Đêm hôm 24/8, các nhà khoa học xác nhận đã phát hiện ra một hành tinh đủ khả năng duy trì sự sống và nó ở cực kỳ gần với Trái đất.
Proxima b quay quanh ngôi sao Proxima Centauri - nằm cách Hệ Mặt trời chỉ 4,2 năm ánh sáng, là ngôi sao nằm gần Hệ Mặt trời nhất được phát hiện cho đến nay.
Hành tinh Proxima b quay quanh ngôi sao Proxima Centauri, ngôi sao nằm cách Hệ Mặt trời chỉ 4,2 năm ánh sáng - Ảnh: ESO |
Ngày trên Proxima b khá dài do phải mất 11,2 ngày nó mới quay xong một vòng quỹ đạo. Điều này có nghĩa là tuần làm việc 5 ngày ở Trái đất sẽ dài đến 56 ngày nếu ở trên Proxima b. Bù lại, ngày cuối tuần sẽ dài 22,4 ngày, và theo RT, đây "không phải là tin xấu".
Trước khi được các nhà khoa học chính thức xác nhận, thông tin về "Trái đất thứ 2" gần Hệ Mặt trời nhất đã xuất hiện trên nhiều tờ báo và trang mạng, thu hút sự chú ý của dư luận.
Tuy nhiên theo Jeff Coughlin - một nhà thiên văn học làm việc cho dự án săn hành tinh của NASA, để đưa tàu thăm dò lên Proxima b, loài người chưa thể tiến hành ngay bây giờ mà chỉ có thể trong vài thập kỷ tới.
VTC đưa tin, tiến sỹ Guillem Anglada-Escude, đến từ Đại học Queen Mary ở London, người chỉ huy nhóm 30 nhà khoa học nghiên cứu về hành tinh này cho biết: "Việc phát hiện ra hành tinh giống Trái đất ở cự ly gần nhất đã tạo ra sự hứng thú cho các nhà khoa học.
Proxima Centauri khó có thể quan sát được bằng mắt thường. |
Theo Trí Thức Trẻ, nhà thiên văn học Guillem Anglada-Escudé thuộc ĐH Queen Mary (Anh) kết luận: "Có rất nhiều explanet đã, đang và sẽ được tìm thấy, nhưng tìm ra một hành tinh đủ gần và có tiềm năng trở thành "Trái đất thứ 2" rõ ràng là một trải nghiệm để đời đối với tất cả chúng ta. Công sức của rất nhiều người được đặt cả vào phát hiện này. Và bước tiếp theo sẽ là truy tìm sự sống trên Proxima b".
GIA BẢO (Tổng hợp/ Người Đưa Tin