triền ruộng bậc thang của các dân tộc H’Mông, Thái.
đèo Khau Phạ
Đường đèo Khau Phạ có đến hai phần ba là đường cấp phối, gập ghềnh đá sỏi, chỉ đoạn đi qua Tú Lệ mới được làm đẹp hơn đôi chút. Trong suốt chiều dài của đèo có đến vài chục đoạn cua gấp khúc tay áo. Vào những ngày mây mù, đèo đặc biệt nguy hiểm cho cánh lái xe vì con đèo không có rào chắn hay bất cứ biển cảnh báo nào. Mặc dù là một địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch nhưng bạn vẫn phải thật thận trọng và chắc tay lái nếu muốn khám phá nơi này.

2. Xã Tú Lệ

Là một thung lũng thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, Tú Lệ là một trong những điểm dừng chân yêu thích của nhiều du khách yêu vẻ đẹp thiên nhiên.
Xã Tú Lệ
Tú Lệ giữa mùa thu, lúa chín vàng ươm rạt rào như sóng núi. Mùa gặt náo nức rộn ràng, mùi cơm mới theo gió bảng lảng trên chái nhà… Tú Lệ có thể ví như một cô gái miền sơn cước vô cùng xinh đẹp.
Không chỉ thu hút du khách bởi những thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải tháng 9, Tú Lệ còn hấp dẫn cả những tay săn ảnh khi người Thái nơi đây vẫn lưu giữ được nét sinh hoạt truyền thống là “tắm tiên” bên suối.

3. Bản Lìm Mông

Bản Lìm Mông xã Cao Pạ, huyện Mù Cang Chải -Yên Bái từ bao đời nay vẫn ẩn mình trong mây. Xưa nay, dân xê dịch vẫn thường rỉ tai nhau tứ đại hiểm địa Tây Bắc bởi độ khó hiểm trở của đường đi và cả bởi đó cũng là nơi… tận cùng, và Lìm Mông là một trong số ấy, đầy hấp lực đầy mời gọi và cũng đầy thách thức.
Bản Lìm Mông
4. Xã La Pán Tẩn

Nổi tiếng bởi những thửa ruộng bậc thang đẹp tựa vân tay của trời, La Pán Tẩn không hổ danh là một trong 3 địa phương của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, ruộng bậc thang – công trình kiến trúc nghệ thuật mang đầy tính sáng tạo của đồng bào Mông sinh sống trên mảnh đất này đã được Bộ VH,TT&DL xếp hạng Di tích danh thắng cấp Quốc gia từ cuối năm 2007.
La Pán Tẩn là một trong ba xã của Mù Cang Chải có ruộng bậc thang được xếp hạng Di tích danh thắng quốc gia
5. Chế Cu Nha

Một xã của huyện Mù Cang Chải, nằm cách trung tâm huyện khoảng 7km về hướng Hà Nội, đường vào xã này khá dốc và khó đi, không phù hợp lắm với những bạn đi lần đầu.
Chế Cu Nha
6. Đèo Lũng Lô

Đèo Lũng Lô mạn phía Yên Bái tiếp giáp Sơn La cũng trong cảnh tương tự như vậy. Con đèo dài 15 km này nằm trên quốc lộ 37, trong thời kì chống Pháp là một trong những con đường tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên. Kể từ đó cho đến nay, con đường dần bị rơi vào quên lãng, nhất là khi đèo Khế nối Yên Bái với Sơn La được mở.
Đèo Lũng Hồ
7. Cánh đồng Mường Lò

Quốc lộ 32 uốn lượn giữa miền núi non Tây Bắc “thanh sơn, bích thủy”. Núi cao, vực sâu, bạt ngàn cây rừng, lau lách.  Rồi như một phép màu, con đường quốc lộ bỗng lọt vào một cánh đồng bằng phẳng biêng biếc sóng lúa Mường Lò. Ngỡ ngàng trước những mượt mà óng ả trong nắng trải tới chân núi xa, quả đúng như câu ca “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” nổi tiếng từ lâu.
cánh đồng Mường Lò
Cách thành phố Yên Bái 80 km về phía tây, Mường Lò nằm gọn trong lòng thị xã nghĩa Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn. Mường Lò là cánh đồng lớn thứ hai ở miền núi phía Bắc, chỉ sau Mường Thanh – Điện Biên (còn hai cánh đồng nhỏ hơn là Mường Than – Than Uyên và Mường Tấc – Phù Yên). Người Thái đen đã định cư lâu đời ở nơi đây. Theo câu chuyện sử thi của người Thái kể rằng: Hai anh em Tạo Xuông và Tạo Ngần tìm nơi lập nghiệp. Tạo Xuông đã dừng chân dựng bản làng ở Mường Lò, xây dựng nên vùng đất tổ tiên của người Thái đen ở khắp vùng Tây Bắc vì thấy ở đây đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào.

