Lực lượng CSCĐ có nhiệm vụ chính là tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên hiện nay lực lượng này thường xuyên xử phạt các lỗi vi phạm về giao thông. Ad tổng hợp những lỗi vi phạm về giao thông đối với xe mô tô mà CSCĐ có thẩm quyền xử phạt. Việc CSCĐ đòi phạt, thu tiền đối với những lỗi ngoài danh mục dưới đây với xe mô tô đều là hành vi lạm quyền.
Thẩm quyền của CSCĐ, 113, C.A phường... trong xử lý các vi phạm luật giao thông đường bộ! |
- Cảnh sát trật tự,
- Cảnh sát phản ứng nhanh (113),
- Cảnh sát cơ động,
Trong phạm vi chức năng,nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đườngsắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm,khoản, điều của Nghị định này như sau:
Điều 6, Khoản 2, mức phạt 90K
e) Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
Điều 6, Khoản 3, mức phạt 150K
a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;
e) Bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
h) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, trên cầu, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt.
i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
l) Chở theo 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
o) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính
Điều 6, Khoản 4, mức phạt 350K
b) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe; (Tước GPLX 1 tháng)
c) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông
đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
e) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố;
i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
k) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
m) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông. (Tước GPLX 1 tháng)
Điều 6, Khoản 5, mức phạt 750K
b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc
d) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
đ) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
e) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định
Điều 6, Khoản 6, mức phạt 1.500K
Đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
Điều 6, Khoản 7, mức phạt 2.500K
a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
Điều 6, Khoản 8, mức phạt 3.500K
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ;
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Điều 6, Khoản 9, mức phạt 6.000K
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
Điều 6, Khoản 11
Người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy
Như vậy, các lực lượng trên không có thẩm quyền XỬ PHẠT với một số lỗi thông dụng như: Không bật đèn chiếu sáng khi trời tối; Các lỗi về giấy tờ xe; Chuyển làn, hướng không có tín hiệu (Không xi nhan), chạy quá tốc độ quy định (nếu 1 xe, không phải đua), Xe không gương chiếu hậu bên trái...
Tuy không có thẩm quyền xử phạt nhưng theo Luật xử lý VPHC, các lực lượng trên vẫn cóquyền lập biên bản (tạm giữ giấy tờ) về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ giao cho lực lượng có thẩm quyền xử lý.
Chú ý những lỗi với mức phạt từ 250K trở xuống phải ra QĐ xử phạt tại chỗ chứ không lập biên bản.
Mr. Đốp/Luật Giao Thông Và Các Chế Tài Xử Phạt Vi Phạm Giao thông