Sống ở nước ngoài thì người ta xem chuyện mua đồ trả góp là điều hiển nhiên. Còn sống ở Việt Nam mà bắt chước theo thì có ngày đau thương, giống như em thôi. Bài tôi hơi khô khan, nhưng mẹ nào có kiến thức thì nhất định thấy đúng - Một thành viên trên diễn đàn webtretho chia sẻ
Em thề sẽ không bao giờ mua đồ trả góp nữa, “ngu 1 lần rồi thôi” |
Hay người ta nói là bạn không cần có 1 đồng nào mà bạn vẫn có thể sống trong 1 căn hộ đầy đủ tiện nghi, sở hữu 1 chiếc xe hơi,…với điều kiện là chỉ cần bạn có 1 công việc ổn định và trả góp 30-40 năm. Đó là ở Mỹ, đất nước đã cho những con người sinh sống tại đó quá nhiều cơ hội.
Người ta chấp nhận bị giam trong “một cái bẫy tài chính” hết sức tinh vi mà các chuyên gia kinh tế hàng đầu tạo ra. Tại sao vậy? Vì người ta muốn có một cuộc sống thoải mái ở hiện tại mà chẳng cần lo nghĩ gì đến mai sau mình có dư dả để lo cho con cháu của mình, hay có dư để an hưởng tuổi già không.
Nhưng ở Việt Nam mình thì cũng đang theo hướng phát triển đó. Cũng đang dần cho vay mua trả góp. Có chỗ còn cho trả góp với lãi suất 0% (tốt hơn cả Mỹ) nè. Nhưng sự thật đằng sau đó thì theo như tôi tìm hiểu chúng ta không nên tin vào mức lợi đó
Thứ 1, người Mỹ còn khổ vì cảnh mua trả góp huống gì mình
Chẳng hạn,theo một bài viết của 1 người Việt đang sống tại Mỹ cho hay thì khi chúng ta mua một căn nhà 400.000 USD, cứ cho là trả trước 100.000 USD thì ngân hàng phải trả cho chủ đầu tư 300.000 USD. Điều đó có nghĩa là bạn mượn 300.000 USD tiền mặt thế chấp bởi căn nhà với lãi suất 4,99-7,99 %/năm tùy tín dụng từng người. Bên cạnh đó, bạn phải trả thuế tài sản 1,75-4 %/năm tùy từng khu và thành phố mình ở. Rồi hàng tháng: tiền gốc 1000-1200 USD, tiền lời ngân hàng 1500-2000 USD, tiền thuế tài sản 600-800 USD cộng tiền vệ sinh khu vực 300-600 USD/năm, tiền bảo hiểm… Tính ra mỗi ngày ngủ dậy thì có một ai đó đã rút ra từ hầu bao của bạn 100-150 USD/ngày, sau 30 năm bạn phải trả 1,2 – 1,5 triệu đô cho một căn nhà 400.000 USD.
Tính theo Mỹ thì đã khổ như thế, vậy mua nhà trả góp mà nói là 0% thì phải coi kỹ lại. ‘Không có bữa trưa nào miễn phí trên đời này’. Làm gì có ai đi kinh doanh lại tốt như vậy, trừ khi doanh nghiệp tăng giá hàng cao hơn bình thường. Giá món hàng 100 đồng được bán 150 đồng, 1 tỷ thì bán với giá 1.5 tỷ,….Mức tăng này sẽ dùng để trả lãi cho đơn vị cho vay chứ nhỉ.
Thứ 2, Không có cái lợi nào hơn cái lợi nào
Doanh nghiệp người ta đã tính toán hết á. Có thể họ cho bạn quyền lợi trả góp lãi suất thấp để khỏi tốn chi phí cho ưu đãi, khuyến mãi, quà tặng, chi phí marketing,…đó là một kiểu tích cực.
Nhưng nếu nói là lãi suất 0% thì phải nghi ngờ nhiều lắm vì hầu như không công ty nào chịu hy sinh nhiều cho khách hàng vậy đâu. Nó chỉ áp dụng cho một số sản phẩm nhất định. Họ sẽ bán hàng trả góp 0% lãi nếu đó để xả hàng tồn, hàng lỗi mốt, kém chất lượng,…mà thôi.
Còn không thì bạn sẽ mất quyền lợi được nhận những sản phẩm phụ đính kèm, được giảm giá trực tiếp, được bảo hành tốt hơn,…mà có khi còn phải trả thêm phụ phí, phí phát sinh.Người ta không”làm từ thiện” mà họ cũng tính toán hết rồi nhé. Các công ty tài chính liên kết với hàng loạt những trung tâm thương mại, dịch vụ, cửa hàng bán lẻ…cùng bắt tay để cắt hết ưu đãi khác đáng có
Thứ 3, thủ tục mua trả góp ở Việt Nam mình rất bất thường
Người mua phải hoàn thành hàng loạt giấy tờ có liên quan rồi còn phải đợi ngân hàng, đơn vị liên kết với cửa hàng đưa ra chương trình trả góp, xác minh đảm bảo tài chính. Thường thì khi sản phẩm đến tay người mua phải mất xấp xỉ 1 tuần.
Ở nước ngoài, người dân vay mua nhà lãi suất rất thấp và lãi này ổn định trong nhiều năm. Người ta vay mua nhà ở Singapore chỉ khoảng 3%-4%/năm và ngân hàng giữ ổn định trong nhiều năm không đổi. Còn VN mình thì áp dụng 1-2 năm đầu sau đó cho lãi suất thả nổi trên trời.
Thứ 4, trả góp còn phải gặp rủi ro
Nói về hàng điện tử đi. Khi mua các sản phẩm dạng này, khách sẽ phải thanh toán trước từ 30-50% giá trị, khoản còn lại sẽ được trả góp lần lượt trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm. Trong quá trình trả góp hàng tháng, nếu khách hàng trả chậm ngày sẽ bị phạt từ 100.000 – 300.000 đồng. Còn nếu như mình nói tới những cái giá trị lớn hơn, thì mức phạt sẽ còn cao hơn.
Nói chung đó là lý do chung nhất, còn em thì đã dính trường hợp mua ti vi với giá trị 20 triệu đồng, em trả trước 6 triệu đồng và vay 14 triệu đồng, lãi suất 6 tháng đầu ở mức 0%, hết 6 tháng đã trả được 7 triệu đồng, nhưng từ tháng thứ 7 thì em sẽ phải trả lãi khoảng 3%/tháng và mức lãi 3% lại được tính tính trên số tiền vay ban đầu là 14 triệu đồng, chứ không phải số tiền 7 triệu đồng còn lại. Có những trường hợp vay mua điện thoại di động 12 triệu đồng, song tổng cộng phải trả lên đến 20 triệu đồng, mua xe máy giá 30 triệu đồng, tổng cộng số tiền phải trả lên đến 50 triệu đồng, là như vậy. Em “ngu 1 lần rồi thôi” các mẹ nhớ né đừng để như em nhé.
Nguồn: Webtretho.com