Tất cả các giải pháp chống ngập lụt bằng cách khơi thông, xây mới cống, ống ngầm hay mương máng đều như gãi ghẻ vì không có tính lâu dài, thêm đường dẫn nước làm gì, vì sẽ thoát đi đâu, khi mà 50% diện tích Sài Gòn mấp mé mực nước biển?
Khi bơi trong nước lũ mát mẻ kia, các bạn sẽ tỉnh táo hơn để ngộ ra chân lý |
Chắc chắn là chúng ta không thể khiến nền đất nội đô Sài Gòn cao lên, trên thực tế nó đang càng ngày càng lún xuống do suy giảm mực nước ngầm. Đừng lo lắng quá vì nhiều thành phố cũng chung số phận, Bangkok mỗi năm sụt lún 20cm cũng bởi cùng lý do.
Năm 2012, bộ Nông nghiệp đã có xuất xây tuyến đê lịch sử Vũng Tàu - Gò Công dài 32km để chắn biển, dự án trị giá 66.000 tỉ đồng do Hà Lan - quốc gia đứng đầu thế giới về đê biển giúp đỡ thiết kế, thi công. Nếu được hoàn thành, nó sẽ giúp Sài Gòn nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung không phải chịu cảnh ngập lụt một thời gian, không dài lắm, chỉ khoảng trong 500 năm nữa.
Nếu các bạn cần thêm một chút số liệu thì trong 5 năm tới, dự tính chi cho chống ngập ở riêng TP HCM là khoảng 156.000 tỉ đồng. Cũng theo tính toán, đến năm 2050, Sài Gòn sẽ thiệt hại gần 2 tỉ USD mỗi năm vì ngập lụt.
Nhưng, như thường lệ, dự án đã bị bác bỏ thẳng thừng vì nhiều lý do, mà lý do chính là bởi vì dư luận không ưng, bởi đã 4000 năm nay, người Việt Nam chưa từng nghe về đê biển. Kệ mẹ nước ngập nhà trôi, mình cứ thích thì mình phá thôi.
Tôi biết không phải tất cả người Sài Gòn đều từng tham gia phản đối dự án đê biển kể trên, nhưng các bạn vẫn phải chịu một phần trách nhiệm khi để báo chí và dư luận đám đông định đoạt số phận của mình. Những trận mưa với lượng nước vượt qua mọi sự tính toán như gần đây sẽ càng ngày càng nhiều về số lượng và mạnh về cường độ, và khi bơi trong nước lũ mát mẻ kia, các bạn sẽ tỉnh táo hơn để ngộ ra chân lý rằng, ở một số quốc gia, mọi hình thức trưng cầu dân ý là tội ác. Tôi rất thương các bạn, nhưng cũng không biết làm gì cho được.
Âu cũng là tại Hùng Vương năm xưa không thách cưới bằng hải sản
Trích FB Chung Nguyen