5 năm sau ngày ông Gaddafi bị giết, Libya không lập nổi một chính phủ thống nhất, đất nước tan tành trong cuộc đấu đá nội bộ.
Gaddafi bị giết dưới tay “lính đánh thuê” phương Tây?
Ngày 20 tháng 10 năm 2011, đại tá Muammar Gaddafi, người đã lãnh đạo đất nước Libya trong 42 năm liền, đã bị giết chết dưới tay quân nổi dậy Libya, tiến hành bạo loạn cướp chính quyền với sự hỗ trợ của quân đội Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Đây là quan điểm chung của các nhà ngoại giao, chính trị gia và các nhà khoa học Nga thống nhất tại hội thảo bàn tròn được tổ chức tại Trung tâm báo chí quốc tế của hãng thông tấn "Rossiya Segodnya".
5 năm sau cái chết Gaddafi: Mỹ 'giúp' Libya trở thành đống hỗn loạn đẫm máu! |
Những nỗ lực của các nước phương Tây nhằm thay đổi chế độ chính trị của một quốc gia Bắc Phi đã dẫn đến kết quả vô cùng nghiêm trọng. Ông Gaddafi bị giết hại mà không hề bị tòa án Lybia kết án tử hình, cái chết của ông là một vụ giết người, một tội ác không bao giờ được điều tra.
Hiện nay, vẫn chưa ai xác định được cụ thể những kẻ sát hại nhà lãnh đạo bị lật đổ Gaddafi. Đây là một tổ chức gồm nhiều kẻ cực đoan nên phát hiện rất khó, nhưng ngay cả nếu bị phát hiện thì chắc chắn chúng sẽ không bị đưa ra xét xử tại tòa án hoặc đã biến mất.
Theo ông Sergei Baburin, Chủ tịch Ủy ban đoàn kết với nhân dân Libya và Syria (của Nga), không hề có những người "nổi loạn" tham gia giải phóng thủ đô Tripoli hay thành phố Sirte của Libya, mà chỉ có những tên “lính đánh thuê” của phương Tây.
Muammar Gaddafi đã bị bắt giữ trong chiến dịch đặc nhiệm của NATO, sau đó ông ta bị “bán lại” từ băng nhóm này đến băng nhóm khác, cạnh tranh với nhau vì quyền giết hại ông này. Hiện giờ chưa ai thừa nhận điều đó, nhưng sớm hay muộn sự thật cuối cùng cũng sẽ phơi bày.
Phương Tây, trước hết là Hoa Kỳ, đã tìm cách lật đổ chế độ Gaddafi chủ yếu vì lý do kinh tế, ông Oleg Peresypkin - người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Âu Á thuộc Học viện Ngoại giao Nga, cựu đại sứ Liên Xô tại Libya vào những năm 80, cho biết.
"Theo các nguồn tin khác nhau, Gaddafi đã đầu tư khoảng 180 tỷ USD vào chứng khoán của Tây Âu và Mỹ. Tất nhiên, toàn bộ số tiền đó đã bị tịch thu, cũng như các bất động sản thuộc sở hữu gia đình Gaddafi ở nước ngoài " - ông Peresypkin cho biết.
Libya 5 năm hậu Gaddafi: Vô chủ và hỗn loạn
Tất cả mọi người dân Libya đều thất vọng về kết quả của "mùa xuân Ả Rập", cuộc cách mạng theo kiểu phương Tây đã khiến đất nước tan rã, mất ổn định và chiến sự diễn ra liên miêbn.
Sau đó ở Libya đã bùng nổ cuộc nội chiến, sự đối kháng giữa các bộ tộc đang gia tăng trong 6 năm liền. Mọi nỗ lực nhằm thành lập chính phủ đều không thành công, nền kinh tế bị sụp đổ. Sau cuộc khủng hoảng bắt đầu giai đoạn hỗn loạn đang đe dọa toàn bộ khu vực.
Libya vẫn là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Vấn đề là ở chỗ chỉ có một phần nhỏ dầu mỏ nước này tiếp cận thị trường hợp pháp, mang lại lợi ích cho đất nước, phần chủ yếu rơi vào tay các trùm phe nhóm vũ trang kiêm buôn lậu khác nhau.
