Ngày 04/01/2016, Bộ Công an ban hành Thông tư 01/2016/TT-BCA. Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
Thông tư 01/2016/TT-BCA có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2016 và thay thế Thông tư 65/2012/TT-BCA.
Những “điểm cần lưu ý” trong thông tư 01/2016/TT-BCA thay thế thông tư 65/2012/TT-BCA |
1. Quyền hạn của CSGT và các trường hợp dừng phương tiện.
Có người cho rằng, quyền dừng các phương tiện đang lưu hành của CSGT, các trường hợp “dừng xe” về cơ bản không thay đổi. Tuy nhiên, cũng có người căn cứ vào quyền hạn và cho rằng, “quyền dừng xe” của CSGT đã được “nới rộng”. Thậm chí, có người lo, CSGT có quyền dừng xe bất cứ khi nào.
Vậy, thực sự quyền dừng xe của CSGT đến đâu?
Về quyền hạn của CSGT đều được quy định giống nhau tại điều 5 của mỗi thông tư.
Việc báo chí cho rằng quyền hạn của CSGT được nới rộng là không chính xác, vì cả 2 thông tư 65/2012/TT-BCA và Thông tư số 01/2016/TT-BCA đều quy định CSGT “ Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật”
Tuy nhiên có luồng quan điềm cho rằng CSGT có thể dừng phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật bất cứ khi nào là không chính xác.
Việc dừng phương tiện phải thỏa mãn 5 trường hợp được quy định tại khoản 2, Điều 12, Thông tư số 01/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 của Bộ công an, cụ thể như sau:
"Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;
d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông."
Từ quy định này có thể hiểu “quyền dừng xe” của CSGT phải thỏa mãn 1 trong 5 trường hợp mà Thông tư 01 đã nêu. Có thể thấy quy định về các trường hợp CSGT tham gia thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông được quyền dừng phương tiện tham gia giao thông để kiểm tra không có gì mới.
Từ năm 2012 tới nay thì Thông tư 65 quy định có 5 trường hợp cụ thể CSGT được quyền dừng phương tiện tham gia giao thông để kiểm tra. Nội dung này tiếp tục được ghi nhận tại Điều 12, Thông tư số 01/2016 như đã nêu ở trên.
2. Trưng dụng phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển.
Đặc biệt, tại mục 6 của điều 5 này cũng quy định rõ, CSGT được phép trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các thiết bị khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật.
Đáng lưu ý của thông tư này là CSGT có quyền được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển.
Đồng thời, lực lượng này có quyền sử dụng phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.
Nghĩa là CSGT có quyền trưng dụng điện thoại, máy chụp hình, quay phim, ghi âm, camera hành trình... của người và xe?
Theo khoản 2, điều 2, Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 quy định:
Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.
Như vậy, rõ ràng pháp luật không cấm người dân sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện kỹ thuật để giám sát lực lượng CSGT.
Nếu hiểu quy định trên là trưng dụng phương tiện liên lạc, thiết bị kỹ thuật của người dân... trong những trường hợp bất khả kháng nhằm phục vụ cho công tác đảm bảo an ninh và an toàn giao thông nói chung, thì phải nêu rõ các điều kiện đi kèm.
Điều 5. Điều kiện trưng mua, trưng dụng tài sản
Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;
2. Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;
3. Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;
4. Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
3. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính
Thông tư 01/2016 cũng quy định rõ: CSGT được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để đảm bảo cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Trang bị và sử dụng phương tiện kỹ thuật.
Thông tư 01/2016 của Bộ Công An cũng quy định một số nội dung liên quan đến trang bị và sử dụng phương tiện kỹ thuật dành cho cán bộ CSGT làm nhiệm vụ, cũng như các quy định về tuần tra kiểm soát (bao gồm cả hình thức công khai và kết hợp hóa trang).
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016 và thay thế Thông tư số 65/2012/TT-BCA ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ
Nội dung quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn Thông tư số 65 để CSGT thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ và người tham gia giao thông cũng không bị gây phiền hà, cản trở.
Luật Giao Thông Và Các Chế Tài Xử Phạt Vi Phạm Giao thông