Hiện tại, mỗi ngày EVN trả lãi hơn 1,5 triệu USD cho hàng loạt khoản vay lên đến 475.357 tỉ đồng. Theo báo cáo mới nhất thì trong vòng 6 tháng đầu năm 2016, EVN tiếp tục lỗ hơn 930 tỷ đồng.
Vì sao một Tập đoàn độc quyền kinh doanh lại liên tục kêu lỗ, liên tục xin tăng giá điện mà không có lãnh đạo nào của EVN phải chịu trách nhiệm vì quản lý kém, khuất tất. Nhất định phải trở lại những khoản đầu tư vô lý của EVN mà Thanh tra Chính phủ đã từng có kết luận.
1. Chi hàng triệu USD để có bằng thạc sĩ không được thừa nhận.
Trong công tác đào tạo, EVN và khoa sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký hợp đồng đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh cho 164 cán bộ thuộc EVN. Số tiền đã thanh toán cho khoa sau đại học là 1,648 triệu USD, các chi phí khác phục vụ việc đào tạo gần 500 triệu đồng.Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) – lò hỏa thiêu ngân sách! |
2. Vi phạm nghiêm trọng quy định của Bộ Tài chính.
Công ty mẹ EVN đã đầu tư vốn ra ngoài lên đến trên 121.000 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty mẹ chỉ có gần 77.000 tỉ đồng.Việc EVN đầu tư ra ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ hơn 45.000 tỉ đã vi phạm quy định của Bộ Tài chính. Đáng chú ý, mặc dù đầu tư ra ngoài cả trăm ngàn tỉ đồng nhưng EVN không thu được đồng lãi nào mà lỗ đến 2.195 tỉ đồng.
3. Đầu tư tràn lan, không hiệu quả.
Thanh tra Chính phủ xác định EVN đầu tư cả nghìn tỉ đồng vào những lĩnh vực nhiều rủi ro như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán nhưng vượt tỉ lệ vốn góp theo quy định như tại Công ty Tài chính cổ phần điện lực, Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Công ty cổ phần chứng khoán An Bình...Đối với các đơn vị thành viên của EVN, Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra, xác định vi phạm không kém gì công ty mẹ khi đầu tư tràn lan ra ngoài và thua lỗ nghiêm trọng. Điển hình là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) không bảo toàn được vốn nhà nước do phải thực hiện kế hoạch lỗ EVN giao. Theo đó, tính đến hết năm 2011 đơn vị này lỗ 3.145 tỉ đồng.
4. Có dấu hiệu sai phạm trong đầu tư công.
Đáng chú ý, trong sáu dự án nguồn điện gồm nhiệt điện Ô Môn 1, nhiệt điện Phú Mỹ 1 và 4, nhiệt điện Nghi Sơn 1, nhiệt điện Hải Phòng 1, nhiệt điện Quảng Ninh 1, đều có hạng mục “khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa”.Tuy nhiên, trên thực tế đó là 355.000 m2 đất được xây dựng gồm nhà ở cho cán bộ với các loại biệt thự đơn lập, nhà song lập, nhà liền kề, chung cư cao tầng, có cơ sở hạ tầng đi kèm như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis… với tổng giá trị đầu tư trên 595 tỉ đồng. Toàn bộ chi phí này nằm trong tổng mức đầu tư dự án nguồn điện, do đó sẽ được tính vào giá bán điện là không đúng quy định.
***: Điều lạ lùng nhất là cho đến nay, toàn bộ vở kịch của EVN dưới thời ông Đào Văn Hưng vẫn chưa bị lật lại.
Lạ lùng đến độ vào tháng 9 năm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phải chỉ đạo thanh tra lại việc thực hiện kết luận Thanh tra trước đây tại EVN.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo EVN phải báo cáo Chính phủ trong tháng 10-2016. Nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy báo cáo gì.
Và dễ hiểu nhất, tất cả tiền EVN hỏa thiêu đều là tiền của người sử dụng điện - tức là chúng ta.
Nguồn Fb: Ngô Nguyệt Hữu