Libya trước đây cũng có được quốc hội do dân bầu ra và tự do báo chí, nhưng sau này, Quốc hội bị chia thành hai quốc hội cùng tồn tại, và đi cùng với đó là những nhóm phương tiện truyền thông chỉ phục vụ lợi ích của một hoặc mấy lực lượng đối lập nhau.
Tuy nhiên, điều khủng khiếp nhất là sự đối kháng giữa các bộ tộc cũng bị chính trị hóa, do cuộc đối đầu giữa các thế lực khác nhau đất nước lâm vào tình trạng "bán chiến tranh" và không thể thoát ra khỏi mớ bòng bong cung đột giữa các phe phái, dẫn đến đất nước tan nát.
Nắm quyền ở Tripoli, quản lý khu vực miền Tây đất nước là Chính phủ quốc gia Libya được các nước phương Tây hỗ trợ. Đồng thời, ở thành phố Tobruk bầu ra "Nghị viện Libya", quản lý khu vực miền Đông đất nước, ngày càng chịu nhiều ảnh hưởng của Tướng Haftorah.
Tuy nhiên bây giờ, “Chính phủ quốc gia Libya” được các nước phương Tây hỗ trợ đang đứng trên bờ vực tan rã, còn "Nghị viện Libya" do Tướng Haftorah lãnh đạo ở thành phố Tobruk thì ngày càng mạnh lên và đang kiểm soát nửa phía đông đất nước.
Nguy cơ bị IS xâm chiếm
Việc đất nước chia rẽ đã khiến đất nước này trở lên vô cùng hỗn loạn, vô số băng nhóm phiến quân nổi lên, thu hút các tay súng khủng bố từ khắp nơi đổ về, tranh giành, đấu đá lẫn nhau, chứ không chỉ với người Hồi giáo. Sắp tới Libya sẽ còn loạn lạc khi IS gia tăng hoạt động hơn nữa.
Lợi dụng tình hình khủng hoảng chính trị ở Libya trong những năm qua và việc cộng đồng quốc tế đang tập trung chú ý vào Syria và Iraq, IS đã tăng cường đội ngũ của chúng tại đất nước Bắc Phi này, nhằm tạo lập một căn cứ dự phòng trong trường hợp thất bại ở 2 quốc gia Trung Đông.
Thời gian qua, sau những thất bại liên tiếp trên chiến trường Syria, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo đã tăng cường hiện diện và phạm vi kiểm soát thực tế ở Libya, lập ra một căn cứ quân sự mới ở nước này ở tỉnh Sirte (Surt), nằm ven bờ phía nam Địa Trung Hải.
Cơ quan đặc nhiệm Libya cho biết, tổ chức khủng bố này đã phái sang phía Tây Libya các chiến binh thiện chiến từng chiến đấu ở Syria và Iraq để làm nòng cốt. Chỉ từ đầu năm đến nay, dòng phiến quân từ nước ngoài đổ về Sirte đã tăng mạnh từ 200 lên thành 5.000 tay súng.
Hiện tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo đang kiểm soát hơn 150 km ven bờ Địa Trung Hải (ở nửa phía Tây) của Libya. Đây là một trung tâm địa đầu châu Phi, thông qua đất nước này, chúng sẽ lan truyền ảnh hưởng khắp khu vực Bắc Phi.
Mặc dù quân đội Syria đã mở chiến dịch tái chiếm thành phố Sirte với sự hỗ trợ của Mỹ nhưng suốt gần 6 tháng nay họ vẫn chưa đạt được mục đích cuối cùng, hiện IS vẫn còn kiểm soát một số khu vực ở thành phố này và nhiều vùng khác trên lãnh thổ Syria.
Các chuyên gia dự báo trong thời gian tới nếu gặp những thất bại nặng nề thì IS sẽ dồn về đây, biến Libya thành một Syria hay Iraq mới và thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến đất nước Libya và cả khu vực Bắc Phi rơi vào vòng hỗn loạn giống như Syria hay Iraq hoặc Afghanistan...
Theo ĐẤT VIỆT ONLINE