Lang thang trên những con phố cuối ngày đông, chợt thấy buồn buồn về một điều gì đó trong sâu thẳm cõi lòng mà mình không hiểu nổi. Dừng lại vài giây đèn đỏ đưa mắt vào hư vô, chợt có tiếng cụ già văng vẳng bên tai, tôi liếc mắt nhìn qua, à thì ra là một cụ bà ăn xin vừa đẩy đưa quả ổi trên tay người phụ nữ xa lạ dúi vào bắt cụ nhận.
Tôi không ngần ngại phóng xe đến bên cụ ngồi xin phép trò chuyện, chẳng có gì vui khi tâm trạng đang rối bời. Tôi bắt đầu bằng những câu hỏi xin lỗi và xin phép trước để cụ không ngại mà gần gũi.
Sau những màn chào hỏi mới hay biết quê cụ ở vùng biển Nam Định, nhà không có ai ngoài một thân già gần đất xa trời này. Nhìn cụ khắc khổ, với vẻ mặt tĩnh lặng khi có người ngồi nghe cụ kể về cuộc đời không mấy vui của mình.
Cụ già nhặt ve chai và mảnh ghép bi ai cuối đời 'phó mặc cho số phận' |
Gạt giọt nước mắt cụ kể, cuộc đời người ta nói, cứ sống tốt rồi trời sẽ phù hộ cho nhưng không phải cháu ạ, đứa con duy nhất mà cụ sinh ra chẳng hiểu từ lúc nào nó đã trở nên bất hảo với đời, nó chạy theo đám bạn giang hồ cờ bạc, sống nay đây mai đó, để rồi một ngày khi trở về chỉ còn lại bộ da bọc sương. Người ta bảo nó nghiện nặng không còn thuốc chữa, nhà chẳng có gì ngoài một túp lều tranh với mấy xào đất cát bụi làm sao mà cho nó thỏa cơn say tình đen ấy. Cuộc sống cái gì đến cũng đến, nó bỏ tôi đi theo tổ tiên, còn một mình côi cút 20 năm trời qua ngày lầm lũi tủi hờn…
Giờ già rồi không làm được nghề biển, ở quê người này cho vài miếng, người kia cho vài đồng mãi cũng không còn ai giúp nữa, ở đời mà cái gì giúp mãi rồi người ta cũng nhàm chán cháu ạ. Thế rồi đói đầu gối phải bò, người ta mách tôi lên Hà Nội nhặt ve chai kiếm cơm, thấy vậy là tôi đi luôn. Mới thế mà cũng được 3 năm trời ở đây, cuộc sống có khấm khá hơn một chút so với quê nhà, nhưng nghèo và khổ thì chẳng biến chuyển được chút nào, gọi là khá so với trước đây cho sang cháu ạ (cụ cười)….
Chú cũng thấy đấy, sáng ra thì tôi đi nhặt ve chai được vài đồng đủ ăn bữa trưa còn bữa tối tôi ra đây ngồi chờ ai đi qua cho được miếng cơm, chút tiền lẻ nào thì cho, chứ tôi chẳng còn có thể trông chờ được vào được chút sức lực tàn hơi của thân già này nữa đâu cháu ạ. Cơ mà ăn xin cũng đâu có dễ, dạo này trời rét quá, tối tôi ngồi đây đến khuy mà có hôm không được nghìn nào, xã hội mà, ai lo được cho người dưng hả cháu. Rét thế này ai cũng chỉ mong phóng thật nhanh về với gia đình ấm cúng của mình tâm chí đâu mà lo được cho xã hội…phải không cháu nhỉ.
Cụ nói, bên kia người ta giàu có quá, ở nhà đẹp xe to, no ấm, hạnh phúc vẹn tròn |
Cứ phải sống vì đời này vẫn còn cho phép cháu nhỉ, chỉ khi nào ông trời bắt mình chết thì mình chết thôi, sao cứ phải tiêu cực vì nó.
Gạt giọt nước mắt củ hỏi, thế cháu làm nghề gì, cháu không chê tôi ăn xin bẩn thỉu à? Tôi cười xua tay vỗ gối cụ, cuộc đời biết hôm nay chứ ngày mai ai biết được cụ, khinh ai chê ai cũng có hạnh phúc thêm được đâu mà cụ hỏi vậy.
Thấy cụ cười xua tay phản đối, không cháu nói sai rồi, tôi ngồi đây những mấy năm, tôi nhìn đời qua 2 con mắt tối thấy, chẳng phải ai cũng sẵn lòng ngồi bên tôi mà nghe một cụ già lẩm bẩm như cháu đâu, người tốt có, người giả vờ tốt cũng có, tôi gặp thường ngày mà. Có những khi đôi nam nữa đi qua, bạn trai cho vài đồng ăn tối, thấy vậy tôi cảm ơn lắm. Nhưng cuộc đời luôn có một gam màu đa sắc thái, mới hôm qua tốt, hôm nay gặp lại, lại chỉ nhận được vài câu trách móc, đứng xa tôi ra một chút, hôi quá, ăn xin phải biết điều chứ…?
Ừm ăn xin cũng phải biết điều và lịch sự chứ cháu nhỉ, muốn cảm ơn mà thành ra mình bị thành người có lỗi. Xã hội này đôi khi cũng buồn cười thế đấy cháu ạ.
Thực tôi cũng chẳng biết nói thế nào nữa, tôi đành hỏi qua chuyện khác. Thế gần tết rồi khi nào cụ sẽ về nhà?
Cụ bảo: Nhà ư, giờ tôi làm gì có nhà mà về nữa hả cháu, cái làng chài thì nhà cũng chỉ là cái mái nhà dựng tạm bợ liêu xiêu, có gì ở đó nữa đâu hả cháu. Tết giờ tôi ở đây, ở trong khu dưới chân cầu ấy, người ta lấy tôi 4 trăm nghìn tiền phòng, coi như có chỗ tá túc, chứ về nhà mà chẳng có nhà, có ai thân thích thì về làm gì bây giờ hả cháu!
Vậy ai sẽ nhang khói cho tổ tiên, cho anh con cụ mấy ngày tết này? À thì nhờ vài người hàng sóm đi thắp cho nó nén nhang, ở đây tôi cũng cúng nó mà, đói khổ sống chung nào dám bỏ nó một mình lạnh lẽo….
Ừm ăn xin cũng phải biết điều và lịch sự chứ cháu nhỉ |
Phủi mông đứng dậy bắt tay cảm ơn cụ, đưa thêm cụ vài đồng ăn tối gọi là có cho đời thêm vui. Cụ nói vói với tôi, khi nào rảnh qua đây ngồi nói chuyện cháu nhé, chứ chẳng có ai nói chuyện cũng buồn lắm cháu ạ “nếu cháu không ngại” (cụ nói thêm).
Tết rồi, có người được xum vầy, có người được hạnh phúc, nhưng hình như ở nơi nào đó vẫn có những mảnh đời như cụ, một mình cô đơn không còn ai thân thiết nữa. Thế nên nếu bạn đang có cuộc sống tốt hơn cụ, hãy mạnh dạn mà sống tiếp bạn nhé! Và tôi cũng vậy.
Ps: Ai giúp cụ xin đến: Chân cầu Thăng Long, đường rẽ lên cầu (đường dành cho xe máy) cạnh trung cư Ecohome, Ngã tư đèn xanh đèn đỏ.
Thời gian cụ ngồi từ 7h-10h đêm