Thứ Sáu

Giặt khô: Đã mất tiền lại rước bệnh vào người 'mầm bệnh UNG THƯ'

Gặt khô - thói quen ấy là một cách chơi sang tốn tiền mà rước hoạ vào thân. Chỉ những người trong ngành mới biết chất để dùng trong các xưởng giặt khô là chất gì.

Một đồng nghiệp của chúng tôi mang áo đi giặt là ở tiệm giặt là khô. Lúc mang áo đi giặt thì lành lặn, nguyên chiếc, đẹp, (áo mới mua, đem đi giặt lần đầu tiên). Khi lấy từ tiệm giặt là về thì áo bị rách, bẩn. Theo chủ của hàng giặt là thì vết rách đó là do dùng hoá chất. Sau một hồi đôi co, chủ hiệu giặt là đồng ý nhận lại áo và đền tiền. Tất nhiên, số tiền bồi thường không bằng trị giá của chiếc áo mà họ đã làm rách. Việc này liên quan đến câu chuyện hoá học chính xác của một anh bạn tiến sỹ có 7 năm tu nghiệp ở châu Âu.

Chuyện của chuyên gia

Trong một lần "trà dư tửu hậu" với anh bạn kỹ sư hoá tên An Nguyên Long, chuyên gia về hoá học tu nghiệp ở Đức 7 năm (hiện công tác tại Viện Hoá học), khi tôi buột miệng nói: "Chưa đến hè mà nóng quá! Tôi phải tổng kết quần áo rét ở tiệm giặt để tiễn mùa đông". Ngay lập tức Long quay sang phía tôi cười cười: "Cậu chơi sang thế? Cứ giặt là mang ra tiệm sao? Tôi thì lúc nào cũng có phương châm tự túc là hạnh phúc. Cậu đừng tưởng chơi sang thế là tốt, giặt khô tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại đến sức khoẻ đấy". Nghe Long nói vậy, tôi chẳng hiểu mô tê gì. Tôi gặng hỏi, Long nửa kín nửa hở: "Bí mật"!. Nhâm nhi thêm vài chén, khi chạm vào “chỗ ngứa”, anh bạn kỹ sư hoá tuôn ra một tràng về thói quen đem quần áo ra tiệm giặt khô của tôi. Long cho rằng, thói quen ấy là một cách chơi sang tốn tiền mà rước hoạ vào thân. Long bảo, chỉ những người trong ngành mới biết chất để dùng trong các xưởng giặt khô là chất gì. Nó nguy hại đến mức nào? Đó là chất PERC (perchloroethylene), một chất độc thần kinh, chất sinh ung thư.
Giặt khô: Đã mất tiền lại rước bệnh vào người 'mầm bệnh UNG THƯ'
Dưới con mắt của một nhà chuyên môn, Long phân tích: "Khi quần áo được giặt trong dung dịch có khả năng hòa tan chất bẩn PERC, những người tiếp xúc trực tiếp với chất này cũng không hề hay biết về mức độ độc hại của nó. Có nhiều trường hợp, tiếp xúc với PERC sẽ gây tiêu cực lên hệ thần kinh, xuất hiện những triệu chứng hoa mắt chóng mặt, đau đầu và có cảm giác buồn nôn. Đặc biệt, những trường hợp hít phải chất này theo thời gian sẽ gây tổn thương gan, thận và làm tăng nguy cơ ung thư. Những người tiếp xúc thường xuyên dễ bị mất trí nhớ, lú lẫn. Long dẫn chứng, nếu đến những cửa hàng giặt khô, phía sau hậu trường, nơi những người dùng chất này để giặt quần áo thì không khí ở đó dày đặc khí hòa tan PERC. Long cũng khẳng định, nếu thường xuyên mặc quần áo giặt khô cũng có thể dẫn tới các nguy cơ dị ứng da, gây kích thích lên mắt, mũi, họng.

Kỹ sư Long kể rằng, trước đây khi còn ở bên Đức, anh có nghe trường hợp một công nhân làm ở xưởng giặt phải nhập viện khi hít phải khí PERC. Hậu quả là chất này đã tác động mạnh tới hệ thần kinh của nữ công nhân này. Ban đầu, chị hoa mắt, chóng mặt, mỏi mệt, đau đầu, vã mồ hôi và sau đó không thể phối hợp hoạt động và mất ý thức.

