Đã từ rất xa xưa trong dân gian ta đã có câu “Vua xứ Thanh, Thần xứ Nghệ” vậy căn nguyên nguồn gốc và ý nghĩa câu nói này như thế nào?
Cội nguồn “Vua xứ Thanh, Thần xứ Nghệ”
Xuất phát từ câu nói của sứ giả Nguyễn Thư Hiên chép ở sách Dư địa chí do Nguyễn Trãi biên soạn có lời của Nguyễn Thiên Túng liên quan đến 4 xứ: “Nguyễn Như Hiên nói” Thế xứ Thanh, thần xứ Nghệ, nước Hưng Thái, ma Cao Lạng đều rất đáng sợ”. Câu nói có liên quan đến hai xứ Thanh và Nghệ, là mảnh đất sản sinh ra những con người, vua chúa, quan thần của đất nước. Xứ Thanh xưa mà nay là Thanh Hóa là nơi kinh đô của đất nước, nơi có nhiều vua, chúa nhất nước.
Đất Thanh Hóa trải qua nhiều tên gọi khác nhau đến đời Lý được đổi tên thành Thanh Hóa. Theo sách Dư địa chí, Thanh Hóa là vùng địa lý thuận lợi, hình thể tốt có thể xem như yết hầu của đất nước. Chính vì vậy nơi đây trở thành chỗ quân Tây Sơn lui về để ngăn bước tiến quân Thanh.
Năm 1428 Lê Lợi lập ra nhà Hậu Lê. Ông là người Thanh Hóa. |
Liên tiếp các triều vua, chúa xuất phát từ đất Thanh. Theo thống kê thì từ thời Văn Lang cho đến khi kết thúc chế độ phong kiến cuối cùng là triều Nguyễn với vua Bảo đại thì Thanh Hóa chính là khởi nguồn của nhiều dòng vua, chúa nhất nước vì vậy nên mới có câu “Vua xứ Thanh”.
Thanh Hóa chính là nơi vua xuất hiện nhiều nhất khi năm Mậu thìn (248) Triệu Thị Trinh đánh tan quân Ngô tại núi Nưa, Triệu Sơn, Thanh Hóa. Tuy chưa xưng vua nhưng quân Ngô đã gọi bà là Vua. Nhà Tiền Lê do thập đạo tướng quân Lê Hoàn lãnh đạo cũng xuất phát từ quê nhà Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Sau khi Hồ Quý Ly soán ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ đổi tên nước là Đại Ngu cũng đặt kinh đô ở thành Tây Giai, tức Tây Đô, Thanh Hóa. Nơi đây cũng trở thành mảnh đất sản sinh ra những vị vua thời Hậu Lê như Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Lê Trang Tông....
Không chỉ có vậy, Thanh Hóa còn là nơi xuất phát của hai dòng chúa Trịnh, Nguyễn. Chúa Trịnh Kiểm thời vua Lê vốn xuất thân từ Vĩnh Lộc, Thanh Hóa sau đó mang tiếng giúp phò Lê nhưng thực ra lấn át cả quyền lực của vua.
Chúa Nguyễn lập sau thời chúa Trịnh cũng trấn trị ở đất Thuận Hóa sau mới mở rộng khái phá tận Đàng Trong.
Thanh là nơi xưng vương, xưng chúa còn Nghệ lại là nơi sản sinh ra các quan thần giỏi giang giúp vua trị vì đất nước. Từ quan văn như thái sư Nguyễn Xí phò tá vua Lê Thánh Tông, bà chúa Lãnh – minh phi của Lê Thánh Tông đến quan võ, tướng quân Nguyễn Cảnh Chân giúp nhà Trần dẹp quân Minh...Hơn thế, mảnh đất “Địa linh nhân kiệt” là nơi xuất thân của vô số bậc nhân tài trong tất cả các lĩnh vực như Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh...
Ngoài câu nói được lưu truyền là “Vua xứ Thanh, Thần xứ Nghệ” thì trong dân gian còn xuất hiện dị bản “Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần” hay “Thanh thế, Nghệ thần” cũng nói về 2 xứ lắm vua nhiều chúa này.
Hai tác giả H.Le Breton và Đặng Thai Mai đã đưa ra giải thích cho câu nói này có nghĩa là vùng đất Nghệ Tĩnh được thừa hưởng ân huệ của vua chúa. Nơi đây cũng là vùng đất của các vị thần. Nghệ Tĩnh hãnh diện vì có một trong bốn ngôi đền đẹp nhất An Nam “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. Giáo sư Đặng Thai Mai còn giải thích rằng “Thanh Hóa là đất đế vương. Nghệ Tĩnh là đất thần linh. Thần xứ Nghệ phần lớn là những nhân vật lịch sử. Lịch sử Nghệ Tĩnh luôn gắn với nước nhà. Trong các thời kỳ khủng hoảng bi đát của dân tộc người xứ Nghệ vẫn tự hào với những di tích anh hùng và những nhân vật lẫy lừng của xứ sở”.
Hiện tại Thanh Hóa- Nghệ An là 2 tỉnh quan trọng của Việt Nam cả về kinh tế và lịch sử. Nơi đây vẫn luôn sản sinh ra những người con ưu tố, nhân tài giúp ích cho đất nước đúng như dân gian lưu truyền về mảnh đất “địa linh nhân kiệt”.