Phụ huynh Do Thái nghĩ rằng, mối quan hệ giữa người và người cũng là một quá trình sản xuất, nó giống như tri thức, đều có thể chuyển hóa thành hiệu quả và lợi ích thực tế, có thể thay đổi số phận con người.
Giao tiếp là cả một nghệ thuật, quyết định sự thành công
Người dành chiến thắng dựa vào năng lực của cá nhân mình, thường chỉ vinh quang nhất thời và danh tiếng không kéo dài được mãi, vì sẽ có ngày anh ta tâm suy lực kiệt và hết thời. Còn người biết trao đổi nguồn lực với người khác mới là người có khả năng làm nên việc lớn. Đặc biệt là các doanh nhân, sở dĩ sự nghiệp của họ có thể phát triển lâu dài và còn truyền lại cho con cháu đời sau là vì bí mật này.Nhà giáo dục nổi tiếng người Do Thái Joseph cho rằng: Những đứa trẻ có tính cách giao tiếp không giống nhau sẽ có khả năng nắm bắt những cơ hội khác nhau trong tương lai. Vì mỗi đứa trẻ đều thể hiện hành vi giao tiếp đặc trưng theo tính cách của mình, trong khi những cơ hội luôn thay đổi, có những đứa trẻ với cá tính này dễ nắm bắt nhưng có những cơ hội dù trao tận tay nó cũng không phát huy được. Ngược lại, đứa trẻ mang cá tính khác khi gặp cơ họi ấy thì như hổ thêm cánh. Cho nên nền tảng của việc bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho trẻ là cha mẹ cần phải hiểu tính cách giao tiếp của con mình, có như vậy họ mới có thể giúp chúng nắm bắt được những cơ hội tốt và phù hơp.
Định kiến 'Thằng này chả có năng lực gì, chỉ giỏi chém gió' của người Việt trong mắt người Do Thái |
Giao tiếp là một nghệ thuật, trẻ em không thể nắm bắt nó trong ngày một ngày hai. Đa số những đứa trẻ đều không thích nói chuyện với người lạ, nhưng sẽ đến một ngày chúng buộc phải bươn chải bên ngoài, thành gia lập nghiệp, gánh vác trách nhiệm xã hội. Khi ấy chúng buộc phải dựa vào thực lực để cày xới sinh tồn.
Có thể khi người Do Thái đẩy con ra ngoài, chúng sẽ nài nỉ rằng con không dám nói đâu hoặc con ngại lắm nhưng họ thường khích lệ rằng: "Chỉ cần con bước ra ngoài một bước, cố gắng rồi con sẽ thấy tiến bộ, về nhà con kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe, chúng ta cùng chia sẻ những gì con gặt hái được."
Mỗi đứa trẻ đều là một cá thể riêng biệt, rất nhiều trẻ có năng khiếu bẩm sinh, hội tụ đầy đủ các yếu tố làm một "nhà ngoại giao", bên cạnh đó một số trẻ sau khi học tập bài bản vẫn không có những chuyển biến tích cực, nhưng có thể ở một thời điểm nào đó, những thay đổi của trẻ sẽ thể hiện rõ ràng, hơn nữa sự thay đổi lại có lợi cho chúng suốt đời.
Phụ huynh Do Thái nghĩ rằng, mối quan hệ giữa người và người cũng là một quá trình sản xuất, nó giống như tri thức, đều có thể chuyển hóa thành hiệu quả và lợi ích thực tế, có thể thay đổi số phận con người. Còn phụ huynh châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng lại xem nhẹ phương diện này. Rất nhiều người thường phán xét một ai đó chẳng có năng lực nghiệp vụ gì, chỉ biết mỗi ngoại giao. Họ coi năng lực nghiệp vụ và năng lực ngoại giao là hai nhân tố đối lập, đó là quan niệm sai lầm. Người thật sự có năng lực phải hội tụ cả hai loại năng lực này. Đó là lý do tại sao rất nhiều trường học ở Israel coi mục tiêu giáo dục của họ là đào tạo kỹ năng giao tiếp và tinh thần lãnh đạo cho học sinh.
Bí quyết huấn luyện giao tiếp của con của người Do Thái
Người Do Thái thường tạo cơ hội cho con phát triển năng lực bản thân trên tất cả các phương diện, kỹ năng giao tiếp như chia sẻ, trao đổi, thương lượng, hợp tác... Ngày này với chế độ giáo dục nặng nề thi cử, dường như trẻ em đang thiếu trầm trọng kỹ năng trao đổi tâm tư tình cảm. Chúng dành thời gian bên máy tính hơn là trò chuyện cùng người khác. Một người chưa có kỹ năng trao đổi tâm tư tình cảm, rất khó để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp.Các bậc phụ huynh Do Thái tạo dựng môi trường cởi mở trong gia đình. Nếu chúng ta không bỏ lỡ thời cơ cho con em mình tự trải nghiệm các mối quan hệ xã hội từ khi chúng mới bắt đầu hoạt động giao tiếp xã hội, thì có thể phòng tránh những biểu hiện ngại giao tiếp ở trẻ. Bản thân cha mẹ thiếu tiếp xúc xã hội ở một mức độ nhất định cũng làm hạn chế cơ hội kết giao cho trẻ và điều đó cũng liên quan đến việc trẻ ngại giao tiếp.
Cho một đứa trẻ giao tiếp tốt làm mẫu, thể hiện các kỹ năng giao tiếp xã hội như: mỉm cười, chia sẻ tâm tư tình cảm với người khác, hành động tiếp xúc thân thể mang tính tích cực, ngợi khen… để những đứa trẻ hướng nội, giao tiếp kém bắt chước theo. Trả càng làm giống người mẫu thì hiệu quả càng cao.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội cho con một cách thường xuyên, đều đặn. Các bậc cha mẹ bắt buộc phải "dạy cho" con em mình một số kỹ năng giao tiếp xã hội như tham gia hoạt động vui chơi cùng người khác, cách ứng xử thân thiện với bạn bè, chia sẻ đồ chơi, đồ ăn với bạn như thế nào, quan tâm, giúp đỡ và cảm thông với bạn như thế nào. Cha mẹ cần thường xuyên giảng giải cho con trẻ hiểu, chúng nên nói gì, biểu lộ tình cảm và động tác như thế nào khi gặp các tình huống trên, điều này có hiệu quả hơn nhiều so với việc cha mẹ chỉ đơn thuần cho trẻ bắt chước người khác.
Chú ý dành nhiều lời khen cho những "hành vi tốt" của con phù hợp với chuẩn mực xã hội như, hành vi chia sẻ và hợp tác, nhưng tuyệt đối không ủng hộ trẻ khi chúng có những "hành vi không tốt" như thích công kích, chơi một mình, không coi ai ra gì. Khi nhà có đồ ăn ngon, cha mẹ có thể để trẻ làm người chia phần, khi trẻ có cơ hội chơi cùng mọi người, cha mẹ nên khuyến khích trẻ nghĩ tới người khác, chia sẻ đồ chơi với các bạn.
Nguồn trí thức trẻ