Nhiều người dù đã mua BHYT gần cả chục năm nay nhưng vẫn chưa biết vụ này mọi người ạ. Đi mua cũng có anh chị nào ngồi giải thích cặn kẽ cho đâu. Thấy trên Thẻ BHYT của mình có dòng chữ “Thời điểm đủ 05 năm liên tục: từ ngày….”. Vậy nhưng, khi được hỏi về ý nghĩa của dòng chữ này thì nhiều người vẫn còn lớ ngớ. Đây không chỉ đơn thuần là cái mốc đánh dấu thời gian tham gia BHYT đâu, nó còn là quyền lợi của chúng ta đó. Có khi lên tới vài chục triệu lận.
Mọi người có để ý cái dòng đó chưa? |
Quy định này chỉ được tính trong một năm dương lịch. Hiện nay, các trường hợp người bệnh mắc các bệnh mãn tính như ung thư, thận nhân tạo, tim mạch… thì các chi phí KCB BHYT là rất cao, nhất là từ 1/3 tới khi giá dịch vụ y tế tăng.
(Căn cứ vào Khoản 1, điểm d, Điều 9 Quyết định 1399/QĐ-BHXH, ngày 22/12/2014 của BHXH Việt Nam)”
Ví dụ cho mọi người dễ hiểu hơn:
Bình thường BHYT ko trả hết tiền khám chữa bệnh đâu, chỉ có % nhất định. Nhưng ai mua BHYT đúng 5 năm rồi mà năm nay khám chữa bếnh đúng tuyến bệnh viện với tổng số tiền khám chữa bệnh hơn 7tr260 thì sẽ dc hưởng 100% luôn. Số tiền 7.260.000 này cộng dồn 1 năm, tính trên khoản 20% mà bạn phải chi trả mỗi lần khám chữa bệnh đó.
Giả như bạn đi khám bệnh hết 10 triệu, bảo hiểm chịu 8 triệu, bạn chịu 2 triệu. Một năm bạn đi khám như vậy 4 lần là hết 8 triệu, lúc này bạn được hưởng 100% phí KCB vì con số 8 triệu đó đã vượt 6 tháng lương cơ bản (1.210.000×6).
Tuy nhiên, nếu trên thẻ BHYT của bạn không có dòng chữ “Thời điểm đủ 05 năm liên tục: từ ngày….” cũng không được tính nha!
Điều kiện để được hưởng quyền lợi này bao gồm 2 yếu tố chính:
1. Trên thẻ có dòng chữ đó.
2. Có số tiền cùng chi trả chi phí KCB đúng tuyến trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. Lưu ý là chi phí này tính trong cùng 1 năm nha mọi người.
Lương cơ sở điều chỉnh từ ngày 1/5/2016 là 1.210.000/tháng.
Nếu ai đã mua BHYT 5 năm mà vẫn chưa có dòng chữ đó thì sao?
– Chúng ta chỉ cần đến cơ quan BHXH nơi mình tham gia nộp hồ sơ và nhận kết quả tại đó chứ không cần lên tận BHXH TP. Do phải có thời gian giám định hồ sơ nên nhanh nhất là một ngày và chậm nhất là 10 ngày, người dân sẽ được trả kết quả.
– Với những đối tượng tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên nhưng trên Thẻ BHYT không có dòng chữ chứng nhận thì nên yêu cầu cấp đổi lại thẻ để quyền lợi của mình không bị bỏ sót.
Thẻ bảo hiểm không có dòng chữ thời hạn bảo hiểm đủ 5 năm |
Trường hợp bạn tham gia BHYT liên tục từ đủ 05 năm trở lên nhưng trên thẻ BHYT không có dòng “Thời điểm đủ 05 năm liên tục: từ ngày…./…./…….”, bạn cần lập hồ sơ để đổi lại thẻ BHYT có dòng thời điểm đủ 05 năm liên tục nộp tại cơ quan BHXH nơi đang tham gia BHYT.
Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế được quy định tại Phiếu giao nhận hồ sơ 402/……./THE như sau:
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người);
– Thẻ BHYT cũ còn giá trị;
– Trường hợp đổi thời điểm hưởng từ đủ 5 năm liên tục, nếu có quá trình tham gia BHYT trước đó ở tỉnh/thành/ phố khác: bổ sung bản chính “ Giấy xác nhận tham gia BHYT” do BHXH tỉnh/thành phố khác cấp.
Khi tham gia bảo hiểm y tế liên tục 05 năm thì bạn được hưởng quyền lợi như sau:
Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định :
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
c. 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.”
Như vậy, khi đóng đủ 5 năm liên tục trở lên mà để được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh thì phải đáp ứng đủ 2 điều kiện nữa đó là:
+ Có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (lương cơ sở hiện nay là 1.150.000 đồng), tương đương 6.900.000 đồng.
+ Đi khám chữa bệnh đúng tuyến
Trong trường hợp của bạn thì khi đi khám bệnh, chữa bệnh ở tuyến tỉnh nếu bạn có giấy chuyển viện từ cơ sở khám chữa bệnh ban đầu và có số tiền khám chữa bệnh trong 1 năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì bạn mới được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh. Tuy nhiên nếu bạn tự ý đi khám bệnh chữa bệnh ở tuyến tỉnh mà không có giấy chuyển tuyến đúng theo quy định thì việc bệnh viện yêu cầu đóng chi phí bảo hiểm như thế là đúng.
Nếu trường hợp này bố bạn khám chữa bệnh nội trú, trái tuyến tại bệnh viện tỉnh thì vẫn được thanh toán 60% theo quy định (theo điểm b khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014).
Ngoài ra Khoản 1, điểm d, Điều 9 Quyết định 1399/QĐ-BHXH, ngày 22/12/2014 của BHXH Việt Nam cũng hướng dẫn:
“Trường hợp đã có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên tính đến thời điểm đi khám bệnh, chữa bệnh và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB BHYT trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. Người bệnh có trách nhiệm lưu giữ chứng từ thu phần chi phí cùng chi trả làm căn cứ để cơ quan BHXH cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm thì được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT”.
Nguồn Tư vấn Luật - webtretho