TÔI KHÔNG HỀ GIÀU CÓ VÀ CŨNG KHÔNG TIẾT KIỆM.
Tôi thích tận hưởng cuộc sống. Tôi thích ra ngoài ăn uống, mua sắm và tiêu tiền vào việc đi chơi với bạn bè để tạo ra những kỉ niệm đáng nhớ. Đó là do tôi đã nhận được lời khuyên từ một người rất thành công. “Hãy kiếm nhiều tiền hơn và đừng tiết kiệm” là những gì mà người ấy nói. Và, không giống như hầu hết những lời răn dạy giáo điều tôi thường hay nhận được, lời nói này bằng một cách nào đó đã tác động rất lớn đối với tôi, với sự nghiệp và suy nghĩ của tôi về việc tiết kiệm.
Trước khi nhận được lời khuyên này, cuộc sống của tôi nhàm chán và có phần bế tắc. Tôi luôn luôn nghi ngờ mọi thứ và lúc nào cũng cảm thấy tội lỗi khi phải chi trả cho thứ gì bản thân cho là đắt đỏ. Tôi sống tại một thành phố sôi động và thú vị vậy mà chưa lần nào trải nghiệm hết những điều đó. Tôi đã rất cố gắng để tiết kiệm, ngày qua ngày, hầu như nhịn ăn. Tôi luôn từ chối những lời mời mọc từ phía đám bạn, chưa bao giờ bước chân vào một quán ăn sang trọng và taxi là một điều quá xa xỉ đối với tôi.
Đừng bán TUỔI TRẺ chỉ để tiết kiệm! |
Tại sao tôi lại cảm thấy tội lỗi khi chi tiền cho cuộc sống của mình? Tôi 20 hay đã 40? Từ khi nào mà tôi lại cảm thấy áp lực và căng thẳng y hệt như một bà mẹ 2 con với khoản nợ và lãi suất cứ tăng hàng tháng ở ngân hàng? Tôi chưa có con, tôi sẽ kiếm được việc làm và lâu lâu tự đãi mình một chầu gà rán cũng chẳng phải vấn đề gì to tát.
Gần đây tôi mới hiểu ra những áp lực, căng thẳng đã ăn sâu vào tâm trí chúng ta đến nỗi trở thành một cơn ám ảnh. Đó là những gì chúng ta được học, được dạy dỗ từ nhỏ, khi mà ông bà cha mẹ có một cuộc sống khó khăn và họ dạy chúng ta phải luôn biết quý trọng từng đồng từng cắc.
Dĩ nhiên, những bậc tiền bối bao giờ cũng muốn tốt cho con cháu nhưng không có nghĩa những điều họ nghĩ luôn là tốt nhất. Họ muốn chúng ta tiết kiệm để có một cuộc sống an toàn, để dành cho những khi rủi ro, khốn khó nhưng đó chính xác là lí do tại sao không nên như vậy. Hoàn cảnh sống giữa các thế hệ đã là một cách biệt khổng lồ và chúng ta phải biết đâu là phù hợp ở thời điểm hiện tại. Ông bà tôi kết hôn sớm và có con trong độ tuổi mà tôi vừa hết dậy thì. Do vậy, những gì tôi muốn nói là, các thế hệ có hoàn cảnh khác nhau, con đường khác nhau và kế hoạch tiết kiệm cũng khác nhau.
TRONG THỜI GIAN TRƯỞNG THÀNH, MỖI NGƯỜI SẼ PHẢI ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG KHOẢN NỢ VÀ THẾ CHẤP. ĐỪNG CỐ GĂNG SỐNG AN TOÀN, HÃY SỐNG THÚ VỊ.
Nếu bạn quá lo lắng về tài khoản của mình, bạn sẽ không bao giờ tạo nên thứ gì của riêng bạn. Nếu mục đích sống chỉ là để có lương hưu, có lẽ bạn nên nghỉ hưu ngay bây giờ. Bạn sẽ không thể để lại một dấu ấn gì cho cuộc đời mình nếu bạn quá sợ hãi để bước ra khỏi vỏ ốc. Từ chối tận hưởng cuộc sống và không dám xài tiền mình làm ra chính là cái vỏ của bạn.
KHI BẠN TIẾT KIỆM LÀ BẠN ĐANG TỪ CHỐI ĐẶT CƯỢC VÀO BẢN THÂN.
Những người đang tiết kiệm ở độ tuổi 20 chính là những người không bao giờ dám mạo hiểm. Họ sẵn sàng từ bỏ cuộc chơi để về nhà xem trận đấu qua màn ảnh và bình luận cứ như “biết tuốt”.
Tuổi 20 không phải là lúc để tiết kiệm mà là lúc đánh cược. Hai triệu một tháng sẽ không thể tăng thành 200 triệu nếu như bạn không đủ độ “liều”.
KHI BẠN KHÔNG CÓ GÌ ĐỂ MẤT, BẠN ĐÃ CÓ TẤT CẢ MỌI THỨ.
Khi cuộc đời của bạn được đếm bằng những con số, bạn tách mình khỏi những thi vị của cuộc sống
Những kinh nghiệm đáng nhớ của bạn có được tạo nên bởi số tiền trong tài khoản? Làm thế nào những người chỉ ngồi tại nhà có thể thấy được nguồn vốn ít ỏi của họ tăng lên mà không có bất cứ sự mạo hiểm nào?
- Sưu tầm -