Thông minh vượt trội, tài năng đầy mình éo le thay lại là những đặc điểm không nên có ở những người làm kinh doanh, đôi khi chỉ bình thường thôi và bạn sẽ có mọi thứ.
Một trong những đặc điểm lớn có thể ảnh hưởng đến những người làm kinh doanh chính là trí thông minh. Đúng vậy, bạn không đọc nhầm đâu, trí tuệ có thể gây ra ảnh hưởng lớn tới quá trình làm kinh doanh của bản thân, bạn càng thành công và càng có tài thì bạn càng gặp nhiều rắc rối trên con đường trở thành doanh nhân thành đạt.
Máu kinh doanh nhưng chỉ toàn gặp thất bại, chẳng qua là do bạn quá thông minh mà thôi |
Thử thách "tôi hơn người"
Bạn còn nhớ lúc đi học không? Những bài tập nhóm? Quy tắc 80/20 hiện hữu rất rõ trong hoàn cảnh này khi mà chỉ có 20% số người làm 80% số lượng công việc. Tại sao điều này lại diễn ra? Đơn giản thôi, những người thông minh và tài giỏi trong nhóm quyết định rằng họ sẽ là người tiên phong trong nhóm. Họ không muốn mạo hiểm đánh đổi điểm số của mình cho những người kém hơn trong nhóm.Thêm vào đó, trừ khi bạn học một trường toàn thiên tài, các hoạt động nhóm nào cũng luôn có một số thành phần... đặc biệt, những người chẳng làm gì hoặc chẳng thể làm gì cho cả nhóm. Đây cũng là một yếu tố nữa đẩy những người thông minh, tài giỏi làm nhiều hơn vì đơn giản họ có thể làm nhanh hơn và tốt hơn các thành phần đặc biệt.
Mỗi ngày chỉ có 24 giờ thôi, chúng ta phải phân chia các công việc khác nhau từ ăn, ngủ, nghỉ, vệ sinh cá nhân cho tới nhiều nhiều công việc khác. Người thông minh sẽ cố gắng làm hết mọi thứ mỗi ngày, càng nhiều càng tốt thậm chí làm cả công việc của người khác. Tất nhiên, họ quá tải và trong kinh doanh, một người không nên, không thể gánh hết trách nhiệm cho những người khác được.
Những kẻ lười biếng, kém cỏi đôi khi lại thành doanh nhân tốt hơn
Nghe có vẻ ngược đời, thế nhưng có rất nhiều người lười biếng, chểnh mảng lại phù hợp để trở thành doanh nhân hơn. Vì sao ư? Vì họ hiểu rất sớm về khả năng của mình nên sẽ tìm những vị trí phù hợp khác để vây quanh. Loại người này thường xuyên tiếp cận người thông minh và cài họ vào các vị trí quan trọng để làm nhiều công việc khác nhau.Thông minh luôn có giới hạn
Lý tưởng nhất, người thông minh sẽ truyền bá khả năng cũng như trí tuệ của mình cho những người khác trong cùng một tập thể. Thế nhưng, vì những người thông minh luôn thích làm mọi thứ một mình, họ bỏ quên đi nhiều kiến thức bên ngoài, khả năng lãnh đạo cũng như những yếu tố thành công mà một mô hình kinh doanh cần đến.Nếu họ có thời gian để học hỏi và rèn luyện bản thân nhiều hơn, chắc chắn họ sẽ là những nhà lãnh đạo tuyệt vời, nhưng éo le thay ít người thông minh làm được điều tương tự, họ luôn vướng vào vòng xoáy "một người làm mọi việc" mà tự mình vẽ ra.
Phức tạp hoá mọi vấn đề
Người thông minh có xu hướng phức tạp hoá mọi thứ suy nghĩ họ có trong đầu, thay vì đơn giản, tối giản hoá suy nghĩ của mình cho người khác hiểu, họ luôn dùng những cách lạ thường. Đây là lý do vì sao họ khó vận hành tốt một mô hình kinh doanh, hãy lấy ví dụ điển hình như những cửa hàng ăn nhanh, mỗi người một việc và các khâu làm việc cũng không hề phức tạp.Mọi thứ khi đơn giản hoá sẽ dễ dàng để kiểm soát và xử lý khi có sự cố. Nhiều mô hình kinh doanh phổ biến nhất trên thế giới cũng áp dụng phương pháp đơn giản này, họ chỉ cần một người thông minh vừa đủ lên danh sách những công việc đơn giản và ai cũng có thể làm được.
Có quá nhiều thứ để mất
Càng thông minh, hiểu biết, các cơ hội sẽ càng nhiều hơn. Bạn có thể làm những công việc lý tưởng với mức thù lao hậu hĩnh. Thế nhưng khi làm kinh doanh, những người thông minh cũng phải đánh đổi nhiều hơn bình thường.Thêm vào đó, giả sử bạn thông minh và có một công việc lương 25 triệu mỗi tháng, bạn có muốn bỏ việc đó làm kinh doanh để thu về chỉ 5-10 triệu mỗi tháng? Tất nhiên là không, người thông minh luôn đặt những mục tiêu cao hơn nhiều so với những gì họ kiếm được (ai cũng thế thôi) và càng leo cao sẽ càng ngã đau.
Theo trí thức trẻ