Trong câu chuyện, Long đã kể cho chúng tôi nghe rất nhiều về mức độ nguy hại của chất này. Long bảo, ở Mỹ người ta cấm tuyệt đối việc sử dụng chất PERC trong các xưởng, tiệm giặt khô. Còn ở các nước châu âu, các tiệm giặt khô phải đảm bảo yêu cầu là trên biển hiệu phải ghi rõ những khuyến cáo không nên lạm dụng việc giặt khô, trừ trường hợp không thể giặt tay, máy giặt tại gia đình.
Nói đến đây Long bảo: "Nếu bận rộn quá, cậu mang quần áo ra tiệm giặt cũng được nhưng phải có nghệ thuật đối phó với những sự cố mà tồn dư chất PERC gây ra. Khi mang quần áo ngoài tiệm về, không nên cho ngay vào tủ mà nên tháo bỏ túi nilông và phơi ở ngoài cho chất đó bay hơi. Lý thuyết là như vậy nhưng tôi cũng không dám chắc là cách làm này đã khử hết độc".

Chất "kịch" độc đối với thần kinh?

Trước những lời cảnh báo của Long, chúng tôi vẫn bán tín bán nghi, nếu chất độc hại như vậy thì sao lại không hề có cảnh báo gì. Để kiểm chứng thông tin, tôi đã lướt web tìm hiểu về chất này. Trên một trang web có thông tin: PERC là một hợp chất hữu cơ nhân tạo dễ bay hơi (VOC) có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và là mối đe doạ đối với môi trường. Từ năm 2007, California là bang đầu tiên ở Mỹ thực hiện lệnh cấm dùng chất PERC trong giặt khô. Chính quyền bang cũng kêu gọi người dân giặt giũ theo phương pháp truyền thống (dùng nước và xà phòng) và chọn mua các trang phục có thể giặt thường như kaki, cotton, len.

Theo thông tin mà PV tìm hiểu trên các trang web, riêng tại Mỹ, có tới 80%  trong số hơn 35.000 tiệm giặt có sử dụng chất PERC làm dung môi trong quá trình giặt khô. Nếu tiếp xúc với lượng rất nhỏ chất PERC con người ta có thể xuất hiện các triệu chứng chóng mặt đầu, buồn ngủ, buồn nôn, phỏng da hay có vấn đề về hô hấp. Hơi nhiễm PERC trong khoảng thời gian dài có thể dẫn đến suy yếu chức năng gan, thận và bị ung thư. Chất PERC có thể xâm nhập vào cơ thể qua các con đường như tiêu hoá, tiếp xúc với da và nhất là qua đường hô hấp, đồng thời cũng có thể truyền từ mẹ sang con. Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã phát hiện ra quần áo được giặt khô có chất PERC có thể lan toả độc hại ra khắp căn nhà, tập trung nhiều ở nơi cất giữ quần áo. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp chất PERC (hóa chất dùng trong giặt khô) vào danh sách các chất có khả năng gây ung thư.

Lần tìm những trang web, thông tin về mức độ nguy hại của chất PERC được bóc tách, phân tích khiến tôi choáng. Các xưởng giặt thô sơ, họ có thể sử dụng các hóa chất độc hại và cắt bớt công đoạn để tiết kiệm chi phí nên gây ra nhiều mùi khó chịu hoặc dị ứng cho người sử dụng. Xem ra, lời khuyên của anh bạn kỹ sư của tôi là có cơ sơ. Tôi chợt nghĩ, phải mục sở thị các tiệm giặt khô xem thực hư thế nào.

Nếu có thể thì tự giặt ở nhà vẫn là tốt nhất
Và, thực tế là...

