Chào các bạn, Theo khảo sát số người học tại Mina hiện tại, có từ 50 - 60% các bạn học tiếng nhật để tìm kiếm cơ hội làm việc hoặc đang làm việc trong các công ty của Nhật. Do đó, bên cạnh việc chia sẻ về tài liệu và cách học tiếng nhật, Blog Cảm Xúc sẽ chia sẻ thêm với các bạn về cách làm việc của họ. Chúng ta cùng học hỏi những điều hay của họ để áp dụng vào công việc của mình cho tốt hơn nhé.
Cách thức làm việc trong các công ty Nhật |
Đúng giờ, tuân thủ quy định, giữ đúng lời hứa
Giao tiếp đúng lễ nghi với tất cả mọi người
Sắp xếp bàn làm việc ngăn nắp sạch sẽ
Tuyệt đối không để lộ bí mật công ty, tổ chức
Quán triệt thực hiện Horenso (báo cáo, liên lạc, trao đổi)
Tuân thủ nguyên tắc làm việc của nhóm
Khi cần giúp đỡ hãy từ bỏ sự tự kiêu
2. Cách giao thiệp với cấp trên
Khi cần làm việc với cấp trên, cần lựa chọn, xem xét thời điểm thích hợp
Phải biết cảm ơn cấp trên khi bị khiển trách
Từ bỏ việc thể hiện thái độ bất bình, hãy đưa ra đối sách giải quyết
Hãy đưa ra ý tưởng tốt nhất
Cần phải biết lắng nghe
Cần tạo thói quen đưa ra ý kiến của mình
3. Khi tiến hành công việc
Dù là công việc nào thì cũng tự hào về công việc mình làm
Cần có lòng nhiệt huyết đối với công việc
Luôn có xu hướng hướng về tương lai phía trước
Cần chú ý và học hỏi không ngừng để không bị tụt hậu
Không gục ngã mà chấp nhận thất bại và tiếp tục thử thách
Không nên cáu giận hay ghen tức với đồng nghiệp
Những điểm chú ý khi thực hiện Ho ren so (báo cáo, liên lạc, trao đổi)
4. Cách tiếp nhận chỉ thị của cấp trên
Nghe kĩ cho hết chỉ thị rồi mới hỏi lại
Lúc tiếp nhận chỉ thị, phải ghi chép lại những cái quan trọng
Nắm bắt thông tin chắc chắn theo 5W (cái gì, tại sao, đến khi nào, ở đâu, ai làm, làm như thế nào)
Không được quên hồi âm, không được tự phán đoán chủ quan
Khi cảm thấy không hoàn thành được công việc, cần giải thích sự việc và đưa ra những phán đoán theo thứ tự ưu tiên
Cuối cùng, phải xác nhận lại tất cả thông tin
Xác nhận đi, xác nhận lại những điểm quan trọng trong chỉ thị của cấp trên. Đặc biệt là những con số và tên riêng
5. Cách báo cáo với cấp trên
Lúc tiếp nhận chỉ thị, phải ghi chép lại những cái quan trọng
Nắm bắt thông tin chắc chắn theo 5W (cái gì, tại sao, đến khi nào, ở đâu, ai làm, làm như thế nào)
Không được quên hồi âm, không được tự phán đoán chủ quan
Khi cảm thấy không hoàn thành được công việc, cần giải thích sự việc và đưa ra những phán đoán theo thứ tự ưu tiên
Cuối cùng, phải xác nhận lại tất cả thông tin
Xác nhận đi, xác nhận lại những điểm quan trọng trong chỉ thị của cấp trên. Đặc biệt là những con số và tên riêng
5. Cách báo cáo với cấp trên
Phải báo cáo về thời gian
Một khi đã bị cấp trên (người giao chỉ thị) hỏi là “Đã xảy ra thế nào rồi?” có nghĩa là mình đã báo cáo muộn. ngay sau khi hoàn thành công việc được giao, phải ngay lập tức báo cáo lại với cấp trên.
Nếu cần thiết thì phải báo cáo giữa chừng
Trong trường hợp công việc kéo dài, rất cần thiết phải báo cáo giữa chừng. Dù có không hoàn thành được công việc đúng thời hạn đã hứa vẫn phải báo cáo lại và chờ chỉ thị của cấp trên.
Báo cáo cần ngắn gọn, súc tích
Đầu tiên phải báo cáo kết luận, sau đó đưa ra lý do, quá trình sự việc. Phải có thói quen tóm tắt trước các mục sẽ báo cáo
Nguồn: (Ngày hội việc làm Nhật Bản VJCC 2012), ảnh cover - nguồn GG search.
Một khi đã bị cấp trên (người giao chỉ thị) hỏi là “Đã xảy ra thế nào rồi?” có nghĩa là mình đã báo cáo muộn. ngay sau khi hoàn thành công việc được giao, phải ngay lập tức báo cáo lại với cấp trên.
Nếu cần thiết thì phải báo cáo giữa chừng
Trong trường hợp công việc kéo dài, rất cần thiết phải báo cáo giữa chừng. Dù có không hoàn thành được công việc đúng thời hạn đã hứa vẫn phải báo cáo lại và chờ chỉ thị của cấp trên.
Báo cáo cần ngắn gọn, súc tích
Đầu tiên phải báo cáo kết luận, sau đó đưa ra lý do, quá trình sự việc. Phải có thói quen tóm tắt trước các mục sẽ báo cáo
Nguồn: (Ngày hội việc làm Nhật Bản VJCC 2012), ảnh cover - nguồn GG search.