8. Bản Hốc

Cách Hà Nội gần 200km,  Bản Hốc nằm ngay trung tâm của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Với gần 80% là dân tộc Thái, sống chủ yếu bằng làm nông nghiệp. Nơi đây còn lưu giữ khá nguyên vẹn những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Thái.

Đến với Bản Hốc ngoài được khám phá những nét thú vị, đặc sắc của văn hoá dân tộc Thái với những ngôi nhà sàn truyền thống, tìm hiểu những nghề thủ công hay thưởng thức những ly rượu men lá, rượu cần cùng với điệu xoè say đắm đã đi vào câu thơ, lời hát. bạn còn được ngâm mình trong suối khoáng nóng tự nhiên quanh năm có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ hoặc thử sức với những dãy núi đá vôi khám phá hang Dơi, tham gia đốt lửa trại….

9. Tà Sì Láng

Tà Sì Láng là một xã thuộc huyện Trạm Tấu, Yên Bái. Phía bắc giáp Bản Mù, phía Tây giáp Phù Yên (Sơn La), phía Đông và Nam giáp huyện Văn Chấn. Dân cư ở đây 100% là người H’Mong, sinh sống chủ yếu bằng nghề làm nương. Với đặc điểm địa hình hiểm trở trên độ cao gần 2000m, đường vào Tà Sì Láng cực kỳ khó khăn. Trước đây chỉ có đường dân sinh nhưng nay cũng đã mở rộng khoảng 4-5m, thường xuyên sạt lở và ách tắc vào mùa mưa bão. Độ dốc của con đường cũng thuộc dạng khủng, từ 15-20%. (So với 6-8% độ dốc trung bình của các con đường khác ở Tây Bắc)
Tà Sì Láng
10. Bản Mù

Là một xã vùng cao của huyện Trạm Tấu, cách trung tâm huyện khoảng 12km. Nằm trên độ cao khoảng hơn 1000m so với mặt nước biển, Bản Mù quanh năm sương giăng kín lối với những ngôi nhà của đồng bào nằm lạc lõng trên những sườn núi.
Bản Mù
11. Mù Cang Chải

Mù Cang Chải là huyện vùng cao phía tây của tỉnh Yên Bái với trên 90% dân số là đồng bào Mông. Đến với Mù Cang Chải du khách không khỏi trầm trồ bởi sự hùng vĩ của thiên nhiên và cảm thán trước những triền ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt.
Mù Cang Chải
Người dân Yên Bái vẫn gọi xứ Mù bằng cái tên thân thương là “biển mây Khau Phạ” bởi muốn lên được đến Mù Cang Chải, du khách phải đi qua đèo Khau Phạ cao 2100m –  một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng bậc nhất Việt Nam.

Mù Cang Chải nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp trải suốt từ Tú Lệ qua Khau Phạ, đến La Pán Tẩn, Chế Cu Nha...

Đến với Mù Cang Chải mùa này, từ trên cao nhìn xuống du khách sẽ thấy nơi đây khoác lên mình màu áo xanh của lúa mới, của những chồi non xanh biếc giữa chân mây điểm xuyết những bông hoa đào, hoa xuân rực rỡ.

12. Suối Giàng

Suối Giàng là xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, nằm ở độ cao 1.371m so với mực nước biển, với diện tích 5.922 ha, được biết đến với các loại đá cảnh quý vân hoa tím, xanh với nhiều hình thù kỳ thú phân bố chủ yếu ở dãy núi Khỉ, thôn Kang Kỷ, thôn Suối Lóp…
Suối Giàng
Ngoài những sản vật của miền sơn cước như: Rau cải Mèo, su su, sa mộc, pơ mu, các loại củ, quả, ngũ cốc thì nét hấp dẫn du khách tìm đến với Suối Giàng là văn hóa Trà của người Mông. Niềm vui lớn nhất của nhiều du khách khi đến đây là được thưởng thức đặc sản chè Shan tuyết nức tiếng xa gần ngay tại cái nôi sản sinh cây Chè Tổ của thế giới.

Ven các luống chè, hoa đào nở rộ tô điểm thêm hương sắc cho mùa xuân nơi vùng cao Tây Bắc. Ảnh: Nguyễn Minh Sơn.

Vùng chè cổ thụ Suối Giàng nằm ở các thôn Giàng Cao, Giàng B, Păng Cáng, Tập Lăng I, Tập Lăng II, Suối Lóp... Ngoài ra, du khách có thể tham quan các đồi chè ở tầng thấp với phong cảnh thiên nhiên hữu tình và tham gia vào cuộc sống sinh hoạt giản dị, mộc mạc của người Mông dưới chân núi.

