Sau khi đánh bại quân xâm lược, nhà Lê đã mở ra 1 thời kỳ mới trong lịch sử Việt Nam. Đó là thời kỳ thái bình yên ổn, luật pháp nghiêm minh, đến tội trộm cắp cũng có thể bị tử hình.
Trong lịch sử nước nhà, hiếm có thời kỳ nào mà tình hình hình xã hội lại thái bình yên ổn như thời đầu Lê Sơ. Khi ấy vị vua trẻ là Lê Thái Tông chỉ mới tròn 11 tuổi nhưng vẫn khiến cho đất nước trải qua những tháng ngày yên bình nhất.
Thời kỳ phát triển quốc thái dân an của Đại Việt
Lê Thái Tông tên huý là Nguyên Long (1423 - 1442), là con trai thứ 2 của Lê Lợi và bà Phạm Thị Ngọc Trần, khi vừa tròn 11 tuổi, ông đã lên ngôi với niên hiệu là Thiệu Bình.Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: "Vua thiên tư sáng suốt nối vận thái bình: bên trong ức chế quyền thần, bên ngoài đánh dẹp Di địch. Trọng đạo sùng Nho, mở khoa thi chọn hiền sĩ, xử tù, xét án phần nhiều tha thứ khoan hồng".
Luật pháp nghiêm minh giúp đất nước thái bình |
Dù tuổi trẻ chưa, đứng trước tình hình mẫu thuẫn nội bộ nhưng vị vua trẻ vẫn không hề bị thao túng mà tỏ ra là người xứng đáng với vai trò đứng đầu đất nước. Khi ấy dân số nước ta khoảng chừng 5 triệu rưỡi dân, với con số không nhỏ như vậy thế nhưng chỉ có 7 tên trộm cắp tái phạm đã làm cho triều đình phải bối rối.
Khi Lê Lợi phát động cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đẩy lùi giặc Minh chiếm đóng nước ta rồi lên ngôi lập ra nhà Lê Sơ, ông đã tạo nên một thời kỳ huy hoàng cho đất nước. Xã hội được tái thiết sau khi giặc ngoại xâm bị đẩy lùi, an ninh xã hội được củng cố. Có câu đồng dao nói về xã hội lúc đó:
"Đời vua Thái Tổ, Thái Tông; Con bế con dắt, con bồng, con mang...Đời vua Thái Tổ, Thái Tông; Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn".
Dưới thời đại của ông, Đại Việt phát triển cực thịnh. Nước ta chưa bao giờ lại cường thịnh và mạnh mẽ như thế, khiến cho các nước trong khu vực phải kính nể.
Quốc triều hình luật lúc bấy giờ là Luật Hồng Đức đã góp phần tạo nên một xã hội yên ổn. Thời kỳ này được gọi là Hồng Đức thịnh thế.
Nếu có tội sẽ bị xử rất mạnh tay, luật pháp nghiêm minh khiến cho dân chúng cảm thấy an tâm, xã tắc được yên ổn. Thế nhưng thế sự có bao giờ là tuyệt đối.
Ăn trộm cũng có thể... tử hình
Năm 1434, vụ án 7 tên trộm cắp tái phạm đã rúng động cả triều đình. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 16, tờ 11) chép:"Có bảy tên cùng tái phạm tội ăn trộm, tất cả đều đáng bị tử hình. Bọn Lê Sát và Lê Ngân lấy làm khó nghĩ vì phải giết một lúc quá nhiều người".
Luật Hồng Đức thu phục nhân tâm, lấy đức trị dân. |
Sau đó, Lê Ngân , Lê Sát đẩy hết vụ án cho Nguyễn xử lý. Để răn đe và thể hiện sự nghiêm minh của luật pháp, trong số 7 tên thì có 2 tên trộm bị xử tử hình, số còn lại bị đem đi lưu đày!
Thời kỳ mà phạm tội trộm cắp cũng có thể bị tử hình, đời sau nhìn vào, ngợi ca thời ấy là thời thái bình thịnh trị, kể cũng không quá!
*Tham khảo từ:
- Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần – NXB Giáo dục
-Đại Việt sử ký toàn thư
Theo Thí Thức Trẻ