Tại Hà Nội, nhu cầu giặt khô của người dân ngày càng lớn. Có cung ắt có cầu, các dịch vụ giặt khô nở rộ và không dễ dàng để PV tiếp cận được hậu trường của các tiệm giặt. Là khách quen của một cửa hàng giặt khô trên phố Trương Định (Hoàng Mai, HN) tôi ngỏ ý được xem khu hậu trường. Với bất kỳ lý do gì, chủ nhân của tiệm giặt này đều lắc đầu quầy quậy. Bà chủ bông đùa: "Có gì đâu mà xem. Vào đó, chú bécgiê cắn cho bây giờ. Lân la ở tiệm giặt không lâu, chúng tôi bắt gặp nhiều người mang chăn bông, ga gối đến tiệm giặt. Đống chăn xếp cạnh tường cứ cao dần, ngang đầu người. Thi thoảng chúng tôi lại thấy 2 công nhân làm việc trong tiệm giặt lại ôm một đống đồ đã ghi tên khách hàng để vào giặt. Năn nỉ, ỉ ôi đủ kiểu, bà chủ hiệu nhất quyết không cho vào phía hậu khu giặt là. Chị Lan, nhà gần đó mách nhỏ: "Tiệm giặt này thuê 5 thợ làm, hầu như người nhà không phải đụng tay vào. Tôi nghe nói giặt có sử dụng hóa chất đấy! Chẳng thế mà, có người mang khăn phủ bàn có dính dầu mỡ. Khi giặt xong, họ thấy chiếc khăn sạch sẽ hơn. Họ hoạt động cũng là giấu giếm, nếu cho các chị vào thì có mà mất "miếng cơm manh áo à?".

Theo tìm hiểu của PV, nói là giặt khô nhưng thực ra quần áo mà ta  giao cho tiệm giặt được nhúng vào một dung dịch hóa chất. Quy trình giặt khô gồm 3 bước một là ngâm với hóa chất lỏng trong nước thời gian là 45 phút để tẩy các vết bẩn. Bước hai là vắt và sấy khô. Bước ba, nhân viên chỉ là hơi và cho ra sản phẩm cuối cùng. Tại nhiều xưởng giặt lớn, họ sử dụng máy giặt công nghiệp từ 50-100 kg. Một lần có thể vắt được khoảng 15 cái chăn (tương ứng với 60kg). ở các xưởng thô sơ, họ có thể sử dụng các hóa chất độc hại và cắt bớt giai đoạn để tiết kiệm chi phí nên có thể gây ra nhiều mùi khó chịu hoặc dị ứng cho người sử dụng.  

Không thể thu thập được thông tin thêm gì về những hóa chất được sử dụng trong việc giặt là tại tiệm giặt trên phố Trương Định, chúng tôi tìm tới cửa hàng hóa chất để hỏi mua chất PERC. Tuy nhiên, một nhân viên bán hàng cho biết: "Các công ty giặt là thường mua oxy già (H202) hoặc axit oxalic. Đây là hai loại được khuyến khích sử dụng, vừa dùng giặt tẩy và vừa dùng sát trùng, được sử dụng trong ngành y tế. Tôi không biết PERC là chất gì." Thực chất, PERC có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của con người? ở Việt Nam, cơ quan nào quản lý chất này? Sử dụng có phải xin phép không? Tất cả đều là bí ẩn cần được giải mã.

Giặt khô “cung cấp” mầm bệnh ung thư?

Dựa theo một số công trình nghiên cứu khoa học, Mạng lưới Y tế - Môi trường (Réseau santé environnement) và Hội Các thế hệ tương lai (Générations futures) đã nêu bật tác hại của perchloroethylene (còn gọi là PERC), một chất tẩy rất mạnh được máy phun vào quần áo để làm sạch. Hai hiệp hội trên xác định, chất tẩy này rất độc hại cho những người tiếp cận với nó, từ nhân viên làm việc tại các cơ sở giặt cho đến những cư dân sống chung quanh.

