Sản phụ sau sinh nên uống sinh tố rau ngót để ra hết sản dịch và tránh sót nhau. Điều này vừa tránh nguy hiểm cho mẹ, vừa giúp mẹ không phải uống kháng sinh sẽ nguy hiểm đến con.
Ba cốc sinh tố rau ngót đánh bay cơn đau sót nhau
Chị Nguyễn Thị Huê trú tại Đông Hưng, Thái Bình vẫn không quên được cảm giác sau đẻ 3 ngày chị bị sốt và đau bụng do sót nhau. Chị Huê kể chị sinh con thứ 2 bằng phương pháp sinh thường. Sau khi sinh chị thấy sức khoẻ tốt. Sinh được một ngày chị được bệnh viện cho về nhà.Rau Ngót: Thần dược nên dùng cho phụ nữ sau sinh, để tránh nguy hiểm cho con! |
Lúc đó, mẹ chồng chị nghĩ bị sót nhau thai nên đã lấy rau ngót ở ngay vườn nhà rồi về cho vào giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt cho chị uống. Liên tục trong 1 tiếng chị uống 3 cốc nước sinh tố rau ngót.
Chỉ 2 tiếng sau những cơn đau giảm dần và chị Huê thấy phần nhau thai còn sót lại đã được đẩy ra ngoài. May mà mẹ chồng chị nhanh ý nếu không thì chị sẽ phải đến viện, điều trị kháng sinh rất nguy hiểm cho con.
Không giống chị Huê, chị Vũ Bích Phượng trú tại Yên Bình, Yên Bái kể, cách đây 1 năm chị sinh con đầu lòng bằng phương pháp sinh mổ. Sau sinh phải sử dụng kháng sinh nhiều nên 1 tuần sau chị mới có sữa về.
Lúc sữa vừa về thì chị cũng bắt đầu xuất hiện cơn đau bụng, chảy máu bất thường ở âm đạo mà không phải sản dịch như mọi ngày.
Đến khi sốt cao, bụng cứng lại thì chị Phượng mới đến Bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ phát hiện chị bị sót nhau thai phải hút lại và điều trị tiếp kháng sinh phòng nhiễm trùng huyết.
Lúc này,chị Phượng bị bác sĩ trách vì sau sinh không chịu uống nước cốt lá rau ngót để kích thích co bóp cổ tử cung, đẩy hết sản dịch, nhau thai còn sót ra ngoài.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, giá trị dinh dưỡng của rau ngót rất giàu chất xơ và vitamin. Trong rau ngót có 5,3% protit, 3,4% gluxit, 2,4 tro, trong đó chủ yếu là canxi (169mg%), photpho (64,5mg%), Vitamin C (185mg%).
Rau ngót có nhiều axit min cần thiết. Ví dụ như trong 100g rau ngót có 0,16g lysin; 0,13g metionin; 0,05g tryp-tophan; 0,25g phenylalalin, 0,34g treonin, 0,17g valin, 0,24g leuxin và 0,17g izoleucin ....
Ngoài ra, rau ngót là một trong số ít các thực vật hiếm có chứa vitamin K. Theo American of clinical nutrition 1/1999 và tài liệu của Trường đại học Berkeley 7/1999, ăn rau có vitamin K thiên nhiên làm giảm nguy cơ gãy xương ở người già, do nó bảo vệ cấu trúc khung sụn chống lại sự bào mòn.
Những bài thuốc từ rau ngót
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết theo đông y, rau ngót có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều hoà nội tạng, bổ ích cho cơ thể, tăng cường cơ năng tiêu hoá và bài tiết. Chữa các bệnh tưa lưỡi trẻ em, đái dầm, đái đục của trẻ em, thuốc bổ dưỡng, mát máu cho người mới ốm dậy.Ứng dụng chữa bệnh của rau ngót đã được đông y tổng kết lại rất hiệu nghiệm và cần thiết cho tất cả các gia đình.
Chữa sót nhau của người mới đẻ
lấy lá rau ngót tươi 100 gram, rửa sạch, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội, lấy 150 ml nước đặc, chia 2 lần uống lúc đói, lần này cách lần kia khoảng 10 phút. Nếu không giã được có thể cho vào máy xay sinh tố để say rau ngót.
Chữa sạch máu hôi sau đẻ
Phụ nữ nên ăn canh rau ngót để sạch máu hôi hoặc có thể dùng rau ngót tươi, dã nát lấy nước cốt để uống.
Trị táo bón
Lấy rau ngót khô 100 g, khoai sọ 50 g, khoa lang 100 g, vừng đen 50 g, đậu đen 50 g, hạt sen 100 g. Các nguyên liệu trên tất cả sất khô, tán bột ngày uống 3 lần lúc đói, mỗi lần 1 thìa canh với nước sôi để nguội.
Thuốc bổ cho người mới ốm dậy
Lấy lá rau ngót 100 g, kê 150 g, hà thủ ô 50 g, rễ đinh lăng 150 g, mật ong 50 g, các vị thuốc sấy khô, tán bột luyện thành viên với mật ong bằng hạt ngô, phơi khô mỗi lần uống 10 viên, ngày ba lần với nước sôi để nguội.
Chữa tưa lưỡi trẻ em
Lấy rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt dùng bông thấm nước rồi bôi lên lưỡi của trẻ.
Chữa bệnh cao huyết áp
Lấy rau ngót nấu canh ăn hàng ngày. Bởi vì, theo lương y Trung, trong rau ngót có chứa papaverin có tác dụng gây gãn mạch, chống co thắt cơ trơn.
Vì vậy nó có tác dụng giãm huyết áp. Bài thuốc này có thể áp dụng cho cả người bị mỡ máu cơ, xơ vỡ động mạch, tai biến mạch máu não do tác mạch, nghẽn mạch.
Theo Trí Thức Trẻ