Thứ Sáu

Tất tần tật các vấn đề về mũ bảo hiểm.

1. Đi xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm hay không?

Với mô tô thì ai cũng biết là phải đội mũ bảo hiểm rồi. Còn đối với xe đạp điện? Ad thấy nhiều bạn học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, như vậy có vi phạm luật không?

Tất tần tật các vấn đề về mũ bảo hiểm.
Khoản 2, Điều 31, Luật GTĐB quy định:
Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Ơ... liên quan gì đến xe đạp điện nhỉ? Xe đạp máy có phải là xe đạp điện không?
Các bạn mở Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định rõ tại Điểm e, Khoản 1, Điều 3:
Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:
...
e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).
Vậy là đã rõ, "xe đạp điện" chính là "xe đạp máy", mà đã điều khiển, ngồi trên "xe đạp máy" là phải đội mũ bảo hiểm nhé.

2. Đội mũ bảo hiểm "thời trang" có bị phạt không?

Page có nhận được một số câu hỏi của các bạn thắc mắc vì bị CSGT xử phạt khi đội "mũ bảo hiểm thời trang", mũ bảo hiểm "không đạt chuẩn". Page xin giải đáp như sau:
Ngày trước, Nghị định 34/2010/NĐ-CP chỉ sử dụng cụm từ "mũ bảo hiểm" trong quy định xử phạt người "không đội mũ bảo hiểm", do đó chỉ cần có đội mũ bảo hiểm công nhân, mũ bảo hiểm chơi thể thao, mũ bảo hiểm xe đạp... là đáp ứng yêu cầu, không bị phạt.

i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Tuy nhiên, sang Nghị định 171/2013/NĐ-CP và hiện tại là NĐ 46/2016/NĐ-CP đã cụ thể hơn quy định này bằng cách sử dụng cụm từ "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" (sau đây gọi tắt là "mũ bảo hiểm mô tô").
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
i) Người Điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
Như vậy, nếu đội các loại mũ bảo hiểm khác mà không phải là loại "mũ bảo hiểm mô tô" thì đều có thể bị xử phạt. Vậy thế nào là "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy"? Vấn đề này được quy định tại Thông tư liên tịch 06 /2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT

Điều 3. Quy định về mũ bảo hiểm, kinh doanh mũ bảo hiểm

1. Mũ bảo hiểm cho người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy đội khi tham gia giao thông (sau đây viết tắt là mũ bảo hiểm) là mũ có đủ các tính năng sau:
a) Có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo; có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư liên tịch này;
b) Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Như vậy, mũ bảo hiểm "thời trang" thông thường không phải là "mũ bảo hiểm mô tô", không đáp ứng được tiêu chuẩn của "mũ bảo hiểm mô tô" (không có lớp xốp làm đệm hấp thụ xung động).  Không có quy định xử phạt nếu đội "mũ bảo hiểm thời trang" tuy nhiên nếu không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" thì các bạn sẽ bị phạt.

Vì trách nhiệm của người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy (bao gồm cả xe đạp điện) là phải đội mũ "đạt chuẩn" như quy định tại Khoản 1, đồng thời cài quai đúng quy cách như hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 8, Thông tư 06. Nếu cài quai lỏng lẻo, dễ bị tuột thì hoàn toàn có thể bị xử phạt
Điều 8. Trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông có trách nhiệm:

1. Đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cài quai mũ theo quy định sau đây:
a) Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm;
b) Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.

Có thể các bạn sẽ thắc mắc cơ quan chức năng đâu mà để bán mũ bảo hiểm giả, mbh kém chất lượng để dân bị mắc lừa rồi lại đi phạt dân mà không phạt người bán. Page xin góp ý như sau:
Nếu đúng "mbh mô tô", loại "nồi cơm điện" nhưng là đồ giả, hàng dỏm, xốp tàu, tem giả... thì đó mới là trách nhiệm của QLTT. Dân mua và đội nhầm mũ "Fake 1" này thì không phạt được vì đã đội đúng loại "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" mỗi tội bị lừa mua trúng hàng giả.
Còn loại "mbh thời trang" không phải là "mbh mô tô" mà là mbh chơi thể thao, mbh xe đạp, mbh công nhân... "Fake 2" này vẫn được bán hoàn toàn hợp pháp, dành cho ông đua ngựa, ông đi xe đạp..., nên ông QLTT chẳng có lý do gì mà tịch thu cả.

Fake 2, "mũ bảo hiểm thời trang", được bán hoàn toàn hợp pháp tuy nhiên đi mô tô, xe máy mà đội cái này là "ăn chưởng"

Quan trọng là "dân" đa phần vẫn mang tâm lý đối phó là chính nên mua cái loại "Fake 2" cho nó nhẹ đầu, phạt là phạt trường hợp này vì "fake 2" không phải là "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" dù có thể đó là đồ xịn, mbh xe đạp hàng ngoại hay mbh đua ngựa hàng chính hãng tây mũi lõ.
3. Trên xe có hai người không đội mũ thì bị xử phạt như thế nào?

Nghị định 46/2016/NĐ-CP có 02 quy định xử phạt về "mũ bảo hiểm" tại Điều 6 như sau (Page trích quy định đối với mô tô; xe đạp điện tương tự):
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
i) Người Điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
Như vậy, nôm na có 2 quy định xử phạt, 1 là dành cho chính người không đội mbh, 2 là phạt người điều khiển tội "chở người không đội mbh".
Ví dụ: Anh A chở chị B trên xe, cả hai người cùng không đội mbh và bị "tuýt". Như vậy CSGT sẽ ra hai QĐ xử phạt riêng như sau:

1. QĐ 1 phạt anh A 02 lỗi: 1. Không đội mbh (Dựa vào Điểm i, Khoản 3); 2. Chở người không đội mbh (Điểm k, Khoản 3). Như vậy anh A bị phạt 2 lỗi = 150K + 150K = 300K VNĐ
2. QĐ 2 phạt chị B 01 lỗi: 1. Không đội mbh (Điểm i) = 150K
Như vậy tổng số tiền cả hai người bị phạt sẽ là 450K nhưng sẽ chia cho 2 người.

4. Bao nhiêu tuổi phải đội mũ bảo hiểm?

 Khoản 2, Điều 30, Luật GTĐB quy định:
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Tuy nhiên, trong Nghị định quy định xử phạt đã loại trừ trường hợp chở trẻ em dưới 6 tuổi (Điểm k, Khoản 3, Điều 6) nên có thể coi trẻ em từ 6 tuổi trở lên mới phải đội mũ bảo hiểm.
Còn vấn đề gì nữa không nhỉ?

Luật Giao Thông Và Các Chế Tài Xử Phạt Vi Phạm Giao thông