Khi mở máy sau khi giặt xong, hơi PERC thoát ra khỏi máy và người hít phải hơi này không chỉ là nhân viên trực tiếp làm công việc giặt mà còn là những người sống ở các căn hộ bên trên cơ sở giặt do hơi bốc lên, xuyên qua trần nhà - kể cả bằng bêtông. Theo nghiên cứu, hơi có thể bốc lên tầng thứ ba hay thứ tư. Hàng xóm của cơ sở giặt, người qua đường và khách hàng mang quần áo đến giặt cũng thường xuyên tiếp xúc với hóa chất này. 
Theo ông André Cicolella, thuộc Mạng lưới Y tế - Môi trường, được AFP trích dẫn, tiêu chuẩn được chấp nhận theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO là 250 microgram/m3, nhưng những người sống chung quanh các cơ sở giặt ủi khô trung bình phải tiếp xúc với nồng độ 2.000 microgram/m3. Sở dĩ, các tổ chức bảo vệ môi trường phải lên tiếng vì gần đây đã có một ca tử vong vì hít phải hơi PERC. Nạn nhân là cụ José-Anne Bernard, ngoài 70 tuổi, qua đời năm 2009.

Cụ Bernard cư ngụ ở thành phố Nice (miền Nam nước Pháp) trong một căn hộ bên trên một cơ sở giặt là. Theo con trai của cụ, khám nghiệm tử thi cho thấy cụ bị nhiễm PERC trong tất cả các bộ phận cơ thể, ngoại trừ dạ dày. Điều đó xác định là nạn nhân bị chết vì bị nhiễm hóa chất này, chứ không phải vì đã uống nhầm. Người quản lý cơ sở giặt ủi đã bị truy tố vào tháng 9/2011 về tội ngộ sát và cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn.

Đối với ông Francois Veillerette, phát ngôn viên Hội Các thế hệ tương lai, các chuẩn mực hiện hành tại Pháp không đủ để bảo vệ sức khỏe người dân trước tác hại của các loại hóa chất độc hại như chất PERC. Ông đặc biệt nhấn mạnh, Hoa Kỳ đã có “biện pháp mạnh” tẩy chay loại chất này, cũng như Đan Mạch ngay từ năm 2003.

Theo phát ngôn viên Hội Bảo vệ môi trường này thì những điều cần phải làm không có gì là khó thực hiện. Theo ông Veillerette, hiện có ba phương án khả thi để thay thế chất PERC: dùng nước và hơi nước; sử dụng siloxane, một dung môi ít độc hại hơn; hoặc sử dụng khí carbon ở nhiệt độ thấp.
Vấn đề mà các tổ chức bảo vệ môi trường đòi hỏi là phải nghiêm cấm hoàn toàn việc sử dụng chất PERC, điều mà chính quyền cho đến nay vẫn bác bỏ, mà chỉ tìm cách củng cố các quy định hạn chế việc lan tỏa hơi độc hại này, đồng thời cấm đặt các cơ sở giặt ủi mới sát cạnh các khu nhà ở.

Các tổ chức môi trường lẽ dĩ nhiên không thỏa mãn trước các quyết định nói trên. Họ cho biết đã tìm thấy khoảng một chục trường hợp tương tự như vụ ông Bernard. Trước mắt, họ đã đệ đơn khiếu nại trong hồ sơ Bernard và nếu chất PERC không bị cấm, họ sẽ khởi kiện Nhà nước về tội thiếu sót trong việc bảo vệ sức khỏe người dân.      

Dưới nhiệt độ bình thường, PERC ở trạng thái lỏng không bắt lửa nhưng cũng rất dễ bay hơi và hòa lẫn trong không khí. Nhiệt độ càng cao thì sự bốc hơi càng mạnh và tạo ra một mùi khó chịu giống như chất ether.

Hóa chất này xâm nhập môi trường bằng bốc hơi trong không khí khi được sử dụng trong kỹ nghệ hoặc ngấm vào đất, nước khi thất thoát từ máy giặt hoặc từ thùng chứa. Trước đây, các tiệm giặt ủi khô được phép xả nước bẩn từ máy giặt vào hệ thống cống rãnh địa phương.

Theo chính quyền, tới 25% nước uống tại Hoa Kỳ bị nhiễm PERC. Mỗi năm có 200 triệu kg PERC được gần 35.000 tiệm giặt ủi ở nước Mỹ dùng mà một số lớn hòa lẫn trong không khí cũng như vùng đất, nước chung quanh.