13. Hồ Thác Bà

Từ Hà Nội, đi khoảng 140 km đường quốc lộ 2 hoặc quốc lộ 32 về phía tây bắc bạn sẽ đến được với Hồ Thác Bà thuộc địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên. Là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, hồ Thác Bà có trữ lượng phù sa lớn và hệ sinh vật đa dạng với nhiều hang động đẹp và phong cảnh thiên nhiên hữu tình. Hồ còn là nơi hội tụ của các dòng sông lớn như ngòi Hành, ngòi Cát…
Hồ Thác Bà
Đến với hồ Thác Bà, du khách không chỉ được đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên tuyệt sắc với 1.331 hòn đảo lớn nhỏ mà còn được thưởng ngoạn những kiệt tác thiên nhiên của tạo hóa với núi điệp trùng và những hang động huyền kỳ. Bên cạnh đó, bạn sẽ được thưởng thức hương vị thơm ngon đặc biệt trong bữa cơm thiết khách của đồng bào các dân tộc như cơm lam, nộm hoa chuối rừng, thịt gà đồi nấu lá chanh, lợn mán quay hay gỏi cá, tôm...

Thác Pú Nhu

Thác Pú Nhu nằm ở bản Pú Nhu, thuộc xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải cách trung tâm huyện Mù Cang Chải chừng 10km về phía Tây. Được bắt nguồn từ các con suối trên các cánh rừng đầu nguồn từ Than Uyên (Lào Cai) đổ về, thác có độ cao cột nước khoảng 20m được chia thành nhiều bậc.
Thác Pú Nhu
Thác Mơ

Thác Mơ nằm giữa hai ngọn đồi Nả Háng A và Nả Háng B thuộc địa phận xã Mồ Dề (Mù Căng Chải, Yên Bái).Trong hành trình chinh phục thác Mơ có 7 điểm ấn tượng để bạn dừng chân, thưởng ngoạn. Từ quốc lộ 32, đi bộ khoảng 30′ vào đến chân thác, tiếp tục từ đây bạn sẽ tới điểm thác một tầng nơi dòng nước chảy theo hình xoắn ốc. Để đến được điểm thác 4 tầng tiếp theo bạn cần tiếp tục đi bộ ngược dòng thác, đây cũng là nơi ấn tượng nhất để bạn có thể lưu lại những hình ảnh tuyệt đẹp về Thác Mơ.
Thác Mơ
Bản văn hóa Ngòi Tu

Bản Ngòi Tu thuộc xã Vũ Linh, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái. Là một bản với nhiều dân tộc anh em sinh sống, nhưng phần lớn vẫn là dân tộc Dao (Dao Quần Trắng), bản cách Hà Nội 165km nằm ở khu vực phía Tây-Bắc Việt Nam, theo đường QL2, QL70.
Bản văn hóa Ngòi Tu
Với những đặc trưng riêng, Ngòi Tu hấp dẫn du khách không những bởi có một vị trí đẹp, 1 phần đất liền và một nửa còn lại tiếp giáp mặt hồ nước mênh mông mà còn bởi nơi đây là sự hội tụ các giá trị truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Dao, Cao Lan, Nùng, trong đó chủ yếu là đồng bào Dao quần trắng.

Trên hành trình khám phá các danh lam thắng cảnh, các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán, một điều mà bạn chắc chắn phải thử qua đó là nền ẩm thực tại đây. Các món ăn mang đủ cái yếu tố " y, thực, trú" , Y nghĩa là vẻ ngoài của món ăn, thực là hương vị, trú chính là những món ăn mang nét đặc trưng của vùng hoặc dân tộc đó. Ấn tượng ngay cả từ cái tên như: món Pa Pỉnh Tộp, Mắc Khén, xôi Ngũ Sắc, trứng kiến, Pà Mắm, Bánh chuối, Cá Sỉnh Nậm Thia, Cơm lam....Hay những món ăn lạ được chế biến từ côn trùng như Muồm muỗm rang, Dế chiên giòn, Bọ xít chiến giòn..... Các món ăn với màu sắc hấp dẫn, hương vị tuyệt vời khi bạn du lịch đến Yên Bái, từ cách thưởng thức cho tới cách chế biến đều đậm chất rừng núi sẽ khiến bạn đi xa còn nhớ mảnh đất này.

Trứng Kiến
Món ăn từ Trứng Kiến
Bánh Chuối
bánh Chuối
Dế Mèn Rang
Dế Mèn rang
Minh Trường/Blogcamxuc.net

Đọc thêm: Yên Bái: 20 điều mẹ dặn đừng bao giờ yêu người Yên Bái!