Tháng 1 năm 1887, Pháp cử Đại tá Brissaud sang Việt Nam trực tiếp đảm nhiệm việc đánh phá căn cứ Ba Đình. Nâng số quân Pháp đánh Ba Đình lên 3.530 lính (1.580 lính Âu và 1.950 lính bản xứ). Ngoài ra, còn 5 nghìn dân binh và giáo dân của linh mục Trần Lục đến tiếp tay cùng với sự yểm trợ của pháo binh đánh vào căn cứ.
Nghĩa quân cuộc Khởi nghĩa Ba Đình bị bắt và xử chém năm 1887. |
Tháng 7 năm 1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, tướng Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên chiến khu Tân Sở (Quảng Trị) ban dụ Cần Vương kêu gọi toàn dân kháng chiến. Hưởng ứng phong trào, tháng 2 năm 1886, Đinh Công Tráng cùng với Trần Xuân Soạn và một số văn thân, thổ hào yêu nước như: Phạm Bành, Nguyễn Khế, Hà Văn Mao (người dân tộc Mường), Cầm Bá Thước (người dân tộc Thái), Hoàng Bật Đạt, Lê Toại lập chiến khu kháng chiến, căn cứ thuộc ba làng là: làng Mậu Thịnh, làng Thượng Thọ và Mỹ Khê (vì mỗi làng có một ngôi đình, từ đình làng này có thể nhìn thấy đình của hai làng kia nên gọi là căn cứ Ba Đình. Nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) làm căn cứ kháng chiến lâu dài.
Vào mùa mưa, căn cứ này trông như một hòn đảo nổi giữa cánh đồng nước mênh mông, tách biệt với các làng khác. Bao bọc xung quanh căn cứ Ba Đình là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, nên không thể phát hiện được những hoạt động của nghĩa quân bên trong căn cứ, rồi đến một lớp đất cao 3m, chân rộng từ 8m đến 10m, mặt thành có thể đi lại được. Từ đây nghĩa quân có thể tỏa đi các nơi, kiểm soát được các tuyến giao thông quan trọng trong vùng, tổ chức phục kích các đoàn xe vận tải của đối phương đi lại trên con đường Bắc-Nam…chính ví vậy quân Pháp quyết tâm đánh dẹp.
Cuối năm 1886, Quân Pháp gồm 500 lính, có đại bác 80 ly yểm hộ, tấn công căn cứ Ba Đình từ hai hướng. Hướng tây nam do trung tá Metzinzer, hướng đông bắc do trung tá Dodds chỉ huy, nhưng đều bị nghĩa quân đánh lui. Sau trận này, thấy không thể thắng nhanh được, nên quân Pháp chuyển sang phương án bao vây.
Tháng 1 năm 1887, Pháp cử Đại tá Brissaud sang Việt Nam trực tiếp đảm nhiệm việc đánh phá căn cứ Ba Đình. Nâng số quân Pháp đánh Ba Đình lên 3.530 lính (1.580 lính Âu và 1.950 lính bản xứ). Ngoài ra, còn 5 nghìn dân binh và giáo dân của linh mục Trần Lục đến tiếp tay cùng với sự yểm trợ của pháo binh đánh vào căn cứ.
Đinh Công Tráng cùng với nghĩa quân chiến đấu rất quyết liệt, quân Pháp bị chặn lại trước hàng rào tre xung quanh căn cứ. Lúc này chính phủ Pháp yêu cầu phải sớm đánh căn cứ Ba Đình vì vậy Brissaud quyết định công phá căn cứ nhằm cắt đứt nguồn tiếp tế của nghĩa quân.
Quân pháp lấy dầu phun lửa đốt cháy lũy tre, cùng lúc tập trung đại bác bắn dồn dập vào căn cứ. Trước sức mạnh áp đảo của kẻ thù nghĩa quân bị hao tổn và cô lập. Đinh Công Tráng cùng các thủ lĩnh khác đã tổ chức cho nghĩa quân phá vòng vây rồi rút lui về căn cứ Mã Cao vào đêm 20 tháng 1 năm 1887, vừa đến Mã Cao, chưa kịp củng cố lực lượng, thì đã bị quân Pháp đuổi theo tấn công.
Ít lâu Đinh Công Tráng cùng nghĩa quân rút lui lên miền tây Thanh Hóa sát nhập vào đội nghĩa quân của Cầm Bá Thước. Sau đó Đinh Công Tráng vào Nghệ An định liên hệ với nghĩa quân Phan Đình Phùng để tiếp tục xây dựng lại phong trào kháng chiến, nhưng ông vừa đến một cơ sở ở làng Tang Yên, huyện Đô Lương thì bị Pháp vây bắt, ông hi sinh vào đêm ngày 5 tháng 10 năm 1887.
Theo LỊCH SỬ VIỆT NAM