Một số vật liệu gia dụng cũng có PERC như dung dịch không thấm nước xịt trên gỗ (Water repellent), hóa chất tẩy vết bẩn, băng dính, hóa chất chùi gỗ.
Trong y học, PERC được dùng làm thuốc mê khi giải phẫu vì nó làm bệnh nhân bất tỉnh. Có thể đo số lượng hơi PERC trong hơi thở, giống như đo hàm lượng cồn ở người uống rượu.

Dẫn chứng xin để nguyên tiếng Anh để bạn đọc hiểu rõ hơn...

Approved Alternative Solvents for Dry Cleaning

The health risks of perchloroethylene (perc) as a dry cleaning solvent has spurred the interest in alternative solvents to replace the use of perc. The Department has responded to many requests to approve such alternative solvents and to make complying with air pollution regulations as easy as possible. Recognizing the facility operator's desire to have the least burdensome requirements and while maintaining a focus on the protection of public health and the environment, the Department has approved several alternatives to using perc solvent. Toward that end, the Department is providing a list of these alternative dry cleaning solvents, the use of which would allow the dry cleaning facility to obtain a simple Air Facility Registration (a.k.a.; AFR, Registration) if certain criteria are met as noted below.

All stand-alone and mixed-use (co-located with residential or other commercial) dry cleaning facilities that use only approved alternative dry cleaning solvents may apply for a Registration if all dry cleaning machines are non-vented, closed-loop and equipped with a refrigerated condenser. These facilities will be issued a Registration unless emissions exceed the Volatile Organic Compound (VOC) RACT threshold (25 or 50 tons per year, depending on location). Facilities with multiple dry cleaning machines that use both perc and approved alternative solvents must meet other additional regulatory requirements (6NYCRR Part 232 and 40 CFR Part 63 Subpart M) to be granted a Registration. Facilities using unapproved alternative dry cleaning solvents will not be issued Registrations. Water-based cleaning machines (a.k.a., "wet cleaning") and dry cleaning machines that use only liquid carbon dioxide are exempt from air permitting requirements.

The following alternative dry cleaning solvents have been approved by the Department for use in non-vented, closed-loop dry cleaning machines that are equipped with a refrigerated condenser, conform to local fire codes, and meet the additional specifications required by the alternative solvent manufacturer:

Green Earth® (SB-32): decamethylcyclopentasiloxane, CAS 541-02-6, by General Electric
ExxonMobil DF-20001: synthetic hydrocarbon, CAS 64742-48-9
Chevron Philips EcoSolv®1: highly refined hydrocarbon, CAS 68551-17-7
Rynex 3™: dipropylene glycol tert-butyl ether, CAS 132739-31-2
Sasol (LPA-142)1: highly refined hydrocarbon, CAS 64742-47-8
R.R. Streets Solvair™2: dipropylene glycol n-butyl ether (DPGnBE), CAS 29911-28-2
SolvonK4™: dibutoxymethane, CAS 2568-90-3, by Kreussler
Green Earth® GEC-5: decamethylcyclopentasiloxane, CAS 541-02-6, by Shin-Etsu
DC-1421: aliphatic hydrocarbon solvent, CAS 64742-88-7, by Essential Solvents
NOTE: None of the above approved alternative solvents is a drop-in replacement for perc. Contact the alternative solvent manufacturer for the required dry cleaning machine specifications.

1 Facilities with dry cleaning machines using hydrocarbon solvents (e.g., DF-2000, EcoSolv®, Sasol LPA-142 & DC-142) may be subject to the NSPS (40 CFR Part 60, Subpart JJJ) if the manufacturer's rated capacity from all machines combined is equal to or greater than 84 pounds. Petroleum machines installed between 12/14/82 and 9/21/84 are exempt from the NSPS if the annual facility petroleum solvent usage is less than 4,700 gallons per year. The Department believes the test method procedures of Subpart JJJ, Section 60.624 were developed for petroleum transfer machine dryers and are not applicable to non-vented, closed-loop machines that are equipped with a refrigerated condenser.

2 The Solvair™ dry-cleaning system uses both nPGnBE and carbon dioxide (exempt) as dry cleaning solvents and has been approved for Air Facility Registration.

nld.com.vn/ blogcamxuc.net