Chùa Phật cô đơn hay Bát Bửu Phật Đài là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất tại Tp.Hồ Chí Minh. Mặc dù nằm khá xa trung tâm thành phố tuy nhiên vào dịp lễ, tết, các ngày 15, 30 âm lịch hàng tháng và đặc biệt nhất là vào ngày lễ tình nhân cư dân thành phố và các vùng lân cận “nườm nượp” kéo về chùa để cúng bái, cầu duyên!
Sự tích và cái tên Phật Cô Đơn
Có rất nhiều câu chuyện truyền miệng của ngôi chùa nổi tiếng Sài Gòn này về sự linh thiêng cũng như nguồn gốc tên gọi “Chùa Phật Cô Đơn”. Tôi xin viết theo câu chuyện từ một cụ ông tuổi ngoài 80 sống ở gần chùa.
Phật cô đơn ngôi chùa nổi tiếng Sài Thành, tọa lạc tại Mai Bá Hương, Lê Minh Xuân, Bình Chánh, Hồ Chí Minh |
Nhưng sau khi tôn tượng được thỉnh về thì vào đúng lúc đó, phong trào Đồng Khởi diễn ra quyết liệt. Chiến tranh loạn lạc, người chống giặc, kẻ chạy giặc, việc xây cất chùa bị trì hoãn. Vậy là tôn tượng đức Phật trở nên “cô đơn” giữa cánh rừng bạch đàn bát ngát, không một mái che, không cả một “ngôi nhà” hoàn thiện. Cũng vì chiến tranh loạn lạc cùng những chính sách của đế quốc Mỹ, chẳng ai dám đến thăm viếng, không một nén nhang, không cả một cành hoa. Bát Bửu Phật Đài có cái tên “Phật Cô Đơn” có lẽ bắt đầu từ đó.
Trải qua những trận bom đạn khốc liệt của chiến tranh, làng xã xung quanh gần như hoang tàn, trơ trụi. Chỉ có ngôi Phật đài và kim thân đức Phật là vẫn tồn tại bất chấp sự tàn phá của kẻ thù. Phật Cô Đơn nay lại càng cô đơn hơn…
Nhưng lẽ dĩ nhiên, trong cảnh nghèo đói, chết chóc, hơn bao giờ hết, người ta cần một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, siêu nhiên để đặt niềm tin vào. Tận mắt nhìn thấy kim thân đức Phật vững chãi trước bom đạn, người dân xung quanh muôn phần tin ngưỡng. Mặc những cấm đoán của đế quốc Mỹ, người dân vẫn đến thăm viếng Phật đài. Tiếng lành đồn xa, ngày càng có nhiều người đến cúng bái cầu xin và cả trả lễ vì tâm nguyện đã thành. Rồi họ góp tiền xây dựng, sửa sang ngôi Phật đài thành ngôi chùa Bát Bửu Phật Đài trang nghiêm như ngày nay.
Để cầu xin điều lành và may mắn, bạn cũng có thể ghi lời cầu xin của mình, dán vào chuông chùa, rồi đánh vang chuông. Người ta quan niệm rằng, tiếng vang của chuông sẽ mang những điều cầu xin của bạn đến với đức Phật. Len lỏi giữa những đoàn du khách hành hương Phật giáo và Phật tử đến viếng chùa, tôi chợt thầm nghĩ: Phật Cô Đơn nay đã hết cô đơn…
Khuôn viên chùa Bát Bửu Phật Đài có diện tích khoảng 10 ha với một cánh rừng xanh mát bao quanh, điều không thể tìm thấy ở các ngôi chùa trong trung tâm thành phố. Điểm đặc biệt nhất của Bát Bửu Phật Đài chính là một kiến trúc hình bát giác cao 3m được gọi là Bát Bửu Phật Đài. Tọa vị trên Phật Đài là một pho tượng đức Phật Thích Ca lộ thiên, với trọng lượng khoảng 4 tấn và chiều cao 7m.
Phật Cô Đơn từ lâu đã là một điểm đến không thể thiếu của Phật tử mỗi ở mỗi chuyến hành hương cũng như là chốn thanh tịnh của người Sài Gòn!
Theo Luận Bùi