Jack Ma từng nói rằng, "Khi bạn hiền bán bất cứ cái gì cho bạn bè và gia đình, thì cho dù bạn có bán với cái giá thế nào, họ sẽ luôn cảm thấy bạn đang lấy tiền của họ, kể cả có rẻ đến thế nào đi chăng nữa, họ cũng sẽ không biết trân trọng nó".
Trong cuộc đời, lúc nào cũng sẽ có những người không quan tâm đến vốn, thời gian, công sức của bạn hiền. Họ thà để thiên hạ lừa gạt mình, cho phép người dưng kiếm chác, còn hơn là ủng hộ giúp đỡ những người mà họ đã quen biết từ trước. Bởi lúc nào trong thâm tâm họ cũng nghĩ, "Thằng này nó đang ăn cắp bao nhiêu tiền của mình nhỉ?" thay vì phải biết "Anh ấy đã tiết kiệm cho mình bao nhiêu nhỉ?"
Đây chính là một ví dụ điển hình của TƯ DUY KẺ NGHÈO.
Tư duy điển hình của KẺ NGHÈO? |
Tại sao những người giàu trở nên giàu có như vậy?
Một trong những lý do chính là bởi vì họ hoàn toàn ỦNG HỘ bạn bè làm ăn với mình, chăm sóc đến những mối quan tâm của người xung quanh và chính bởi lý do này, HỌ THU VỀ CÒN NHIỀU HƠN (những gì họ cho đi).Bạn bè, khi lần lượt giúp đỡ lần nhau, "Vòng tròn của sự giàu có" sẽ vận chuyển và lớn dần lên.
Jack Ma trong chuyện Bán hàng hay thương mại đã nói rằng, "Khi bán hàng, người đầu tiên tin tưởng bạn hiền sẽ là người lạ. Bạn của mình sẽ lập khiên chắn chống lại mình, những người trung lập sẽ rời xa bạn. Gia đình thậm chí sẽ coi thường và "nhìn xuống" bạn hiền.
Rồi đến cái ngày bạn hiền chính thức thành công, trả tiền cho mọi bữa tiệc, giải trí, và bạn sẽ nhận ra là: Ai cũng có mặt ở đây cả, trừ những người lạ.
Bạn hiền có hiểu ra ý nghĩa của câu chuyện này không?
Chúng ta cần phải đối xử với những Người Dưng tốt hơn. Và đặc biệt là đối với những người Bạn biết và hiểu bạn đang làm cái gì, mà vẫn hết lòng ủng hộ bạn.Vì thế, hãy luôn xử tốt với những Người Dưng đã tin tưởng mua của mình. Họ là những khách hàng tuyệt vời nhất.
[Dịch bởi Quỳnh in Seoul]
Đã lâu lắm rồi mới đọc được một bài đọc kinh doanh / tư duy đúng đến từng milimet với những gì mình có trong đầu nên phải ngay lập tức dịch lại và share cho các bạn hiền cùng đọc. Đời thay đổi khi mình thay đổi.
Bài học kinh doanh/blogcamxuc.net